Nước Việt Nam có 54 dân tộc anh em, mỗi dân tộc đều có trang phục truyền thống riêng. Những bộ trang phục đều mang nét đẹp và ý nghĩa khác nhau về cả truyền thống, văn hoá và cả phong tục tập quán. Trong số đó, có một số trang phục nổi bật, gây ấn tượng trong mắt bạn bè quốc tế.
Hãy cũng ”thu mua vải tồn Toàn Thắng” điểm qua Top 10 trang phục dân tộc nổi bật nhất Việt Nam trong bài viết dưới đây nhé!
Nội dung bài viết
- Trang phục truyền thống dân tộc Kinh
- Trang phục dân tộc Kinh ở một số vùng miền
- Trang phục dân tộc Thái
- Trang phục truyền thống của dân tộc H’Mông
- Trang phục dân tộc Chăm
- Trang phục truyền thống của dân tộc Mường
- Trang phục dân tộc Ba Na
- Trang phục truyền thống của dân tộc Tày
- Trang phục dân tộc Ê đê
- Trang phục truyền thống của dân tộc Thổ
- Lời kết
Trang phục truyền thống dân tộc Kinh
Đứng đầu danh sách chắc chắn sẽ là bộ áo dài truyền thống của dân tộc Kinh nói riêng và của Việt Nam nói chung. Đây là bộ trang phục mang linh hồn và dáng dấp của nước Việt ta. Áo dài truyền thống được thiết kế gồm áo dài xẻ thành 2 tà trước và sau kết hợp với quần dài đến chấm gót chân. Chất liệu được dùng chủ yếu là vải lụa hoặc vải trơn, cổ tròn hoặc cổ đứng, hoạ tiết trang trí thì vô cùng đa dạng.
Bộ áo dài truyền thống được may khéo léo ôm sát cơ thể để có thể tôn lên vẻ đẹp dịu dàng và đằm thắm của người phụ nữ Việt Nam. Vậy nên khi mặc trang phục này lên rất đẹp, kín đáo, e lệ nhưng lại vô cùng cuốn hút.
Trang phục dân tộc Kinh ở một số vùng miền
Ngoài áo dài truyền thống thì ở một số vùng miền của dân tộc Kinh có 1 số trang phục cũng rất đặc sắc và nổi bật.
Áo tứ thân là trang phục truyền thống biểu tượng cho các tỉnh đồng bằng sông Hồng, được gắn liền với những làn điệu dân ca quan họ, những câu hát trao duyên của những bậc liền anh, liền chị. Trang phục này được thiết kế gồm áo khoác dài có 4 tà được kết hợp với áo yếm và váy dài hơi xoè, màu sắc đa dạng.
Áo bà ba cũng là trang phục truyền thống của người Kinh và được sử dụng phổ biến hơn ở khu vực phía Nam. Bộ đồ này đem lại sự giản dị mà gần gũi, thân thương. Thiết kế của áo bà ba khá đơn giản, với áo bà ba được may chiết eo phối với quần lụa dài ống rộng. Tuy bộ trang phục này khá đơn giản nhưng nó lại tôn lên được vẻ đẹp nhẹ nhàng của người phụ nữ vùng sông nước.
Trang phục dân tộc Thái
Dân tộc Thái là 1 trong 53 dân tộc thiểu số của Việt Nam, họ sống rải rác ở nhiều vùng miền khác nhau. Dân tộc Thái lại được chia ra thành 2 nhóm là: Thái trắng bà Thái đen. Tuy có những văn hoá, phong tục tập quán khác nhau nhưng họ có nhiều điểm chung trong trang phục truyền thống.
Trang phục của người phụ nữ Thái khá thanh thoát toát lên được nét đẹp dịu dàng của người con gái Thái. Một bộ trang phục tuyền thống của dân tộc Thái khá là cầu kì, bao gồm: áo ngắn, áo dài, váy, thắt lưng, khăn, nón, xà cạp, xà tích, vòng cổ, vòng tay và các loại bông tai. Áo được may khéo léo ôm sát cơ thể, theo kèm váy áo là thắt lưng, khăn Piêu cùng một số loại trang sức bằng bạc càng làm toát lên vẻ đẹp xinh xắn của người phụ nữ Thái.
Trang phục truyền thống của dân tộc H’Mông
Trang phục truyền thống của dân tộc H’Mông rất cầu kì và sặc sỡ. Chúng thường làm bằng vải lanh với nhiều hoa văn cầu kì và màu sắc vô cùng đa dạng. Một bộ trang phục hoàn chỉnh bao gồm: áo xẻ cổ, váy xòe xếp ly, mũ đội đầu và xà cạp. Nữ phục của người H’Mông thường được đính kèm các đồng xu, chuỗi hạt trên trang phục để tăng tính thẩm mỹ cũng như thể hiện các ý chí tâm linh truyền thống của dân tộc.
NgườI H’Mông cũng có nhiều nhóm và trang phục của họ cũng khác nhau. Trang phục người Mông Hoa và Mông Trắng thì hoa văn, hoạ tiết thổ cẩm chủ yếu tập trung trên lưng áo. Còn trang phục của phụ nữ Mông Đen, Mông Đỏ thì họa tiết lại được tập trung ở vùng tay áo và trước ngực. Váy của họ là loại váy xòe xếp ly, đai thắt lưng dài có màu nổi bật như hồng, xanh, … Đi kèm với váy là xà cạp cũng được thiết kế tỉ mỉ với những đồng xu bạc đươch gắn trang trí.
Trang phục dân tộc Chăm
Trang phục của dân tộc Chăm không được sặc sỡ như những bộ nữ phục của các dân tộc khác. Với thiết kế không cầu kì, lộng lẫy nhưng với người phụ nữ Chăm thì bộ áo dài truyền thống này là thứ trang phục đẹp và thiêng liêng nhất. Một bộ trang phục hoàn chỉnh bao gồm: áo dài được may kín, không xẻ tà, phần dưới của áo được may vừa với những bước chân của người phụ nữ sao cho bước đi vừa phải và duyên dáng; váy kết hợp với áo thường cùng màu nhưng khác về độ đậm nhạt của vải.
Điểm đặc biệt của bộ trang phục này chính là chiếc thắt lưng được buộc chéo qua ngực và vòng quanh eo. Chúng được thiết kế nổi bật với tone vàng, hoạ tiết tỉ mỉ và óng ánh. Đi cùng với nó còn có khăn đội đầu vừa có thể che nắng mà vẫn toát lên vẻ duyên dáng.
Trang phục truyền thống của dân tộc Mường
Trang phục của người Mường khá đơn giản nhưng cũng rất độc đáo. Bộ trang phục này bao gồm: áo cánh khá ngắn, xe ngực và được thiết kế chui đầu; váy dài thường có màu nâu nhạt hoặc màu đen, cạp cao, ôm thâm trên; đầu váy và cạp váy được dệt thổ cẩm rất cầu kì. Phụ nữ Mường thường đội khăn màu xanh hoặc trắng, thêm vào đó còn có thắt lưng màu xanh lá.
Mặc dù trang phục của dân tộc Mường không quá cầu kì nhưng lại vô cùng thanh thoát. Họ có những quan niệm riêng về cái đẹp và nó được thể hiện ngay trên những bộ trang phục truyền thống của họ.
Trang phục dân tộc Ba Na
Bộ nữ phục của dân tộc Ba Na được xem là hơi thở đại ngàn của núi rừng Tây Nguyên. Với thiết kế chui đầu kết hợp với váy quấn quanh thân dưới. Hoạ tiết trên trang phục được lấy cảm hứng từ trời đất (màu vàng tượng trưng cho ánh sáng của mặt trời, màu đen tương trưng cho đất), âm dương, … nên thường có hình đối xứng nhau chạy dọc theo trang phục, tạo cảm giác gần gũi với thiên nhiên đại ngàn.
Trang phục truyền thống của dân tộc Tày
Trang phục của dân tộc Tày cũng rất đơn giản với 1 sắc chàm, điều đặc trưng là những hoạ tiết hoa văn trên vải củ họ. Bộ trang phục tuy đơn giản nhưng khi mặc lên lại đem lại vẻ đẹp thuần khiết rất riêng của người Tày. Một bộ trang phục truyền thống này bao gồm: áo màu chàm, khăn mỏ quạ, áo năm thân có thắt lưng, vòng cổ, vòng tay, vòng chân bằng bạc trắng.
Trang phục dân tộc Ê đê
Người phụ nữ Ê đê tạo ra những trang phục truyền thống của họ bằng cách sử dụng khung dệt cổ truyền để dệt vải. Họ dệt ra những tấm vải rồi từ những tấm vải đó làm ra váy, áo, khố, mền hoặc địu… thông qua kỹ thuật khâu viền và khâu đáp. Điểm đặc biệt là trang phục này có thể dùng cho cả Nam và Nữ với nhiều kiểu mặc khác nhau như: choàng, quấn, chui, xỏ.
Váy và áo đều được làm từ vải sợi bông xe xăn và được nhuộm màu xanh chàm ngả đen. Trên nền váy và áo bao giờ cũng có vài dải hoa văn dệt với bố cục nằm ngang trục thân. Màu chủ đạo của hình họa tiết và những đường diềm trang trí thường là màu đỏ, trắng, vàng. Người Ê Đê phân váy, áo thành từng loại như: miêng dec, miêng bơng, miêng kdruêc piêk, ao Jik, ao dec, ao dêc kuư, k grưh, ao băl…dựa vào số lượng và chất lượng các dải hoa văn trên váy, áo.
Trang phục truyền thống của dân tộc Thổ
Trang phục truyền thống của người Thổ xưa và nay đã thay đổi rất nhiều. Đồng bào Thổ cả nam và nữ ăn mặc khá giống với người Kinh, đặc biệt là lứa tuổi thanh niên và trung niên. Chỉ còn những người cao tuổi còn mặc y phục truyền thống trong những dịp đặc biệt như lễ tết, hay công việc đặc biệt quan trọng như đám ăn hỏi, đám cưới… . Tuy đã có sự giao thoa và thay đổi về trang phục nhưng người Thổ vẫn rất ý thức về trang phục của mìnhđể có thể lưu giữ những trang phục cổ truyền của dân tộc mình, vừa tạo nên sự phong phú và đa dạng về trang phục.
Váy của người Thổ gồm có ba phần: Gấu váy màu đỏ sẫm hoặc trắng, thân váy màu chàm, đen có các đường kẻ ngang và chân váy cũng được trang trí những hoa văn thổ cẩm hình thoi đơn giản. Kết hợp với áo, khăn đội đầu hình vuông màu trắng, thắt lưng màu xanh hoặc đỏ.
Lời kết
Vừa rồi thu mua vải Toàn Thắng đã giới thiệu đến bạn top 10 trang phục dân tộc đẹp và nổi bật nhất Việt Nam. Bạn có ấn tượng với bộ trang phục nào nhất, hãy comment cho chúng mình biết với nhé!
Tham khảo ngay:
Hướng Dẫn Cắt May Áo Sơ Mi Nam