Kỹ Thuật Cắt Vải Ngành May

Công nghệ may mặc và thời trang ngày càng phát triển. Để tạo nên một sản phẩm hoàn chỉnh cần phải trải qua rất nhiều quá trình. Trong đó công đoạn cắt vải là một trong những kỹ thuật đòi hỏi sự tỉ mỉ và trình độ chuyên môn cao. Hãy cùng Thu Mua Vải Toàn Thắng tìm hiểu về Kỹ thuật cắt vải qua bài viết dưới đây.

kỹ thuật cắt vải ngành may
Hình Ảnh người thợ đang thao tác kỹ thật cắt vải của mình rất chuyên nghiệp

Kỹ thuật cắt vải ngành may diễn ra như thế nào?

Mỗi một sản phẩm may mặc sẽ được tạo thành từ nhiều chi tiết. Trước khi kết nối các chi tiết thành những trang phục hoàn chỉnh, người ta sẽ tiến hành cắt vải thành những hình dáng khác nhau. Đây là những bộ phận để tạo nên một sản phẩm may mặc. Vì vậy, trước công đoạn may, vải sẽ được đo và cắt theo nhiều hình dạng và bộ phận phù hợp nhất. Công  đoạn cắt vải sẽ gồm những bước dưới đây:

Trải vải là bước đầu tiên trong kỹ thuật cắt vải

Đa phần các xưởng may gia công sẽ thực hiện quá trình trải vải bằng phương pháp thủ công. Còn nhưng nhà máy lớn, việc trải vải còn có sự hỗ trợ từ các loại máy móc. Vải sẽ được trải lên bàn cắt, sau đó người ta sẽ trải sơ đồ lên bàn để xác định được chiều dài của sơ đồ để đảm bảo các lớp vải không bị ngắn hơn so với chiều dài sơ bộ.

Trải vải là bước đầu tiên trong khâu kỹ thuật cắt vải
Hình Ảnh Cho Thấy Trải vải là bước đầu tiên và quan trọng trong khâu kỹ thuật cắt vải

Tuỳ theo các loại vải và quy trình kỹ thuật của các xưởng vải sẽ có độ dài nhiều hơn sơ đồ mỗi đầu vải. Số lớp vải cần trải sẽ được tính toán từ trước theo số liệu và máy móc của xưởng. Khi trải vải nên chú ý giữ cho cho các mép vải bằng nhau, sợi vải luôn thẳng và song song với biên. Đối với những loại vải caro xưởng may cần phải giữ thẳng các sọc ngang và sọc dọc cho cân đối.

Xem thêm dịch vụ thanh lý vải quần áo cũ tồn tại đây

Đánh dấu vị trí lỗi và trải sơ đồ

Để thuận tiện cho xưởng may cần tìm chi tiết lỗi sau khi cắt lỗi sau khi cắt thì quá trình trải cần đánh dấu ở những vị trí lỗi bằng cắt đặt giấy vào đó. Sau khi trải đủ các lớp theo yêu cầu, công nhân sẽ trải sơ đồ lên trên cùng, cần điều chỉnh cho biên chính của sơ đồ trùng với biên chính của vải. Đơn vị may nên cố định sơ đồ lên bàn vải để tiến hành cắt vải.

Cắt vải

Công đoạn cuối cùng là người thợ kỹ thuật cắt vải đó là cắt vải. Công nhân sẽ sử dụng các thiết bị cắt chi tiết của sản phẩm để xoá phấn định hình trên bề mặt của vải như cắt phá, cắt gọt, cắt vòng.

Cắt vài là công đoạn đòi hỏi kỹ thuật cao
Hình Ảnh Cho Thấy Cắt vài là công đoạn đòi hỏi kỹ thuật cao của người thợ cắt chuyên nghiệp

Yêu cầu về kỹ thuật cắt vải như thế nào?

Khi đã tìm hiểu về quy trình và kỹ thuật cắt vải, những yêu cầu về kỹ thuật cắt vải cũng được mọi người rất quan tâm. Dưới đây là những yêu cầu về kỹ thuật của công đoạn cắt vải

Yêu cầu kỹ thuật của công đoạn trải vải

Trải vải là công đoạn tạo ra vải bàn vải nhằm đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật đúng chiều dài và chiều rộng, trùng khớp với sơ đồ giác và đảm bảo số lớp vải đủ theo kế hoạch sản xuất. Nhân viên trải vải dựa vào bảng hướng dẫn sử dụng nguyên và phụ liệu, các tiêu chuẩn và quy trình trải vải cắt của mã hàng đó.

Cần đảm bảo kỹ thuật trải vải thẳng và vuông góc
Hình Ảnh Cho Chúng Ta Thấy khâu trải vải Cần đảm bảo kỹ thuật trải vải thẳng và vuông góc

Đối với những mặt hàng may mặc truyền thống của công ty có độ co giãn lớn cho nên phải tháo dỡ vải ra khỏi cuộn vải trong thời gian khoảng 24 giờ. Để quy trình cắt vải diễn ra hoàn chỉnh, cần đảm bảo yêu cầu về kỹ thuật trải vải. Yêu cầu trải êm phẳng, không bị trùng ngang, mặt phải của lớp vải trải dài phải ở phía trên, đặt mép vải liên tiếp trùng nhau. Khi trải xong, đặt sơ đồ lên mặt cắt, chú ý kiểm tra lại kích thước của bàn vải sao cho độ dư đầu sơ đồ với độ dự bàn đầu.

Đối với vải dệt kim, khi trải vải cần phải ghim mép vải thành nhiều lớp dưới của mặt bàn sao cho thẳng kẻ và mặt vải không bị nhăn hay so lo. Nên chú ý trải các lớp tiếp theo thẳng hàng kẻ, trong quá trình trải luôn luôn so kẻ và ghim thẳng đường kẻ. Sau khi đã trải thành một lớp, người ta sẽ dùng đến những đoạn dây để trên các gióng kẻ để đảm bảo kẻ thẳng hàng hơn.

Xem thêm dịch vụ thu mua dây khóa kéo các loại ngành may tại đây

Yêu cầu kỹ thuật của công đoạn cắt vải

Quy trình cắt vải gồm nhiều công đoạn khác nhau. Trong đó cắt vải là công đoạn quan trọng nhất nên kỹ thuật cũng đòi hỏi kỹ càng và cao hơn. Để cắt các chi tiết lớn nhỏ một cách chính xác, cần chú ý đến những điều như sau:

Kiểm tra trước khi cắt vải

Thợ cắt vải cần phải kiểm tra đầy đủ những mục dưới đây để có thể thực hiện quy trình cắt vải hiệu quả nhất:

  • Kiểm tra mẫu sơ đồ cắt khi thực hiện công đoạn trải vải.
  • Kiểm tra bàn cắt về chiều rộng và chiều ngang.
  • Khi trải vải cần kiểm tra số lượng vải sau khi trải.
  • Kiểm tra độ đứng thành của ba cạnh.
  • Cần kiểm tra độ êm phẳng của bàn vải.
  • Cuối cùng sẽ kiểm tra các tập bán thành phẩm sau khi cắt vải.
Người thợ Kiểm tra trước khi cắt vải
Hình Ảnh Người thợ Kiểm tra trước khi cắt vải

Các yêu cầu đối với cắt vải dọc kẻ

Nên chọn những cây vải có chu kỳ đều nhau để cắt trên trên một mặt phẳng. Đồng thời, thợ cắt vải cần xác định đường tâm, căng dây trải vải và máy rọi để đảm bảo đường kẻ luôn ở trung tâm. Đối với những loại tay áo được cắt đối nhau nên kẻ thân trước và thân sau đối nhau. Ở những vị trí cắt túi, nẹp trên sao cho đường kẻ phải trùng với thân, nếu đường kẻ bị lệch cần phải xếp lại.

Yêu cầu đối với đường cắt kẻ ngang

Thợ cắt cũng nên chọn những cây vải có chu kỳ kẻ đều nhau để có thể thuận tiện cắt trên một mặt phẳng. Gấu áo cắt phẳng cắt theo kẻ không gấp. Sau khi cắt, cần chỉnh lại thân sau của tay áo sao cho kẻ đến điểm nách ở thân sau. Ở những điểm nách áo có cùng một loại kẻ để đảm bảo cho sườn áo hai thân đối với nhau. Tay áo cần cắt đối với nhau.

Các thiết bị người thợ sử dụng trong kỹ thuật cắt vải

Để quá trình kỹ thuật cắt vải được diễn ra tốt hơn, các thiết bị sử dụng cần được đảm bảo đầy đủ. Thông thường sẽ có 2 thiết bị chính cần dùng đó là máy trải và máy cắt.

Máy trải

Hiện nay, máy trải được sử dụng rất nhiều trong các xưởng may, xí nghiệp. Máy trải là một thiết bị phòng cắt được sử dụng khá lâu đời và cần đến sự hoạt động của nhiều công nhân một lúc để kiểm soát tốt chất lượng và tạo ra sản phẩm ưng ý nhất. Máy trải giúp tiết kiệm thời gian và công sức của người lao động, giúp quá trình trải vải diễn ra nhanh chóng và thuận tiện cho kỹ thuật cắt vải của người thợ được tốt nhất.

Máy trải thủ công được sử dụng rộng rãi tại các xưởng may hiện nay
Hình Ảnh Cho Thấy Máy trải thủ công được sử dụng rộng rãi tại các xưởng may hiện nay

Xem thêm dịch vụ thu mua chỉ may thanh lý tại đây

Máy cắt vải

Máy cắt vải là thiết bị thông dụng có công dụng chính là cắt một khối lượng vải lớn và góp phần đẩy cao năng suất lao động. Cũng giống như cá loại máy móc và thiết bị khác máy cắt vải cũng hỗ trợ người dùng tối đa trong việc may mặc.

Hiện nay, có rất nhiều loại máy cắt vải khác nhau như loại cầm tay hay loại tự động. Với những xưởng sản xuất lớn thường sẽ sử dụng máy cắt vải laser được vận hành bằng những thao tác vẽ được thiết kế trên yêu cầu của máy tính. Loại máy cắt này giúp người dùng tiết kiệm được thời gian và công sức, mang đến những đường cắt chính xác nhanh chóng.

Máy cắt vải hỗ trợ quá trình cắt vải diễn ra nhanh chóng và chính xác
Hình Ảnh cho chúng ta thấy Máy cắt vải hỗ trợ quá trình cắt vải diễn ra nhanh chóng và chính xác

Trên đây là những thông tin về kỹ thuật cắt vải của thợ cắt vải và những yêu cầu về kỹ thuật khi thực hiện công đoạn này. Hãy theo dõi Thu Mua Vải Toàn Thắng để đón đọc nhiều bài viết hay và bổ ích nhé!

Xem thêm một số bài viết ngành may sau đây:

Quy Trình cắt vải là gì? cắt vải có mấy công đoạn

Máy cắt vải là gì? đặc điểm cấu tạo và nguyên lý hoạt động

vải jeans là gì?

Máy cắt vải là gì? Đặc điểm cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy

Máy cắt vải đã là một cái tên rất quen thuộc đối với ngành dệt may. Đây là thiết bị quan trọng trong dây chuyền sản xuất cùng với rất nhiều ưu điểm nổi trội. Chính vì nó đã trở thành thiết bị không thể thiếu trong các cơ sở sản xuất ngành may mặc. Để tìm hiểu rõ hơn về thiết bị này hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của ”Thu Mua Vải Toàn Thắng”.

máy cắt vải
Hình Ảnh Máy Cắt Vải Bạn Nên Biết

Máy cắt vải là gì?

Máy cắt vải là một loại máy có công dụng cắt khối lượng lớn vải để tăng năng suất lao động cho người sử dụng. Thiết bị này đã thay thế hoàn toàn việc cắt thủ công và đã trở thành một công cụ không còn xa lạ gì đối với ngành may. Đa số các doanh nghiệp may mặc lớn nhỏ đều máy dùng để cắt vải công nghiệp.

máy cắt vải
Hình Ảnh Máy cắt vải là công cụ dùng để cắt vải với số lượng lớn cắt được nhiều lớp vải một lần

Hiện nay các công ty sản xuất có thể sử dụng máy cắt vải tự động hoặc là bán tự động. Đối với máy tự động sẽ thực hiện cắt vải dựa vào thiết kế theo yêu cầu của máy vi tính. Nói chung mọi hoạt động sẽ được tự động hóa mà không cần sự can thiệp của con người. Từ đây sẽ giúp những khối vải lớn được cắt ra cùng một lúc mà không bị xơ.

Xem thêm dịch vụ thu mua vải balo túi xách tại đây

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy cắt vải

Để phục vụ cho công việc trong ngành may mặc, máy dùng để cắt vải được cấu tạo từ các bộ phận sau:

  • Lưỡi cắt có cấu tạo dạng răng kép đi ngược hoặc lưỡi cắt vòng tròn đa giác với kích thước khoảng 100mm cho đến 200mm.
  • Đá mài nằm ở phía sau máy.
  • Hệ thống rửa lưỡi sau mỗi lần thực hiện cắt vải.
  • Hệ thống cơ điện lên tới 220Vol và công suất từ 100W đến 500W tùy loại máy cũng như model.
  • Hệ thống giá đỡ và chân đỡ bộ máy chính.

Nguyên lý hoạt động của máy cắt vải được thực hiện dựa trên 2 nguyên tắc cơ bản đó là:

  • Loại máy cắt đứng sử dụng nguyên tắc lưỡi cắt với dạng răng cưa nhưng cho 2 lưỡi cắt đi ngược chiều nhau.
  • Loại máy dùng cắt vải mỏng sẽ thực hiện nguyên tắc sử dụng các loại máy cắt lưỡi dạng vòng tròn đa giác.
  • Máy dùng để cắt vải thường được sử dụng trong ngành may mặc
Máy cắt vải đang cắt
Hình Ảnh Máy dùng để cắt vải thường được sử dụng trong ngành may mặc

Phân loại máy cắt vải công nghiệp

Trong công nghiệp thiết bị cắt vải có 2 loại chính đó là máy tự động và bán tự động, cụ thể như sau.

Máy cắt tự động

Đây là loại máy có thể hoạt động hoàn toàn tự động, bạn chỉ cần đưa bản thiết kế vào trong máy thì vải sẽ được cắt theo bản vẽ. Đối với máy cắt vải tự động cũng có nhiều loại khác nhau như:

Máy cắt Laser

Đây là loại máy cắt tự động được sản xuất bởi công nghệ Laser tiên tiến bậc nhất hiện nay. Máy hoạt động bằng tia Laser nên đường cắt rất mịn, đẹp, đặc biệt là còn hoàn toàn tự động. Điều này sẽ giảm được nguy hiểm cho người vận hành máy.

Máy cắt bằng tia nước

Máy cắt vải bằng tia nước có khả năng cắt vải bằng các tia nước ở áp suất cao. Cơ chế hoạt động sẽ là một tia nước mịn sẽ đưa qua vòi phun với tốc độ rất lớn để cắt các lớp vải. Phần đầu phun có áp lực cao nên hoạt động như công cụ cắt rất hiệu quả khi va chạm với vật cần cắt.

máy cắt vải tự động hóa
Hình Ảnh máy cắt vải tự động hóa cắt được số lượng lớn

Xem thêm dịch vụ bán vải lót túi giá rẻ tại đây

Máy cắt bán tự động

Các xí nghiệp vừa và nhỏ thường sử dụng máy cắt vải bán tự động. Lý do là vì giá thành rẻ, dễ sử dụng với đáp ứng nhu cầu cắt số lượng vải không quá lớn, nó gồm 2 loại phổ biến như sau.

Máy cắt cầm tay

Đây là loại máy dùng để cắt vải có kích thước nhỏ gọn vừa với tay của người sử dụng. Máy có thể cắt được nhiều lớp vải cùng lúc và đường cắt cũng rất mịn đẹp. Tuy nhiên để máy hoạt động cần có bàn tay khéo léo của người thợ để cắt vải theo đúng yêu cầu.

Máy cắt đứng

Máy cắt vải đứng có công suất lên tới 1000W thường được sử dụng trong các công ty xí nghiệp vừa hoặc nhỏ. Khi sử dụng bạn có thể cắt được nhiều lớp vải cùng lúc để phục vụ cho công việc của mình.

Lợi ích của máy cắt vải

Thiết bị dùng để cắt vải công nghiệp mang đến rất nhiều lợi ích, do đó ngày càng được sử dụng phổ biến hơn.

Cắt vải nhanh chóng

Quá trình cắt vải được đẩy nhanh nhờ vào máy cắt vải. Nếu như trước đây phải dùng cách thủ công để cắt các tấm vải thì giờ đây việc cắt vải trở nên nhanh chóng, dễ dàng hơn rất nhiều. Điều đã giúp sản lượng công việc đạt hiệu quả cao vì cắt được nhiều loại vải với số lượng lớn cùng lúc. Bên cạnh đó sẽ cắt vải với độ chính xác cao, đường cắt mịn hơn để đảm bảo chất lượng sản phẩm giúp việc may hiệu quả hơn.

máy cắt giúp việc cắt vải nhanh hơn
Hình Ảnh người thợ đang cắt vải nhanh và đẹp

Tiết kiệm nguồn nhân lực

Việc cắt vải cũng trở nên thuận tiện hơn nhờ vào máy cắt nên không cần phải sử dụng nhiều nguồn nhân lực như trước nữa. Hiện nay chỉ cần có người đứng máy để vận hành là đã có thể cho ra được những tấm vải có hình dạng theo ý muốn nên rất tiết kiệm công sức lao động. Không những thế việc cắt được vải số lượng lớn cũng giúp rút ngắn thời gian cắt vải để tăng hiệu quả công việc.

Xem thêm các xưởng cắt may gia công tại tphcm tại đây

Đảm bảo chất lượng sản phẩm

Máy cắt vải giúp tăng độ chính xác trong việc xử lý vải theo mục đích sử dụng. Trong quá trình may dệt cần nhiều mẫu vải có kích thước khác nhau, khi sử dụng máy sẽ mang lại độ chính xác cao. Bên cạnh đó các đường cắt cũng mịn hơn để nâng cao chất lượng sản phẩm khi đưa vào may dệt. Đây chính là sự lựa chọn của các công ty xí nghiệp may để đảm bảo được chất lượng của sản phẩm.

máy cắt vải cầm tây
Hình Ảnh Máy Cắt vải cầm tay mới và nó đảm bảo Chất lượng sản phẩm khi sử dụng máy cắt

Chọn máy cắt vải cần dựa vào tiêu chí nào?

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều máy dùng để cắt vải khác nhau. Nhiều người vẫn chưa biết cách chọn loại máy nào cho phù hợp, vậy hãy dựa vào những tiêu chí đưa ra dưới đây.

Công suất của máy

Tùy vào khối lượng vải cần cắt và loại vải dày hay mỏng để chọn máy cắt vải cho phù hợp. Nếu những loại vải dày như vải nỉ hoặc vải làm salon bạn nên chọn máy có công suất từ 250W – 350W. Trường hợp bạn đang cần cắt các loại vải mỏng như vải ren, vải cotton, vải thun nên chọn máy có công suất khoảng 100W là hợp lý nhất.

Xem thêm dịch vụ mua bán phụ liệu ngành may mặc tồn kho tại đây

Số lượng vải cắt được trong 1 lần

Khi lựa chọn máy để cắt vải bạn cũng cần chú trọng đến yếu tố số lượng vải cần cát trong một lần. Bạn có thể ước chừng khoảng ít nhất 80% số lượng vải để mua máy phù hợp. Trường hợp cắt số lượng 10 – 15 lớp vải có thể sử dụng dòng máy cầm tay. Nếu nhu cầu cắt cao hơn nhiều lần từ 100 đến 300 lớp nên sử dụng máy cắt vải tự động có công suất từ 550W – 1000W.

máy cắt vải được cài sẵn các thông số
Hình Ảnh máy cắt vải rất hiện đại tự động hóa 100% Nên lựa chọn máy để cắt vải theo các tiêu chí phù hợp

Tần suất sử dụng máy

Tần suất sử dụng máy để cắt vải cũng là tiêu chí quan trọng để lựa chọn thiết bị cho phù hợp. Bạn nên sử dụng máy hợp lý để máy có hiệu suất làm việc tốt, đảm bảo độ bền trong thời gian dài. Nếu máy cầm tay sử dụng khoảng 4 tiếng/ 1 ngày sẽ có tuổi thọ cao. Đối với máy đứng cắt công nghiệp có thể sử dụng từ 8 đến 10 tiếng/ 1 ngày mà vẫn đáp ứng được nhu cầu công việc.

Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết về máy cắt vải, đây là một thiết bị cần thiết trong ngành may mặc. Thu Mua Vải Toàn Thắng mong rằng đã giúp bạn hiểu hơn về loại máy hữu ích này.

Xem thêm một số bài viết tin tức các chợ vải và vải ký là gì? hay sau đây:

Chợ vải phú thọ hòa

Chợ vải tân bình

Tốp 13 chợ vải nổi tiếng nhất tphcm

Vải ký là gì?

Vải sợi nhân tạo là gì? Công nghệ sản xuất vải nhân tạo

Vải sợi nhân tạo đang là loại vải được nhiều người quan tâm. Bởi vì loại vải này có nhiều công dụng và tính năng đặc biệt nên được sử dụng rất rộng rãi. Trên thị trường có rất nhiều loại vải khác nhau, trong đó vải sợi nhân tạo được nhiều người biết đến. Loại vải này có rất nhiều ưu điểm trong các lĩnh vực đời sống. Để có thể hiểu rõ hơn về vải nhân tạo và quy trình sản xuất hãy theo dõi thông tin được chia sẻ ở bài viết dưới đây của Thu Mua Vải Toàn Thắng.

Hình Ảnh vải sợi nhân tạo
Hình Ảnh vải sợi nhân tạo được chất đống

Vải sợi nhân tạo là gì?

Vải sợi nhân tạo được tạo ra là các polyme cellulose trong các loài thực vật có chứa hàm lượng cellulose như cây gỗ, cây gai dâu, cây bông,… Dù được tạo nên từ nguyên liệu tự nhiên nhưng đã được xử lý theo quy trình để sợi vải được tạo thành có tính chất nhân tạo nhiều hơn. Đây là loại vải sợi được đánh giá cao về độ dẻo dai, bền đẹp, khả năng chống mốc, chống ẩm tốt.

Vải sợi nhân tạo ngày càng được sử dụng rộng rãi
Hình Ảnh Vải sợi nhân tạo ngày càng được sử dụng rộng rãi

Chất liệu chính để làm vải sợi nhân tạo là các loại gỗ, tre, nứa có hàm lượng cellulose cao. Đó là những nguyên liệu ban đầu được hòa tan trong các chất hóa học để tạo thành sợi vải. Trong đó sợi tổng hợp là nhóm lớn hơn được là từ polyme không xuất hiện trong tự nhiên mà thay vào đó được sản xuất hoàn toàn trong nhà máy hóa chất.

Xem thêm dịch vụ mua vải khúc các loại giá cao tại đây

Nguồn gốc của vải sợi nhân tạo

Nhà khoa học người Thụy Sĩ tên là Audemars đã được cấp bằng sáng chế vào năm 1855 trong việc tìm kiếm ra tơ nhân tạo. Nhà khoa học này đã hòa tan lớp vỏ xơ bên trong cây dâu tằm, sau đó biến đổi nó về mặt hóa học để tạo ra xenlulo rồi kéo thành sợi.

Một thời gian sau, năm 1889 một nhà hóa học người Pháp tên là Hilaire de Chardonnet là người đầu tiên đưa vải sợi nhân tạo vào sản xuất thương mại. Sau đó 2 năm ông đã xây dựng nhà máy đầu tiên tại Besancon nước Pháp mang tên Rayon, chính thức khẳng định danh tiếng là cha đẻ của ngành công nghiệp Rayon. Khi sợi nhân tạo ra đời, các loại sợi tổng hợp cũng bắt đầu phát triển mạnh mẽ.

Công nghệ sản xuất vải nhân tạo

Vải sợi nhân tạo được sản xuất theo quy trình chuẩn để tạo ra sản phẩm chất lượng nhất. Trước tiên các nguyên liệu thô hay còn gọi là Cellulose sau khi được lấy từ thực vật sẽ được xử lý hóa học bằng cách hòa tan trong các chất như carbone disulfure, axit sulfurique, soude, muối sulfate.

Vải dệt từ sợi Nhân tạo
Hình Ảnh Các Cây vải được dệt từ sợi nhân tạo

Tiếp theo các nguyên liệu này sẽ được nung chảy trong quá trình gia nhiệt để tạo thành một chất lỏng dẻo. Chúng được nén qua các lỗ rất nhỏ bên trong vòi phun gọi là spinneret, từ đó các sợi được tạo ra được kéo thành sợi theo nhiều cách khác nhau như sợi khô, sợi ướt, sợi nóng chảy.

Cuối cùng là sợi vải nhân tạo được đem dệt và tạo thành vải sợi nhân tạo. Sợi vải được xử lý bằng thuốc nhuộm và các chất phụ gia hữu cơ để tăng khả năng gắn màu. Quá trình nhuộm vải sẽ sử dụng các loại thuốc nhuộm tổng hợp để tạo điều kiện cho sự bắt màu của thuốc nhuộm. Sau mỗi quá trình sẽ phải giặt vải để tách các hợp chất còn bám trên vải. Để hoàn thiện vải sẽ thực hiện wash vải để tăng độ bền chống ra màu.

Ưu điểm của vải sợi nhân tạo

Vải nhân tạo ngày càng được ưa chuộng và trở thành nguyên liệu sản xuất nhiều sản phẩm hữu ích trong đời sống. Dưới đây là những ưu điểm nổi bật của vải sợi nhân tạo.

Độ bền cao

Độ đàn hồi của các sợi nhân tạo rất cao nhờ vào sự liên kết chặt chẽ của các cấu trúc phân tử polyme. Vì vậy đã giúp cho sợi vải có độ bền cao, chịu được trọng lượng lớn. Người dùng có thể sử dụng để chứa đựng hoặc di chuyển các đồ vật nặng.

Độ mềm mịn

Nhiều người yêu thích vải sợi nhân tạo vì chúng rất mịn màng, thấm hút. Chỉ cần chạm tay vào bề mặt vải cũng có thể cảm nhận rõ nét. Chính ưu điểm này đã giúp sợi nhân tạo được sử dụng nhiều trong các ngành công nghiệp may mặc trong và ngoài nước.

Ưu điểm nổi bật vải từ sợi nhân tạo
hình Ảnh Cho Thấy Vải nhân tạo có rất nhiều ưu điểm nổi bật

Chống cháy hiệu quả

Những loại vải nhân tạo như Melamine, Modacrylic, Aramid có khả năng truyền nhiệt thấp, bắt lửa kém. Đặc biệt là melamine được đánh giá cao trong việc chống cháy hiệu quả khi đáp ứng được tiêu chuẩn đo lường. Do đó loại vải sợi này được ứng dụng trong việc sản xuất ghế ngồi máy bay và vật cản lửa.

Màu sắc đẹp

Vải sợi nhân tạo khi sản xuất ra sẽ có màu trắng tinh khiết nên không cần phải làm sạch, đây là ưu điểm nổi bật hơn so với sợi tự nhiên. Tùy vào mục đích sử dụng người ta sẽ nhuộm màu theo yêu cầu sao cho phù hợp nhất. Đa số các sợi nhân tạo đều bắt màu rất tốt nên màu sắc lúc nào cũng đẹp và tươi sáng.

Sợi nhân tạo bắt màu tốt nên trông rất bắt mắt
Sợi nhân tạo bắt màu tốt nên trông rất bắt mắt

Xem thêm dịch vụ mua vải ký ngành may giá cao tại đây

Các loại vải nhân tạo thông dụng nhất

Từ khi ra đời cho đến thời điểm hiện tại đã có rất nhiều vải sợi nhân tạo khác nhau, dưới đây là các loại thông dụng nhất.

Vải sợi Acrylic

Sợi Acrylic được sản xuất bằng quá trình polyme hóa và được sử dụng trong quy trình kéo sợi ướt và sợi khô. Đây là loại vải sợi có đặc điểm mềm, ấm giống len nên giữ đàn hồi tốt. Bên cạnh đó còn khô nhanh và chịu được hóa chất, dầu, ánh sáng mặt trời. Loại vải sợi này thường được sử dụng để sản xuất quần áo trẻ sơ sinh và hàng may mặc.

Vải sợi Bicomponent

Vải sợi nhân tạo Bicomponent được làm từ sợi nhân tạo rất mịn với khả năng tự phun và liên kết nhiệt với nhau. Vì vậy, chúng thường được sử dụng để phân phối đồng đều các chất kết dính, cán màng và các sản phẩm có thể tái chế nên rất để thân thiện với môi trường.

Vải sợi Rayon

Sợi nhân tạo Rayon là loại sợi xenlulo tái sinh khác được làm chủ yếu từ bột gỗ. Loại sợi này được tạo ra bằng cách phá vỡ các nguyên liệu tự nhiên thành dạng sợi xenlulo. Từ đó xử lý các sợi tái sinh thu được để tạo ra các đặc tính mong muốn cho nhiều mục đích sử dụng khác nhau. Loại vải Rayon được dùng để may quần áo vì độ độ bền cao, dễ làm sạch và đặc biệt là ít nhăn.

Cho Thấy Có rất nhiều loại vải nhân tạo khác nhau
Hình Ảnh Cho Thấy Có rất nhiều loại vải nhân tạo khác nhau

Vải sợi nhân tạo được ứng dụng như thế nào?

Hiện nay, vải nhân tạo ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực đời sống, cụ thể như sau.

Len sợi dệt

Các loại vải nhân tạo được xem là nguyên liệu chính của các nhà máy sản xuất dệt kim. Giờ đây nó đang được nghiên cứu và phát triển để có thể dần thay thế các loại len sợi tự nhiên như lông lạc đà hay lông cừu. Sản phẩm làm từ len sợi dệt có nhiều ưu điểm như khả năng đàn hồi tốt, giữ ấm hiệu quả, đa dạng màu sắc, nhanh khô, chống nấm,…

Thời trang

Vải sợi nhân tạo được dùng trong việc sản xuất nhiều mặt hàng thời trang như áp sơ mi, cà vạt, đồ nội y, quần áo ngủ, đồ sơ sinh, áo len,…Với những ưu điểm của mình, vải nhân tạo đã nhanh chóng trở thành nguyên liệu có mặt tại các nhà máy may mặc. Đồng thời các sản phẩm làm ra rất được người tiêu dùng yêu thích.

Cho Thấy Có rất nhiều loại vải nhân tạo khác nhau
Hình Ảnh Cho Thấy Có rất nhiều loại vải nhân tạo khác nhau

Xem thêm dịch vụ bán vải thun cotton tồn kho giá rẻ nhất tại đây

Đồ bảo hộ

Nhờ vào khả năng chống cháy, vải nhân tạo được ứng dụng trong việc sản xuất ra các đồ bảo hộ để bảo vệ sức khỏe cho những người làm trong môi trường nguy hiểm và độc hại. Sản phẩm được tạo ra như mũ quân sự, quần áo lính cứu hỏa, găng tay chịu nhiệt, vải lọc, vải thuyền buồm, dây cáp,…

Bài viết đã chia sẻ những thông tin hữu ích về vải sợi nhân tạo để bạn có cái nhìn rõ nét nhất. Hy vọng rằng với những chia sẻ vừa rồi của Thu Mua Vải Toàn Thắng đã giúp bạn hiểu rõ hơn về loại vải này.

Xem thêm một số bài viết ngành may tại đây:

Quy trình sản xuất sợi vải cotton

vải cotton là gì

vải poly là gì

Bật mí quy trình sản xuất sợi vải cotton chi tiết

Do nhu cầu ăn mặc của con người cùng với sự phát triển tiến bộ của xã hội hàng may mặc rất đa dạng và phong phú. Để có thể sản xuất ra những sản phẩm may mặc, phải trải qua nhiều quá trình và công đoạn khác nhau. Hãy cùng ”Thu Mua Vải Khúc giá cao Toàn Thắng” theo dõi bài viết dưới đây để xem sợi vải cotton là gì và quy trình sản xuất sợi vải cotton như thế nào?

Quy trình sản xuất sợi vải cotton
Hình Ảnh Quy trình sản xuất sợi vải cotton

Sợi Vải cotton là gì?

Sợi Vải cotton được xem là một chất liệu thông dụng và phổ biến hàng đầu hiện nay và được ứng dụng trong may mặc và thời trang. Bạn biết đố Vải cotton còn được được sử dụng trong sản xuất chăn ga gối. Đây là loại vải sợi tổng hợp được làm từ sợi bông tự nhiên hoặc trộn cùng với các loại sợi nhân tạo. Loại vải rất phổ biến được rộng rãi trong ngành thời trang hiện nay với có nhiều ưu điểm vượt trội như sau thấm hút mồ hôi tốt, thông thoáng, chống mài mòn, dễ nhuộm vải. 

Ngoài ra, loại vải này còn có đặc tính chống lại sự xâm nhập của bụi bẩn và các loại nấm mốc. Vải cotton được xem là một nguồn liệu tự nhiên, an toàn cho da và không gây dị ứng hay mẩn ngứa cho người sử dụng. Hiện nay, chất liệu các loại sợi cotton được phát triển khá đa dạng, bên cạnh nhưng chất liệu sợi cotton thuần khiết 100% thì chúng còn được kết hợp thêm số loại sợi khác để tăng được tính đàn hồi, có độ bền màu cao hơn và phù hợp với nhiều loại trang phục khác nhau. Vậy quy trình sản xuất sợi vải cotton như thế nào?

Vải cotton là chất liệu thông dụng được sử dụng phổ biến
Hình Ảnh Vải cotton là chất liệu thông dụng được sử dụng phổ biến

Quy trình sản xuất sợi vải cotton như thế nào?

Muốn có một tấm vải cotton đẹp thì chúng ta phải trải qua quy trình sản xuất sợi như sau.

Xử lý bông kéo sợi

Nguyên liệu chính để làm vải cotton chính là bông. Bông sẽ được vận chuyển từ các từ các cánh đồng hay từ các bên cung cấp bông và sẽ được vận chuyển đến nhà máy để sản xuất. Tại đây, bông sẽ được công nhân gỡ để chải để loại bỏ tạp chất rồi được kéo thành các sợi nhỏ. Hiện nay có 2 phương pháp kéo sợi phổ biến được sử dụng rộng rãi đó là:

Phương pháp Rotor hay còn gọi hệ thống OE

Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi nhất trong việc sản xuất các sản phẩm vải cotton. Phương pháp này tạo ra những sản phẩm có chất lượng trung bình hoặc thấp do độ dài sợi vải không đồng nhất và không được sắp xếp đồng đều. Quy trình sản xuất sợi theo phương pháp Rotor gồm những bước sau:

  • Làm sạch bông: Đây là bước giúp bông được loại bỏ được các loại tạp chất và hạt của cây bông còn dính lại ở trong bông.
  • Trộn bông: Nguyên liệu sẽ được trộn đều lên để tạo thành một một dạng búi rối.
  • Chải bông: Các búi bông sẽ được chải ra để tạo thành từng búi bông nhỏ với những sợi bông có độ dài bằng nhau. Những sợi bông quá ngắn sẽ bị loại bỏ.
  • Chuyển tới máy kéo sợi: Cái búi bông sau khi sẽ chải sẽ được chuyển đến máy để kéo sợi vải. Tại đây, bông sẽ được kéo thành sợi và tuỳ theo yêu cầu của sản xuất mà độ dày, độ xoắn, trọng lượng và mức độ đồng nhất của sợi bông sẽ được xác định. Các sợi bông sẽ đi ra từ lỗ nhả sợi của máy và được quấn vào các suất chỉ.
Xử lý sợi bông bằng phương pháp Rotor được sử dụng rộng rãi
Hình Ảnh Xử lý sợi bông bằng phương pháp Rotor được sử dụng rộng rãi

Xem thêm dịch vụ bán vải tồn giá rẻ nhất tại đây

Phương pháp kéo sợi bằng con quay

Quy trình sản xuất sợi bằng phương pháp kéo sợi với hệ thống con quay được sử dụng rộng rãi. Phương pháp này có ưu điểm là công suất sản xuất lớn hơn, tạo ra sợi vải có độ bền và mềm hơn so với phương pháp Rotor. Sợi vải được tạo ra bằng hệ thống con quay có chất lượng đồng đều và có độ dài lớn hơn. Thao tác thực hiện kéo sợi vải bằng cách này như sau:

  • Khuôn lôi sợi: Ở bước này, các sợi bông đến từ nhiều nguồn khác nhau sẽ được tổng hợp lại thành một thể đồng nhất. 
  • Máy kéo sợi: Không giống với phương pháp kéo sợi Rotor, sợi bông sẽ không đi ra từ nhổ nhả sợi, thay vào đó các búi bông sẽ được cho máy quay có tốc độ cao. Sau đó, các sợi vải sẽ được chuyển tới các con quay và được hoàn thành để chuyển tới suất chỉ.
Xử lý sợi bằng hệ thống con quay mang đến chất lượng sợi tốt hơn
Hình Ảnh Xử lý sợi bằng hệ thống con quay mang đến chất lượng sợi tốt hơn

Quá trình nhuộm sợi

Khi bông nguyên liệu sau khi được kéo thành từng sợi sẽ được mang đi nhuộm. Các sợi vải được nhuộm màu sẽ được dùng để dệt sợi ngang và sợi dọc. Thông thường trong các quá trình sản xuất sợi, khâu nhuộm sợi người ta sẽ tiến hành thành 3 bước như sau:

Bước 1: Bố trí sợi để bắt đầu nhuộm sợi vải

Hiện nay có 2 phương pháp phổ biến để tiến hành bố trí sợi dệt đó là theo cuộn dây hoặc theo tấm.

  • Bố trí theo cuộn dây thì các sợi dọc của vải cotton sẽ được xếp thành 1 bó lớn và cấu thành từ 300 đến 400 sợi. Tuỳ thuộc vào công suất của máy mà số lượng con sợi sẽ được bố trí 1 lần với số lượng khác nhau.
  • Trong cách bố trí theo tấm, các sợi dọc của vải sẽ được sắp xếp song song với nhau với khoảng cách mỗi sợi là 1mm. Tất cả, sợi vải sẽ được đặt trên một mặt phẳng gọi là tấm. Trên mỗi tấm sẽ chứa khoảng 300 đến 700 sợi vải tuỳ thuộc vào công suất của máy.
Bố trí sợi vải để nhuộm là việc quan trọng trong quy trình sản xuất sợi
Hình Ảnh Bố trí sợi vải để nhuộm là việc quan trọng trong quy trình sản xuất sợi

Bước 2: Xử lý sợi vải trước khi đem nhuộm

Các thao tác xử lý sợi vải để tiến hành đem nhuộm được diễn ra như sau:

  • Làm ướt: Trước tiên các sợi bông vải cần nhuộm sẽ được làm ướt toàn  bộ nếu không màu sắc sợi nhuộm thành phẩm sẽ không đều với nhau. Các nhà máy lớn sẽ có các chất làm ướt chuyên biệt.
  • Làm sạch: Trong quy trình sản xuất sợi, khâu làm sạch sẽ giúp sợi loại bỏ được các tạp chất như dầu mỡ, các chất hữu cơ, sáp hay những kim loại lẫn vào làm ảnh hưởng đến quá trình nhuộm. 
  • Thay đổi cấu trúc sợi: Tiếp theo, người ta sẽ tiến hành thay đổi cấu trúc tinh thể của sợi bông giúp chúng thấm hút tốt hơn và dễ nhuộm hơn. Quá trình này còn khiến sợi bông có độ bền màu cao hơn.

Bước 3: Quy trình sản xuất sợi – Nhuộm vải

Từ xa xưa đến nay, chàm đã được sử dụng làm chất để nhuộm chính cho vải. Hiện nay, màu chàm kết hợp cùng một số công thức hoá hoạc để sử dụng trong việc nhuộm. Tuy nhiên, do nhu cầu cần có nhiều các loại màu sắc đa dạng, chất nhuộm có nguồn gốc từ lưu huỳnh đã được đưa vào sử dụng. 

  • Cách nhuộm vài bằng bột chàm: Trong quy trình sản xuất sợi, khâu nhuộm sợi sẽ tốn rất nhiều thời gian. Để có thể nhuộm sợi bông bằng bột chàm truyền thống người ta sẽ tiến hành làm ướt sợi, nhuộm trong bể nhuộm và làm sạch trong bể giặt. Với cách nhuộm này, các sợi bông sẽ được làm ướt liên tục và phơi ngoài ánh sáng để thực hiện quá trình oxy hoá đối với màu nhuộm.
  • Cách nhuộm bằng hợp chất lưu huỳnh: Cách nhuộm này cũng giống với cách nhuộm bằng bột chàm, điểm khác biệt là phương pháp này sử dụng mật độ chất nhuộm cao hơn và ít sử dụng kiềm hơn. Đồng thời, người ta sử dụng các loại chất hoá học để  tăng cường sự oxy hoá, cách nhuộm này mang lại hiệu quả cao và thân thiện với môi trường hơn.
Nhuộm vải bằng bột chàm truyền thống vẫn được sử dụng phổ biến hiện nay
Hình Ảnh Nhuộm vải bằng bột chàm truyền thống vẫn được sử dụng phổ biến hiện nay

Xem thêm dịch vụ thu mua chỉ may giá cao tận nơi tại đây

Dệt sợi vải

Vải cotton được cấu tạo bởi các sợi ngang và sợi dọc được dệt xen kẽ với nhau. Trong đó, sợi dọc là sợi có màu và được xử lý nhiều lần, còn sợi trắng là các sợi bông sống. Hiện nay có 3 kiểu dệt bông phổ biến đó là dệt chéo (Twill), dệt taffeta và dệt satin (Sateen).

Dệt sợi vải là khâu cuối cùng trong quy trình sản xuất sợi
Hình Ảnh Dệt sợi vải là khâu cuối cùng trong quy trình sản xuất sợi

Thu Mua Vải Toàn Thắng đã giải đáp cho bạn thắc mắc quy trình sản xuất sợi như thế nào? Hy vọng bạn đã có thêm nhiều thông tin hữu ích về quá trình hình thành vải sợi.

Tham Khảo Thêm một số bài viết sau:

Vải Không Dệt Là Gì?

Dệt vải là gì? quy trình sản xuất vải sợi

công ty nhuộm vải uy tín

Vải không dệt là gì? Các loại vải không dệt nổi bật?

Trong ngành may mặc, vải không dệt được sử dụng rộng rãi với ứng dụng đa dạng. Vải không dệt là gì? Các loại vải không dệt nổi bật có trên thị trường là gì? Đây là điều những người mới tìm hiểu về vải, may mặc không khỏi băn khoăn. Trong bài viết này, hãy cùng ”Dịch vụ thu mua vải tồn kho giá cao nhất Toàn Thắng” tìm hiểu về vải không dệt và ứng dụng của nó nhé.

vải không dệt
Hình Ảnh Vải Không Dệt Bạn Nên Biết

Vải không dệt là gì? Các loại vải không dệt nổi bật?

Tìm hiểu vải không dệt là gì?

Thông qua tên gọi này, bạn cũng phần nào hiểu được bản chất của loại vải này. Dưới đây, cùng tìm hiểu chi tiết về đặc trưng của nó nhé.

Khái niệm

Vải không dệt còn được gọi là Non – woven fabric. Tên gọi của nó được đặt dựa trên quy trình sản xuất đặc biệt của chúng trong thực tế.

Loại vải này không sản xuất theo cách dệt thông thường
Hình Ảnh Cho Thấy Vải Không Dệt Không Sản Xuất Theo Cách Dệt Thông Thường

Loại vải này không được dệt ra theo phương pháp dệt thoi, dệt máy, dệt kim thông thường. Thay vì vậy, nó được tổng hợp từ các loại hạt nhựa tổng hợp Polypropylene.

Các loại hạt sau khi lựa chọn cẩn thận chúng được nung nóng chảy dưới nhiệt độ cao, sau đó sử dụng công nghệ hiện đại để kéo thành sợi. Tuỳ vào mục đích sử dụng, nhà sản xuất sẽ có thêm một số phụ gia, thành phần khác để tạo nên cấu trúc đặc trưng cho sợi vải.

Sau đó, các sợi tổng hợp sẽ được mang đi đục màng. Cuối cùng là liên kết lại với nhau thông qua việc sử dụng dung môi, hóa chất hoặc các loại máy khí nhiệt học. Thành phẩm có được là những tấm vải xốp, nhẹ, được ứng dụng đa dạng.

Nguồn gốc của vải không dệt

Một số nhà nghiên cứu cho rằng, việc di chuyển liên tục trong thời gian dài trên sa mạc đã khiến những vị khách lữ hành gặp nhiều khó khăn. Để tránh làm tổn thương bàn chân, những người đi đường đã dùng các búi len, đặt lên trên dép.

Nhờ áp lực của bàn chân tạo nên và độ ẩm, không khí, các búi len đó biến đổi. Chúng trở thành một chất liệu mềm, xốp và rất nhẹ. Và đó chính là tiền thân của loại vải không dệt hiện tại.

Xem thêm dịch vụ thu mua vải tồn giá cao nhất tại đây khi cần

Quy trình sản xuất vải không dệt

Để sản xuất vải không dệt gồm xơ cho công nghiệp giấy, công nghiệp dệt. Những nguyên liệu này sau đó được đưa vào sản xuất thông qua 4 bước dưới đây:

Bước 1: Tạo màng

Màng vải không dệt sẽ được tạo ra trong nhà máy bằng phương pháp khí hoặc ướt. Dùng máy chải để tạo màng, cùng với đó là các phương pháp như MB, SB kéo màng tốc độ cao để tạo màng chất lượng.

Bước 2: Xếp màng xơ

Tiếp theo, các sợi tổng hợp có kích thước tốt sẽ được chọn lựa. Cuối cùng tạo thành những lớp xếp ngang, kéo dãn trên máy. Giai đoạn cuối trong bước này chính là uốn, trộn để tạo thành các màng xơ.

Bước 3: Liên kết màng xơ

Vải được sản xuất qua quy trình với nhiều bước phức tạp
Hình Ảnh Cho Thấy Vải được sản xuất qua quy trình với nhiều bước phức tạp

Các màng xơ đã có ở trên sẽ được liên kết với nhau bằng các phương thức hiện đại sau đây:

  • Xuyên kim.
  • Làm rối thuỷ lực.
  • Hoá học.
  • Dùng sóng siêu âm.
  • Cán lá.
  • Kết dính nhiệt.

Mỗi phương pháp liên kết hiện đại sẽ mang tới cho sản phẩm đặc tính riêng biệt. Vì vậy, nhà sản xuất có thể điều chỉnh các phương pháp khác nhau để có thành phẩm ưng ý.

Bước 4: Xử lý và hoàn tất tạo thành phẩm vải không dệt

Để hoàn tất, vải sẽ được tráng phủ, đốt lên trên bề mặt vải. Bước cuối cùng là in, dát mỏng theo yêu cầu của nhà sản xuất trong may mặc. Hiện tại, vải không dệt trên thị trường có bề mặt khá đa dạng.

Xem Thêm dịch vụ chuyên bán vải tồn ngành may mặc các loại tại đây

Tìm hiểu về các loại vải không dệt trên thị trường

Trong thực tế, vải không dệt được phân loại thành 8 loại chính sau đây.

Vải không dệt Spunlace

Đây là loại vải được tạo ra từ việc sử dụng trực tiếp từ các miếng Polymer, Filament hoặc các xơ ngắn. Từ đó, tạo thành một mạng lưới sợi với tác dụng của khí, cơ học, công tác kéo sợi, cán nóng hoặc đâm kim.

Ứng dụng: Nó được sử dụng để làm khẩu trang, khăn ướt, vải không dệt dùng trong y tế, vải lọc…

Vải không dệt Pulp airlaid

Pulp airlaid còn được biết đến với cách gọi khác là giấy không bụi, hoặc vải không dệt khô. Sử dụng công nghệ air-laid, nhà sản xuất có thể mở tấm ván sợi gỗ thành một trạng thái sợi độc nhất mà thôi. Sau đó, phương pháp dòng khí nóng có thể kết tụ các sợi trên mạng lưới, lưới sợi gia cố để tạo thành tấm vải như ý muốn của nhà sản xuất.

Vải không dệt liên kết nhiệt

Đây là loại vải được sản xuất theo quy trình dưới đây:

Thêm các chất phụ liệu dạng sợi, hoặc dính nó vào mạng sợi.

Gia cố mạng thành vải thông qua việc làm mát, gia nhiệt trong phòng thí nghiệm.

Sản phẩm vải không dệt dập kim

Đây cũng là một trong những loại vải không dệt khô nổi bật trên thị trường. Nó bao gồm các sợi mịn, được gia cố thành tấm vải thông qua công nghệ đâm kim hiện đại.

Vải Spunbond

Các loại vải không dệt trên thị trường rất đa dạng, mang những đặc trưng riêng biệt
Hình Ảnh Cho Thấy Các loại vải không dệt trên thị trường rất đa dạng, mang những đặc trưng riêng biệt

Spunbond được sản xuất theo quy trình sau đây:

Ép, đùn và thực hiện kéo dài sợi Polymer. Mục đích là tạo thành các sợi liên tục, từ đó kết thành tấm lưới.

Lưới đã tạo sẽ được xử lý để tạo thành vải không dệt thông qua quá trình kết dính, liên kết nhiệt, liên kết hoá học và cơ học.

Vải không dệt ướt

Để sản xuất loại vải này, sẽ cần tuân theo quy trình sau:

Mở một nguyên liệu sợi được đặt trong môi trường nước để tạo thành các dạng sợi đơn.

Trộn đồng thời các nguyên liệu sợi khác nhau theo đúng chỉ định để tạo thành hỗn hợp sợi.

Hỗn hợp cuối cùng sẽ được chuyển đến cơ chế tạo mạng. Và ở trạng thái ướt, các sợi này được gia cố thành vải theo đúng yêu cầu.

Vải không dệt Stitch

Nó còn được biết đến với tên gọi khác là vải không dệt khâu. Đây là một loại khác của vải không dệt khô. Quy trình sản xuất loại vải này sử dụng cấu trúc vòng sợi dệt kim dọc, từ đó gia cố lưới sợi, lớp sợi, vật liệu không dệt chuyên biệt… Đôi khi, nhà sản xuất cũng có thể kết hợp nhiều vật liệu với nhau để tạo thành một tấm vải không dệt.

Sản phẩm vải không dệt Meltblown

Loại vải không dệt này được sản xuất thành thông qua cách đùn sợi polymer nóng chảy vào khuôn. Chất liệu được đi qua khuôn thẳng có hàng trăm lỗ nhỏ. Từ đó có được thành phẩm là những sợi dài và mỏng. Chúng được kéo căng, để làm mát bằng không khí cho tới khi chúng rơi ra từ khuôn thẳng.

Sau đó, mạng lưới này được dùng máy công nghệ cao thổi vào một màn hình tập trung. Từ đó tạo thành vải không dệt tự liên kết và được lọc mịn rất tốt. Thông thường, nó được thêm vào một chút sợi spunbond để tạo ra một lưới SMS hoặc SM tiêu chuẩn cao.

Xem thêm dịch vụ thu mua dây khóa kéo các loại giá cao tại đây

Ứng dụng của vải không dệt là gì?

Hiện tại, vải không dệt thường được sử dụng làm các sản phẩm sau:

Trong nông nghiệp

Vải không dệt thường được sử dụng để làm tấm ngăn côn trùng. Từ đó giúp bảo vệ cây trồng khỏi sâu bệnh, hoặc giữ ẩm để hạt nảy mầm nhanh hơn. Vì rất nhẹ, nó có thể sử dụng dễ dàng trong khi canh tác.

Ứng dụng vải không dệt trong bảo hộ lao động

Đối với lĩnh vực bảo hộ lao động, tính an toàn, nhanh chóng là cần thiết. Vải không dệt hiện là chất liệu chính để sản xuất các trang phục, găng tay bảo hộ, mặt nạ chống khói bụi và giày bảo hộ.

Ứng dụng trong y tế

Rất nhiều sản phẩm dùng trong ngành y tế được làm từ vải không dệt
Hình Ảnh Cho Thấy Rất nhiều sản phẩm dùng trong ngành y tế được làm từ vải không dệt

Vải không dệt được sử dụng rất rộng rãi trong lĩnh vực y tế. Dưới đây là những sản phẩm nổi trội được làm từ loại vải này:

  • Áo phẫu thuật.
  • Áo cách ly dành cho các bác sĩ.
  • Khẩu trang y tế.

Vải không dệt trong lĩnh vực may mặc

Có đặc tính dẻo, dai với khả năng in ấn tốt, nghiễm nhiên vải không dệt cũng được ứng dụng trong thời trang. Nó thường được làm túi vải không dệt, túi đựng quà, túi quảng cáo cho công ty và các sự kiện khác nhau. Tuỳ mục đích kinh doanh, nhà sản xuất có thể in lên túi theo nhu cầu.

Ứng dụng trong lĩnh vực hàng không

Trong lĩnh vực này, bạn có thể thấy vải không dệt được dùng làm đồ nội thất máy bay, đồ dùng 1 lần phục vụ khách hàng. Nhờ đặc điểm nhẹ, tiện dụng và khó cháy, nó mang tới sự tiện dụng cho người dùng.

Tổng Kết lại

Hãy liên hệ với chúng tôi để hiểu thêm về các loại vải trên thị trường
Hãy liên hệ với chúng tôi để hiểu thêm về các loại vải trên thị trường

Như vậy, chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu vải không dệt là gì? Các loại vải không dệt trên thị trường. Nếu bạn cần tìm hiểu hơn về lĩnh vực may mặc, liên hệ ngay với Thumuavaiton nhé.

Tìm hiểu thêm một số bài viết liên quan sau đây:

Vải dệt kim

vải polyester

Các xưởng cắt may gia công uy tín giá rẻ tại tphcm

Vải Dệt Kim Là Gì? Ưu Nhược Điểm Của Vải Dệt Kim Trong Thời Trang

Vải dệt kim là gì? Ưu nhược điểm của vải dệt kim trong thời trang là gì? Cùng trả lời những câu hỏi này với Thumuavaiton.com nhé. Vải dệt kim hiện tại được sử dụng rất phổ biến trong ngành may mặc. Vậy vải dệt kim là gì? Ưu nhược điểm của vải dệt kim trong thời trang là gì? Nếu bạn đang tìm hiểu về chất liệu quen thuộc này, đọc ngay bài viết dưới đây. Thumuavaiton.com sẽ cung cấp cho bạn những thông tin lý thú đấy.

Áo được may từ vải dệt kim
Hình Ảnh Chiếc áo thun được may từ vải dệt kim

Vải dệt kim là gì?

Vải dệt kim được sử dụng rộng rãi trong đời sống với nhiều ưu điểm vượt trội. Hiểu ngắn gọn vải dệt kim là loại vải được tạo thành thông qua việc liên kết hệ thống giữa những vòng sợi khác nhau lại với nhau. Các vòng sợi này được liên kết với nhau theo một quy luật nhất định tạo thành vòng thông qua hệ thống kim dệt giữ các vòng sợi trước trong khi những vòng sợi mới được hình thành phía trước các vòng sợi cũ.

Vải dệt kim hiện tại được sử dụng rộng rãi trong ngành may mặc
Hình Ảnh Vải dệt kim hiện tại được sử dụng rộng rãi trong ngành may mặc

Những vòng sợi sau khi liên kết sẽ tạo thành vòng nhờ hệ thống kim dệt, giữ các vòng sợi trước trong khi những vòng sợi mới được tạo ra phía trước các vòng cũ. Và những vòng sợi cũ sau đó sẽ được lồng qua vòng sợi mới để tạo thành 1 tấm vải.

Trong cuộc sống hiện đại, những vòng sợi này được tạo ra nhờ vào cơ cấu chuyển động nâng, hạ và kết hợp sự đóng mở kim của hệ thống kim, cam dệt bên trên máy dệt kim. Vải dệt kim sẽ bao gồm những hàng ngang (còn được gọi là hàng vòng – Course), và những cột dọc (còn được biết đến là cột vòng – Wale).

Cấu trúc vòng sợi đặc biệt đã làm cho vải dệt kim có đặc tính xốp, đàn hồi. Nó cũng mang những đặc trưng kỹ thuật hoàn toàn khác biệt với các loại vải được dệt thoi thông thường.

Xem thêm dịch vụ thu mua vải tồn giá cao ngút ngàn cuối năm 2022 này tại đây khi cần

Đánh giá ưu nhược điểm của vải dệt kim trong thời trang

Dưới đây, cùng đánh giá chi tiết những ưu nhược điểm của loại vải này nhé.

Ưu điểm

Đây là loại vải đơn giản, được sản xuất theo hướng công nghiệp hoá. Chính vì vậy nó mang nhiều đặc tính tuyệt vời khi ứng dụng trong ngành may. Dưới đây là những ưu điểm nổi bật của nó.

Bề mặt vải may mềm mại

Vải dệt kim sở hữu sự mềm mại, sờ vào rất nhẹ tay. Khi mặc vào người, bạn có thể cảm nhận được sự thoải mái, dễ chịu và dịu nhẹ trên làn da. Khi so sánh với các loại vải như Polyester hay Linen, tính mềm mại của nó vượt trội hơn nhiều.

Sự thông thoáng và thoải mái

Loại vải này rất thông thoáng, mang lại sự thoải mái khi mặc
Hình Ảnh Loại vải này rất thông thoáng, mang lại sự thoải mái khi mặc

Một trong những ưu điểm khiến loại vải này được yêu thích hơn chính là nó rất thông thoáng. Hiện tại, một phần lớn trang phục mùa hè lưu hành trên thị trường được làm từ chất liệu dệt kim.

Nguyên nhân là công nghệ dệt hiện đại cho phép sản phẩm có sự liên kết chặt chẽ giữa các vòng đan nhưng vẫn đảm bảo sự thoáng khí. Từ đó, khiến người mặc luôn cảm nhận được sự dễ chịu khi sử dụng.

Vải dệt kim có khả năng giữ nhiệt cực tốt

Vải dệt kim có thể sử dụng cho cả mùa đông và mùa hè. Nhờ khả năng giữ nhiệt tốt, nó hiện được dùng trong sản xuất áo len, khăn len, các loại mũ, trang phục mùa đông phổ biến.

Vải dệt kim có tính co giãn, đàn hồi vượt trội

Khi nhắc đến những loại vải có độ thông thoáng cao, chúng thường kèm theo đặc điểm là không co giãn. Nổi bật có thể kể đến như Polyester và Spandex.

Với vải dệt kim, bạn vừa có được 1 chất liệu thông thoáng, vừa đảm bảo khả năng đàn hồi tốt. Công nghệ dệt may theo hướng nối sợi, liên kết các vòng đan đã giúp đảm bảo được điều này.

Chất liệu vải dệt kim rất khó nhăn

Với những bộ trang phục cần đến sự chỉn chu, vải dệt kim là chất liệu ưu tiên. Nó có phom dáng cố định, rất chỉn chu, khó bị nhăn hay nhàu dưới các tác động lực.

Vải cũng khó nhăn, bền bỉ so với những chất liệu thông thường
Hình Ảnh 3: Vải cũng khó nhăn, bền bỉ so với những chất liệu thông thường

Đặc biệt, ngay cả khi bạn gấp, đặt quần áo trong tủ thì nó vẫn giữ được nếp, sự phẳng phiu. Khi bỏ ra sử dụng, bạn không mất quá nhiều thời gian là quần áo.

Độ mảnh sợi rất tốt

Chất liệu vải dệt kim có nhiều vòng dệt, với sợi rất mảnh. Nó khiến chất liệu vải này có tính thẩm mỹ rất cao, giúp trang phục của bạn trở nên đẹp, trơn tru hơn nhiều.

Chính vì những ưu điểm này, vải dệt kim đang được ứng dụng rộng rãi trong may mặc. Nó cũng có nhiều loại khác nhau để mọi người có thể dễ dàng lựa chọn trong may mặc trang phục.

Xem thêm bài viết nguyên liệu để sản xuất các loại vải sợi hóa học là gì?

Nhược điểm của vải dệt kim trong ngành may mặc

Tuy được ứng dụng rộng rãi, loại vải này vẫn tồn tại những nhược điểm nhất định sau đây:

Các vòng đan tương đối dễ tuột

Như đã nói, công nghệ chính tạo nên vải dệt kim chính là dựa trên các lớp vòng đan lớp cũ, lớp mới để tạo thành tấm. Chính vì vậy nhược điểm của nó là dễ bị tuột hơn hẳn so với những chất liệu thông thường, có tính kết nối cao.

Một số thành phẩm được làm từ chất liệu vải dệt kim sẽ thấy vòng hở ở những vòng may sau một thời gian sử dụng. Điều này sẽ khiến người khó tính không thoải mái và băn khoăn sử dụng vải dệt kim.

Mép vải dệt kim dễ bị quăn

Mép vải dệt kim thường bị quăn sau khi sử dụng
Hình Ảnh 4: Mép vải dệt kim thường bị quăn sau khi sử dụng

Mép vải do tính chất vòng xoắn nên khá dễ quăn. Tuy nhiên, bạn cũng có thể khắc phục nhược điểm này bằng cách là nhẹ bằng bàn là truyền thống. Vải sẽ phẳng ngay và giữ được tính thẩm mỹ cao.

Phân loại vải dệt kim phổ biến

Trong thực tế, ngành công nghiệp may mặc đã tạo ra rất nhiều loại vải dệt kim khác nhau. Dưới đây, cùng tìm hiểu về những loại vải phổ biến nhất nhé.

Interlock

Đây là loại vải có hai mặt giống nhau, chúng đều là mặt phải. Những cột vòng phải của lớp interlock được xếp chồng khít lên nhau, được che lấp hoàn toàn bởi những cột vòng phải của lớp vải trước đó.

Với dạng dệt kim ngang Interlock, nó không bị quăn mép. Bề mặt vải cũng rất bóng mịn với độ giãn thấp. Mọi người cũng không cần lo lắng đến tình trạng tuột vòng khi sử dụng vải Interlock.

Single Jersey

Vải Single Jersey có mặt phải và mặt trái khác biệt, có thể nhìn nhận rõ ràng. Mặt phải của nó bao gồm những thớ vải, gồm các trụ vòng. Trong khi đó, mặt trái của nó gồm các hàng vòng dày dặn, xếp lên nhau.

Single Jersey được yêu thích nhờ có độ dày trung bình, khi sử dụng có khả năng giữ nhiệt cao. Tuy nhiên, nó lại dễ bị quăn mép khi dùng hàng ngày.

Milan

Loại vải dệt kim này có cấu tạo gồm các sườn gân dọc rõ nét nằm ở mặt phải. Còn mặt trái của vải sẽ bao gồm những đường chéo. Ưu điểm của nó là trọng lượng nhẹ, kết cấu vải ổn định và bền bỉ hơn bình thường.

Rib

Vải rib có 2 mặt phải, được cấu tạo từ các cột vòng phải nằm xen kẽ với các cột vòng trái. Từ đó, tạo thành hai lớp cột vòng trên hai mặt phẳng nằm song song.

Vải Rib có độ dày cao, với khả năng đàn hồi vượt trội. Nó cũng ít khi bị quăn mép khi sử dụng như những loại vải dệt kim khác đang sử dụng rộng rãi trên thị trường.

Vải Tricot

Tricot là loại vải có mặt trái, với hệ thống gân nằm ngang và một mặt phải với các gân sọc dọc riêng biệt. Nhờ cấu tạo đặc trưng, nó có kết cấu cực mềm mại với độ ủ nhất định.

Ưu điểm khác được nhắc đến của vải Tricot là nó có độ đàn hồi cực cao. Trong thực tế, vải tricot cũng được phân thành những loại sau:

  • Tico
  • Lachelle
  • Milanis
  • Simplex
Có rất nhiều loại vải dệt kim cho bạn lựa chọn
Hi9nhf Ảnh 5: Có rất nhiều loại vải dệt kim cho bạn lựa chọn

Ngoài ra còn có 2 loại khác, phổ biến nhất là Rasche và Ticoto. Chúng được ứng dụng rất nhiều trong may mặc với đường gân nổi trội.

Vải Raschel

Mẫu vải này có kết cấu tương đối phức tạp, bao gồm hệ thống với các mắt lưới thưa. Nhìn chung, 2 mặt vải này tương đối giống nhau về cấu trúc. Vải hầu như không co giãn khi sử dụng, thường được dùng làm vật liệu thông gió trong các mẫu trang phục thời trang, hiện đại.

Kết luận

Nhìn chung, có thể thấy rằng vải dệt kim sở hữu nhiều ưu điểm. Và chúng có tính ứng dụng rất cao trong ngành may mặc. Nếu bạn đang cần mua vải dệt kim, liên hệ ngay với Thumuavaiton để được tư vấn và hỗ trợ kỹ hơn nhé.

Xem thêm bài viết dệt vải là gì? quy trình sản xuất vải sợi?

Nguyên liệu để sản xuất các loại vải sợi hóa học là gì?

Vải sợi hóa học là vật liệu quen thuộc, được sử dụng rất nhiều trong cuộc sống hiện đại. Tuy nhiên không phải ai cũng biết về nguyên liệu để sản xuất các loại vải sợi hóa học trong thực tế. Hãy cùng với Thumuavaiton.com tìm hiểu về điều này nhé.

các loại vải hóa học
Hình Ảnh Các loại vải được dệt từ sợi tổng hopwjn hóa học đủ sắc màu tươi đẹp

Vải sợi hóa học là gì?

Khái niệm

Vải sợi hóa học là loại vải được dệt từ các loại sợi hóa học. Những sợi hóa học đó được tạo thành từ các hợp chất hữu cơ thiên nhiên, kết hợp với polime tổng hợp.

vải được dệt từ sợi nhân tạo hóa học
Hình Ảnh Vải màu đỏ đô được dệt từ sợi hóa học nhân tạo bạn nên biết

Dù không phải hoàn toàn làm từ thiên nhiên, những loại vải sợi hóa học cũng rất được ưa chuộng. Nguyên nhân là do những yếu tố sau:

  • Dễ sản xuất nên giá thành rẻ hơn.
  • Bề mặt vải hoàn toàn không có tạp chất, ít khi bị nấm mốc hay vi khuẩn gây hại.
  • Có độ bền cao hơn vải tự nhiên hoàn toàn.

Xem thêm dịch vụ mua vải cây tồn kho thanh lý giá cao tại đây

Có mấy loại vải sợi hóa học?

Trong thực tế, vải sợi hóa học được phân thành 2 loại sau:

  1. Vải sợi nhân tạo.
  2. Vải sợi tổng hợp.

Nguyên liệu để sản xuất các loại vải sợi hóa học là gì?

Dựa vào nguyên liệu sản xuất, vải sợi hóa học được phân biệt thành 2 loại. Cùng tìm hiểu về 2 loại nguyên liệu và 2 loại vải đó nhé.

Sợi vải nhân tạo (sản xuất vải sợi nhân tạo)

Đây là sợi vải được làm bằng cách chế tạo polyme, những hợp chất cao phân tử đã có sẵn trong tự nhiên. Nguyên liệu này được lấy từ các loại tre, nứa, gỗ với đặc điểm là có lượng cellulose rất cao.

Loại vải này có thành phần sản xuất là lượng Cellulose rất cao
Hình Ảnh Một số nguyên liệu điển hình để sản xuất sợi vải hóa học

Các nguyên liệu sau khi thu về sẽ được hòa tan trong các hợp chất hóa học nổi bật sau:

  • Carbone disulfire.
  • Soude.
  • Muối Sulfare.
  • Axit Sulfurique.

Mục đích là kéo thành sợi, dùng trong quy trình dệt vải. Các loại sợi thành phẩm vẫn mang đặc điểm, tính chất của những nguyên liệu sử dụng ban đầu. Phổ biến nhất là sợi viscose.

Loại sợi này sẽ được dùng dệt nên các loại vải như Satin, lụa tartan. Với sợi viscose ngắn, có thể dùng để dệt vải fibre hoặc dùng pha với những loại sợi khác để tạo thành phẩm là sợi pha.

Sợi vải tổng hợp (sử dụng tạo vải tổng hợp)

Đây là loại sợi vải được sản xuất từ nguyên liệu hóa học. Các nguyên liệu sẽ được lấy từ than đá, dầu mỏ, các loại khí đốt.

Để sản xuất sợi tổng hợp sẽ cần quá trình biến đổi, xử lý phức tạp. Nổi bật nhất có thể kể tới những bước sau đây:

  1. Cracking dầu mỏ.
  2. Chưng than đá.
  3. Tổng hợp polymer.
Dầu mỏ là một nguyên liệu để sản xuất sợi vải tổng hợp
Hình Ảnh Các Thùng Dầu mỏ là một nguyên liệu để sản xuất sợi vải tổng hợp

Khi đó có thể tạo được sợi vải tổng hợp có đặc điểm, tính chất khác hoàn toàn so với nguyên liệu ban đầu. Từ đó, đảm bảo nó an toàn, có thể sử dụng trong ngành may mặc một cách an toàn.

Xem thêm dịch vụ mua vải ký ngành may mặc giá cao tại đây

Vải sợi hóa học khác gì so với vải sợi tự nhiên

Để hiểu hơn về loại vải này khi so sánh với vải sợi tự nhiên, cùng so sánh nhé. Bảng sau đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết.

Vải Sợi Tự Nhiên Vải Sợi Hóa Học
Khái Niệm Là loại vải có sẵn trong tự nhiên, được con người khai thác từ xa xưa. Được dệt từ các loại sợi hóa học có sau quá trình chế tạo, xử lý phức tạp.
Nguyên Liệu
Nguồn gốc thực vật như các sợi lanh, sợi bông hay sợi đay…
Nguồn gốc động vật: Sợi tơ lấy từ các loại tơ kén của tằm, sợi len làm từ lông động vật…
Được dệt từ các loại sợi hóa học, tổng hợp từ các nguyên liệu khác nhau như than đá, dầu, tre, gỗ…
Tuy nhiên, chúng được tạo nên sau những quá trình tổng hợp, xử lý vô cùng phức tạp.
Ưu Điểm  Thoáng mát, thân thiện với thiên nhiên. Độ bền vượt trội.
Nhược Điểm Không Bền Kém thân thiện với thiên nhiên

 

Tìm hiểu về đặc tính và ứng dụng của vải sợi hóa học

Ngành may mặc hiện nay đang sử dụng rất nhiều loại vải sợi hóa học. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về những loại đặc trưng, phổ biến nhất nhé.

Đặc tính, cách dùng của vải sợi hóa học tổng hợp Polyamid

Đặc tính

Loại vải này có những ưu điểm nổi bật như sau:

  • Vải tương đối nhẹ, khó bám bụi.
  • Có độ bền, khả năng ma sát tốt.
  • Bền vi khuẩn, bền kéo tốt.
  • Độ đàn hồi cao nên ít khi bị nhàu nát khi chịu tác động lực.
  • Nhanh khô.
 Hiện tại, các loại vải sợi hóa học được sử dụng phổ biến, may nhiều loại trang phục khác nhau
Hiện tại, các loại vải sợi hóa học được sử dụng phổ biến, may nhiều loại trang phục khác nhau

Những nhược điểm của vải:

  • Hút ẩm kém, chỉ ở mức từ 4,5 – 5% mà thôi.
  • Khó thoát hơi nước, thoát khí… Do đó khi mặc sẽ có cảm giác hơi bí và khó chịu khi thời tiết nóng ẩm.
  • Theo thời gian sử dụng, vải sẽ bị lão hóa và nhìn thấy sự ố vàng của nó.
  • Khả năng chịu nhiệt của nó rất kém. Nếu tiếp xúc với nhiệt độ cao, nó sẽ bị co lại, mềm.

Loại vải này thường được nhận biết với bề mặt bóng, sợi vải đều đặn. Khi đốt, xơ cháy đầu đốt sẽ bị chảy nhựa có màu hổ phách. Khi nguội, nó cứng lại tạo thành một khối không bị vỡ.

Xem thêm dịch vụ thu mua phụ liệu may các loại tồn kho tại đây

Cách sử dụng và bảo quản

Loại vải này thường được dùng để may các loại áo lót, hoặc dùng lót trong các loại áo Jacket. Trong quá trình sử dụng, cần là ủi với nhiệt độ thấp. Đồng thời chú ý không giặt bằng nước nóng, bột giặt có tính tẩy mạnh.

Đặc tính của vải dệt từ sợi nhân tạo viscose

Đặc tính

Loại vải này được nhận biết nhờ bề mặt tương đối mềm mịn. Khi đốt cháy, loại vải đó sẽ có rất ít tro tàn, nó chỉ có một ít ở đầu đốt mà thôi.

Ngoài ra, nó có những tính chất sau đây:

  • Mặt vải bóng mịn, mềm mại.
  • Có khả năng hút ẩm tốt.
  • Dễ nhăn, nhàu nát dưới tác động ngoại lực.
  • Độ bền kém, đặc biệt dễ rách, hỏng khi bị ướt.
  • Vải có thể bị co ngắn lại sau khi khô.

Cách sử dụng và bảo quản vải làm từ Viscose

Loại vải này sẽ được sử dụng để may các loại quần áo mặc ngoài. Hoặc làm vải lót trong các loại quần áo cao cấp, lễ phục như veston, manteau… Trong ngành công nghiệp may mặc, nó còn được gọi là fibre, gấm, lụa, rayon, satin, tartan…

Khi sử dụng loại vải này, mọi người cần chú ý cách thức bảo quản và dùng nó như sau:

  • Nên ủi với nhiệt độ trong khoảng từ 130 – 140 độ C.
  • Không nên ngâm lâu khi giặt.
  • Giặt sạch với xà phòng thông thường.
  • Vắt nhẹ, không vắt quá mạnh tay hay xoắn vải thành vòng.
  • Phơi vải trong bóng râm, tránh trời nắng quá gay gắt.

Vải dệt từ sợi tổng hợp polyester (PES)

Đặc điểm

Loại vải này có độ bền rất cao, không bị vi khuẩn hay các loại nấm mốc phá hủy. Ngay cả dưới điều kiện ánh sáng gay gắt, chất lượng của nó cũng không thay đổi quá nhiều.

Vải PES ít bị ảnh hưởng bởi vi khuẩn hay các loại nấm mốc
Vải PES ít bị ảnh hưởng bởi vi khuẩn hay các loại nấm mốc

Ngoài ra, vải cũng có khả năng đàn hồi tốt, quần áo dễ dàng co giãn, giữ nếp rất lâu sau khi giặt. Bạn có thể giữ vải tốt trong khoảng nhiệt cao , lên tới 175 độ C.

Tuy nhiên, loại vải này có độ hút ẩm cực kém, chỉ ở mức khoảng 0,5 % mà thôi. Khi sử dụng, vải thường xuyên xuất hiện nếp nhăn, cong xoắn ở các phần mép.

Ứng dụng và cách bảo quản

Hiện tại, loại vải này được sử dụng may rất nhiều loại trang phục khác nhau. Cả nam và nữ giới đều có nhiều lựa chọn trang phục làm từ chất liệu này.

Khi sử dụng, người dùng cần chú ý những điều sau đây:

  1. Nên ủi ở mức nhiệt độ từ 150 – 170.
  2. Không giặt nước quá nóng.
  3. Phơi vải ở nơi thoáng khí để nhanh khô và sạch sợi vải.

Xem thêm dịch vụ bán vải thanh lý tại đây

Lời kết

6: Hy vọng bài viết này giúp bạn hiểu hơn về những loại vải sợi hóa học thường dùng cũng như ứng dụng của chúng
6: Hy vọng bài viết này giúp bạn hiểu hơn về những loại vải sợi hóa học thường dùng cũng như ứng dụng của chúng

Như vậy, chúng tôi đã giúp bạn có những thông tin cần thiết về các nguyên liệu để sản xuất các loại vải sợi hóa học. Nếu bạn cần trao đổi thêm về chủ đề này hay muốn tìm hiểu về các loại vải, gọi ngay cho chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ nhé.

Xem thêm tin tức vải ngành dệt may Việt Nam mới nhất tại đây

Dệt vải là gì? Quy trình sản xuất vải sợi?

Bạn đã bao giờ thắc mắc dệt vải là gì? Quy trình sản xuất vải sợi ra sao chưa? Bài viết này của Thumuavaiton sẽ giúp bạn có thông tin chi tiết. Dệt vải là gì? Quy trình sản xuất vải sợi? Dù sử dụng vải hàng ngày, nhưng rất ít người nắm được quy trình sản xuất, đặc điểm của chất liệu quen thuộc đó. Trong bài viết này, Thumuavaiton.com sẽ giúp bạn tìm hiểu điều đó. Bài viết này sẽ giúp bạn có được cái nhìn đầy đủ hơn về trang phục mình đang mặc đó.

dệt vải là gì? quy trình sản xuất vải sợi
Hình Ảnh Cho Chúng ta thấy dệt vải là gì? quy trình sản xuất vải sợi là gì? bạn nên biết

Dệt vải là gì?

Dệt vải là khái niệm chỉ sự kết hợp các sợi ngang, sợi dọc để tạo thành một mạng lưới liên kết với nhau chặt chẽ – được gọi là tấm vải. Trước đây, quy trình này được thực hiện trên khung cửi, theo phương pháp thủ công.

Dệt vải là quá trình liên kết các sợi vải theo phương ngang, dọc để tạo thành tấm
Hình Ảnh : Dệt vải là quá trình liên kết các sợi vải theo phương ngang, dọc để tạo thành tấm

Nhờ quá trình hiện đại hóa, việc dệt vải đã được thực hiện chủ yếu bằng máy móc. Từ đó, nâng hiệu quả làm việc lên nhiều lần trong khi giảm bớt chi phí nhân công.

Sau khi tạo thành tấm, vải sẽ được đem nấu ở nhiệt độ cao, trong một hỗn hợp có chứa nhiều dung dịch hóa học khác nhau. Quy trình này nhằm mục đích tách, loại bỏ phần hồ và những tạp chất thiên nhiên còn tồn lại trong các sợi vải.

Trong quá trình dệt vải, những tấm vải sẽ liên tục được làm bóng để sợi cotton đạt độ trương nở cần thiết. Từ đó, tăng khả năng thấm nước, bắt màu của sợi khi nhuộm.

Trước khi tiến hành những công đoạn cần thiết, vải sẽ được tẩy trắng. Mục đích là làm cho sợi vải mất đi màu sắc tự nhiên, làm sạch hoàn toàn dầu mỡ và đảm bảo sợi đạt yêu cầu về độ trắng. Đây là việc cần thiết để bước sang quy trình tiếp theo là nhuộm màu cho vải.

Xem thêm dịch vụ thu mua vải may mặc tồn kho thanh lý tại đây

Tìm hiểu về những phương pháp sản xuất vải sợi

Phương pháp dệt thoi

Dệt thoi còn được biết đến với tên khác là dệt máy. Vải tạo ra từ phương pháp này có những sợi ngang, dọc đan xen theo phương vuông góc. Hiện tại, phương pháp này được phân chia thành 3 loại sau đây:

  • Vải satin.
  • Vải dệt trơn.
  • Vải chéo go.
Cấu tạo chung của tấm vải
Hình Ảnh Mô phỏng cấu tạo chung của tấm vải bạn nên biết

Loại vải được tạo nên từ phương pháp này sẽ có những tính chất sau đây:

  • Có cấu trúc rất bền do được tạo nên từ cách dệt đan xen.
  • Bề mặt vải có độ hở giữa các sợi vải rất nhỏ.
  • Độ co giãn kém.
  • Dễ bị nhàu khi vò, vo trong quá trình giặt.
  • Không bị quăn mép vải.

Phương pháp dệt kim

Phương pháp dệt này dùng kim dệt để tạo ra mối liên kết giữa các sợi hoặc tơ dài thành từng cuộn sợi khác nhau. Quy trình này được tạo ra nhờ nguyên tắc nâng lên, hạ xuống rồi kết hợp việc đóng mở các kim của hệ thống kim dệt, cam dệt để tạo tạo nên tấm vải,

Tính chất của loại vải dệt kim như sau:

  • Bề mặt vải thoáng, mềm và xốp.
  • Đàn hồi, co giãn tốt do kết cấu của cuộn sợi tương đối đặc biệt.
  • Có khả năng giữ nhiệt cho người mặc tốt, thấm hút tốt để người mặc thấy thoáng mát.
  • Vải dễ giặt máy, giặt tay, ít khi bị nhàu.
  • Các mép vải dễ bị quăn, vòng vải cũng dễ bị tụt hơn.

Chi tiết quy trình sản xuất vải sợi phổ biến nhất

Dưới đây, Thumuavaiton.com sẽ giúp bạn tìm hiểu về quy trình chung để sản xuất vải sợi với những giai đoạn chính.

Kéo sợi

Để có được vải sợi, nguyên liệu cần thiết chính là sợi vải. Đầu tiên, chúng ta hãy cùng xem, sợi vải được sản xuất như thế nào nhé.

Bước 1: Thu hoạch và đánh tung bông

Sợi được làm từ bông vải tự nhiên. Khi thu hoạch, bông vải được đóng lại dưới dạng những kiện bông thô tự nhiên. Chúng chứa các sợi bông với kích thước đa dạng, còn lẫn nhiều tạp chất. Như đất, bụi, lá khô…

Một bước của quy trình kéo sợi trong nhà máy
Hình Ảnh : Quy trình se và kéo sợi vải trong nhà máy hiện đại nhất

Nguyên liệu này sau khi thu về sẽ được đánh tung (trước đây là bật bông). Sau đó làm sạch để thu được bông dưới dạng các tấm phẳng, có độ đồng đều nhất định.

Bước 2: Tiến hành kéo sợi bông

Bông tấm sẽ được đưa vào để kéo sợi thô với mục đích làm tăng, làm đồng đều kích thước các sợi. Đồng thời, đảm bảo độ bền của chúng và đánh bóng sợi thành từng ống khác nhau theo quy định riêng về kích thước.

Bước 3: Hồ sợi dọc

Khi những sợi bông đã được kéo hoàn thiện, quá trình tiếp theo chính là hồ sợi dọc. Quá trình này sẽ cần đến hồ tinh bột, các loại tinh bột biến tính và một vài loại hồ nhân tạo cần thiết như sau:

  • Polyacrylat
  • Polyvinynalcol PVA

Sử dụng những chất này sẽ giúp tạo một màng hồ bao quanh các sợi bông. Từ đó, gia tăng độ bền, độ trơn, độ bóng của sợi đến mức cần thiết. Từ đó, có thể dệt vải mà không làm đứt sợi hay khiến vải bị xổ mặt, không đạt được độ mịn, trơn như yêu cầu.

xem thêm dịch vụ bán vải khúc vải cây tại đây

Chi tiết quá trình sản xuất vải sợi

Dưới đây, hãy cùng Thu Mua Vải Tồn tìm hiểu về quy trình này một cách đầy đủ nhất nhé.

Bước 1: Dệt vải

Từ sợi vải, nhân công sẽ tiến hành dệt để tạo thành từng tấm vải. Trong suốt quá trình này, vải sẽ liên tục được xử lý bằng những phương pháp vật lý, hóa học khác nhau. Từ đó, đảm bảo yêu cầu cho các công đoạn xử lý, nhuộm màu để hoàn thiện sản phẩm.

Hiện tại, việc dệt vải được thực hiện công nghiệp trong các nhà máy lớn
Hình Ảnh cho thấy Hiện tại, việc dệt vải được thực hiện công nghiệp trong các nhà máy lớn

Với quá trình này, máy dệt vải công nghiệp sẽ liên tục thực hiện các chuyển động như sau:

  • Miệng thoi của máy: Nâng và hạ các sợi dọc bằng dây nịt để tạo thành các vết đứt, mở giữa những sợi dọc mà sợi đi ngang qua.
  • Dệt sợi ngang: Đưa sợi ngang tấm vải bằng con thoi qua liên tục.
  • Đập sợi: Đóng gói các sợi ngang vào vải để làm cho nó nhỏ gọn hơn.
  • Lấy sợi:  Cuộn vải mới hình thành lên chùm vải theo đúng yêu cầu.
  • Xả: Giải phóng sợi khỏi các chùm sợi dọc theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật.

Mục đích của quá trình này nhằm thực hiện những việc sau:

  • Từ sợi vải dệt thành 1 tấm vải.
  • Đánh bông các sợi vải trong suốt quá trình này để đảm bảo nó có khả năng trương nở và bắt màu, thấm nước thật tốt.
  • Tẩy để vải mất đi màu tự nhiên của sợi bông. Đồng thời loại bỏ các tạp chất. Vì chỉ khi vải có độ trắng như yêu cầu nó mới có thể thấm màu nhuộm, tạo được các hoa văn đúng với mong muốn của người dùng.

Bước 2: Tiến hành nhuộm và hoàn thiện vải

Sau khi dệt, chúng ta chỉ có 1 tấm vải với màu thô của nó mà thôi.  Lúc này, sẽ cần nhuộm, hoàn thiện để tạo màu nền cũng như các hoa văn trên bề mặt sợi vải.

Vải sẽ được tạo màu với thuốc nhuộm cùng các chất phụ gia hữu cơ. Chúng giúp tăng khả năng gắn màu vào sợi vải theo đúng ý muốn của nhà sản xuất.

Vải sẽ được nhuộm màu vói nhiều hóa chất khác nhau
Hình Ảnh Vải được nhuộm thành nhiều màu với nhiều thuốc nhuộm và hóa chất khác nhau

Quá trình này diễn ra với nhiều bước sử dụng hóa chất, phụ gia, thuốc nhuộm… Tất cả nhằm đáp ứng các điều kiện cần thiết cho các sợi vải bắt màu, tạo hoa văn.

Sau mỗi quá trình nhỏ trong suốt lúc nhuộm, vải lại được giặt nhiều lần. Từ đó, tách bỏ các hợp chất, chất bẩn và màu không như ý còn gắn trên sợi vải và phục vụ cho việc nhuộm màu khác.

Cuối cùng, nhân công sẽ sử dụng máy móc để wash vải. Mục đích của quy trình này là đảm bảo các yếu tố sau của vải thành phẩm:

  • Làm mềm mịn vải.
  • Tăng độ bền cho vải.
  • Chống tình trạng co rút.
  • Giúp vải không bị ra màu trong khi sử dụng.

xem thêm dịch vụ thu mua chỉ may tồn kho tại đây

Kết luận

Có thể thấy, việc dệt vải dù đã được thực hiện công nghiệp nhưng vẫn bao gồm rất nhiều bước khác nhau. Trong toàn bộ quá trình, các kỹ thuật cần được đảm bảo một cách cẩn thận để vải có chất lượng tốt, đảm bảo tính thẩm mỹ.

sản phẩm vải được dệt và nhuộm hoàn thiện rất đẹp tại Công ty Vải Toàn Thắng
Hình Ảnh sản phẩm vải được dệt và nhuộm hoàn thiện rất đẹp tại Công ty Thu Mua Vải Toàn Thắng

Hy vọng bài viết này giúp bạn hiểu rõ dệt vải là gì? Quy trình sản xuất vải sợi? Nếu bạn đang muốn mua vải hay cần hỗ trợ các thông tin liên quan, gọi ngay cho chúng tôi để trao đổi và được hỗ trợ nhé.

tham khảo thêm một số bài viết hữu ích sau đây:

các công ty wash quần áo giá rẻ tại tphcm

các xưởng cắt may gia công vải giá rẻ tại tphcm

chợ vải phú thọ hòa

Các công ty wash quần áo giá rẻ nhất tại TPHCM

Các công ty wash quần áo giá rẻ nhất tại TPHCM khá đa dạng mang đến nhiều lựa chọn cho khách hàng. Wash quần áo là dịch vụ làm sạch, làm mới quần áo, biến quần áo cũ trở nên mới và đẹp hơn. Tại nội dung bài viết sau đây chúng ta hãy cùng dịch vụ ”thu mua vải Toàn Thắng” tìm hiểu về dịch vụ này cũng như các đơn vị cung cấp dịch vụ wash quần áo giá rẻ tại TPHCM.

Wash quần áo giá rẻ tại TPHCM là gì? 

Wash quần áo là dịch vụ làm sạch, làm mới quần áo. Trong may mặc Wash là công đoạn loại bỏ bụi bẩn bằng máy móc, hóa chất, dây chuyền công nghệ. Công đoạn này giúp loại bỏ bụi bẩn, làm tăng độ bền màu, độ mềm cho vải. Wash trong may mặc còn có thể làm thay đổi hình dáng sản phẩm, sáng tạo thêm các hiệu ứng trên trang phục. 

Wash quần áo là dịch vụ làm sạch, làm mới quần áo
Hình 1: Wash quần áo là dịch vụ làm sạch, làm mới quần áo

Công đoạn này cũng giúp quần áo sạch và được làm mới trở nên bắt mắt, đa dạng hơn. Trong may mặc công nghiệp, các sản phẩm quần áo sau khi được cắt, may sẽ được chuyển đến công đoạn Wash để hoàn thiện thành phẩm. Sau công đoạn này quần áo sẽ được kiểm tra, đóng gói và xuất bán ra thị trường hoặc vận chuyển đến tay khách hàng. 

Xem thêm dịch vụ thu mua vải thanh lý giá cao nhất TPHCM tại đây – Toàn Thắng

Lý do cần phải Wash trong may mặc?

Qua quá trình dệt, hầu hết các loại vải sẽ bị thô cứng do dính lớp hồ cứng. Nếu sau khi may xong sản phẩm được xuất bán trực tiếp thì sẽ giảm giá trị, thậm chí không tiêu thụ được. Chính vì vậy, các công ty hoạt động trong lĩnh vực may mặc cần thực hiện thêm công đoạn Wash để lớp hồ cứng tan ra. Đồng thời công đoạn này cũng giúp các sợi vải bong lên mềm mịn và màu sắc cũng tươi sạch hơn.

Wash là công đoạn loại bỏ bụi bẩn bằng máy móc, hóa chất, dây chuyền công nghệ
Hình 2: Wash là công đoạn loại bỏ bụi bẩn bằng máy móc, hóa chất, dây chuyền công nghệ

Điển hình như quần jean, nếu chỉ sử dụng vải jean hoặc vải denim để may thì các sản phẩm làm ra sẽ có màu sắc đơn điệu, vải khá khô. Quần jean qua công đoạn Wash công nghiệp sẽ có màu sắc, độ đậm nhạt bắt mắt, vải mềm.

Tầm quan trọng của Wash quần áo trong ngành may mặc

Công đoạn Wash quần áo đóng vai trò vô cùng quan trọng trong ngành may mặc, giúp nâng tầm giá trị, chất lượng sản phẩm quần áo. Có thể kể đến các lợi ích của công đoạn Wash như: 

  • Loại bỏ bụi bẩn và các hóa chất sử dụng trong quá trình sản xuất quần áo. Người tiêu dùng sau khi mua quần áo có thể sử dụng được ngay, an toàn, không ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Cân bằng màu vải, loại bỏ màu nhuộm dư, làm vải mềm và giúp chất vải bền màu
  • Định hình lại kích thước sản phẩm
  • Tạo ra nhiều hình thù, hiệu ứng, màu sắc khác nhau trên mặt vải
 Công đoạn Wash quần áo đóng vai trò vô cùng quan trọng trong ngành may mặc
Hình 3: Công đoạn Wash quần áo đóng vai trò vô cùng quan trọng trong ngành may mặc

Xem thêm dịch vụ thu mua phụ liệu may mặc tồn kho tại đây

Những công nghệ Wash may mặc cơ bản

Ngày nay có nhiều công nghệ khác nhau được áp dụng vào công đoạn wash trong ngành may mặc:

Công nghệ Wash Mục đích
Normal/ Detergent Wash Là công đoạn giặt cơ bản, giúp loại bỏ bụi vải, tạp chất, làm sạch hồ và làm mềm vải (jean, Kaki, T-shirt)
Bleach wash Tẩy hạ màu, điều chỉnh màu sắc trên quần áo may sẵn bằng các chất oxy hóa mạnh (T-shirt, jean, kaki)
Stone wash Giặt quần áo may sẵn với đá bọt để tạo độ mềm cho vải và độ mòn, sờn nhất định cho sản phẩm (jean, kaki)
Acid wash Sử dụng acid để làm bạc màu quần áo may sẵn
Enzyme wash Thêm enzyme vào quá trình giặt hoặc phun trực tiếp lên quần áo giúp loại bỏ lớp hồ vải, bụi vải và tạo độ sờn màu cho bề mặt quần áo (kaki, jean)
Silicon wash Sử dụng hóa chất làm mềm nước cứng giúp thay đổi tính chất của vải: tăng độ đàn hồi, chất liệu vải mềm và bền hơn (T-shirt)
Sand wash Mài mòn bề mặt vải bằng cát ở vị trí mong muốn: đầu gối, đùi… hoặc tác động bằng áp lực cao
Caustic wash Dùng chất xút vào quá trình giặt để tạo hiệu ứng phai màu, khiến quần áo pha vẻ cổ điển hơn
Super-white Làm bật độ trắng sáng sau tẩy
Dye wash Từ màu trắng, nhuộm sang các màu khác (T-shirt)
Over-dye wash Nhuộm phủ để tạo màu khác so với ban đầu (T-shirt, jean)
Hand Brush wash Chà giấy
Wash kết hợp Acid stone wash, Enzyme stone wash

Các công ty wash quần áo giá rẻ nhất tại TPHCM

Khách hàng có thể dễ dàng tìm thấy các công ty wash quần áo giá rẻ nhất tại TPHCM. Tùy thuộc vào nhu cầu, yêu cầu mà khách hàng có thể chọn các đơn vị có quy mô năng lực phù hợp. Có thể kể đến một số công ty wash quần áo giá rẻ nhất tại TPHCM sau đây: 

Hình ảnh hoạt động sản xuất trong các xưởng wash quần áo hiện nay tại tphcm
Hình ảnh hoạt động sản xuất trong các xưởng wash quần áo hiện nay tại tphcm

Toàn Thắng – Thumuavaiton.com

Thumuavaiton.com chuyên cung cấp dịch vụ wash quần áo giá rẻ, cắt may gia công quần áo, thu mua vải tồn,… tại TPHCM. Toàn Thắng đã có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực wash quần áo, đảm bảo chất lượng dịch vụ, làm hài lòng mọi yêu cầu của khách hàng. Thumuavaiton.com có các ưu điểm nổi bật như: Trang thiết bị máy móc, dây chuyền hiện đại, nhân công có tay nghề cao. 

Một số địa chỉ wash quần áo giá rẻ nhất tại TPHCM khác

  • Giatlathuhuong.com 
  • Xuongmaydosi.com
  • Washchienluoc.net
  • Sontungjeans.com

Trên đây là thông tin về wash quần áo cũng như địa chỉ các công ty wash quần áo giá rẻ nhất tại TPHCM. Hy vọng bài viết đã mang đến các thông tin hữu ích đến các bạn. 

Xem thêm một số bài viết hữu ích sau đây khi cần:

Wash quần jeans

các xưởng in vải giá rẻ uy tín nhất

vải poly là gì?

Quy trình wash quần jeans là gì? Giới thiệu quy trình wash khô và wash ướt

Quy trình wash quần jean là gì? Wash quần jean là công đoạn sau cùng trong quá trình sản xuất quần jeans. Đây là công đoạn không thể thiếu trong quá trình sản xuất quần jean. Wash quần jean có các tác dụng như giúp vải quần jean mềm, co giãn tốt hơn, màu sắc đẹp hơn, tạo hiệu ứng cho quần jean tốt hơn. Cùng ”Vải Toàn Thắng” tìm hiểu quy trình wash khôwash ướt qua nội dung bài viết sau đây. 

Quy trình wash quần jeans là gì?

Wash quần jeans một trong những công đoạn trong quá trình sản xuất quần jean. Đây gần như là công đoạn sau cùng để sản xuất quần jean. Quần jean sau khi cắt, may thành bán thành phẩm sẽ được mang đi wash. Tác dụng của wash quần jeans là nếu mà wash ướt thì làm mềm vải, nhuộm tẩy các màu sắc rồi khử sạch đem vắt sấy khô còn nếu wash khô thì có kiểu mài, sờn hoặc rách khác nhau phụ thuộc vào ý muốn của các nhà sản xuất. 

quy trình wash quần jeans là gì
Hình ảnh sản phẩm của quy trình wash quần jeans đã được hoàn thiện đủ sắc màu bò tươi đẹp

Trong quá trình sản xuất dòng vải jeans các nhà sản xuất sẽ phủ một lớp hồ vào các sợi dọc của vải để tăng độ bền cho vải, điều này khiến cho vải denim sống bị cứng. Ngoài việc tạo các hiệu ứng cho quần jeans thì việc wash khô , wash ướt còn có mục đích khiến cho vải mềm hơn, thời trang và màu sắc đẹp lung linh tạo cảm giác thoải mái khi mặc.

Xem thêm dịch vụ thu mua vải cây jean kaki tồn kho thanh lý tại đây – Toàn Thắng

Ưu điểm của việc wash quần jean

  • Loại bỏ các chất hồ hoặc tinh bột, hóa chất chuyên dụng có trong vải để vải mềm hơn. Tăng độ mềm của quần jean bằng cách cho các chất làm mềm (nước xả vải).
  • Loại bỏ các chất bẩn như bụi, tạp chất bám, lẫn vào trong quần trong quá trình sản xuất.
  • Với các sản phẩm quần jean may bằng vải co giãn, công đoạn wash quần jean giúp quần jean loại này co lại hết mức. Trong quá trình sử dụng loại quần này sẽ không bị co lại thêm nữa.
  • Với quần jean đã wash thì khách hàng mặc ngay sau khi mua mà không cần phải giặt lại.

Wash khô quần jean là gì?

Wash khô quần jeans (hay giặt mài, tiếng anh: Denim Dry Wash Process). Đây là các quy trình gia công quần jeans khi quần đang ở trạng thái khô. Quy trình này không sử dụng tới máy giặt (Máy Washing). Trong quy trình này quần jeans sẽ trải qua các quá trình như: Mài mòn cơ học, bắn nhúng, phun hóa chất KMnO4, nhúng nhựa Resin, nung trong lò… để tạo ra các hiệu ứng riêng biệt.

Quy trình Wash khô quần jean
Hình 2: Quy trình Wash khô quần jeans bằng đá để tạo ma sát với vải làm hiệu ứng

Sơ lược các quy trình Wash khô quần jean

Quy trình Wash khô quần jean bao gồm các công đoạn sau: 

  • Tạo hiệu ứng mòn bằng phun cát áp suất cao – Sandblasting
  • Tạo hiệu ứng mòn thủ công bằng tay – Hand scraping
  • Tạo hiệu ứng râu ria (râu mèo) – Whiskering
  • Tạo hiệu ứng gãy máy bắn ghim – Tagging 
  • Tạo vết xé, vết rách, lỗ trên quần jeans – Grinding and Destroy
  • Tạo hiệu ứng nhăn vĩnh viễn bằng Resin – Overall Wrinkle
  • Tạo hiệu ứng nếp nhăn 3D bằng Resin – 3D Wrinkle
  • Tạo hiệu ứng sáng bóng bằng phun thuốc tím – P.P. Spray
  • Tạo hiệu ứng chấm trắng bằng KMnO4 – P.P Spot
  • Tạo hiệu ứng chấm vàng bằng Bleach – Bleach Spot
  • Dùng máy Laser hiện đại – Laser Machine

Các loại máy móc/công cụ/thiết bị thường dùng trong Wash khô

Quy trình Wash khô quần jean sử dụng các loại máy móc/công cụ/thiết bị sau đây: 

  • Máy sấy/súng thổi hơi nóng – Crown heat gun
  • Máy nén khí/hình nộm cao su – Air Dummy
  • Máy mài/đá mài – Grinding machine
  • Súng/máy bắn kim ghim – tagging gun
  • Súng phun sơn – Spray
  • Máy sấy tạo nhăn 3D – 3D Crinkle machine
  • Lò nung công nghiệp – Oven 
  • Máy khắc hình Laser CO2 – Laser Machine CO2
  • Các loại đồ bảo hộ lao động cơ bản theo yêu cầu.

Xem thêm dịch vụ bán vải thời trang các loại tồn kho giá rẻ tại đây

Wash ướt quần jean là gì?

Wash ướt quần jeans (tiếng Anh: Denim Wet Wash Process). Đây là các công đoạn gia công quần jeans khi chúng ở trạng thái ướt và có sử dụng máy giặt (Máy Wasing). Trong quy trình này quần jeans sẽ trải qua các quá trình như: Giặt rũ hồ, Giặt thuốc tẩy/enzyme/acid, Giặt trung hòa hóa chất, Giặt nhuộm/giữ màu, Giặt làm mềm vải,…  nhằm tạo ra các hiệu ứng như mong muốn.

Wash ướt quần jeans (tiếng Anh: Denim Wet Wash Process)
Hình 3: Wash ướt quần jeans (tiếng Anh: Denim Wet Wash Process)

Sơ lược các quy trình trong Wash ướt

Quy trình Wash ướt quần jean bao gồm các công đoạn sau:

  • Giặt rũ hồ – Desizing.
  • Giặt axit – acid Wash.
  • Giặt men – enzyme Wash.
  • Giặt chất Oxy hóa (nước tẩy) – Bleach Wash
  • Giặt trung hòa I – Washing Neutralization I.
  • Bỏ vào máy Vắt/sấy khô – Hydro extractor/Dryer machine
  • Giặt trung hòa KMno4 – Washing P.P Neutralization II
  • Giặt giữ màu – Tinting and fixing wash.
  • Giặt xả làm mềm vải – Softener wash.
  • Bỏ vào máy Vắt/sấy khô – Hydro extractor/Dryer machine

Các loại máy móc/công cụ/thiết bị thường dùng trong Wash ướt

Quy trình Wash khô quần jean sử dụng các loại máy móc/công cụ/thiết bị sau đây:

  • Máy giặt công nghiệp
  • Máy giặt công nghiệp loại cửa trên/trước/ngang.
  • Máy vắt khô – Hydro extractor machine
  • Máy sấy khô –  Dryer machine

Xem thêm dịch vụ thu mua chỉ may các loại tại đây

Một số loại hóa chất dùng trong ngành Wash

Công đoạn wash quần jean nói riêng và wash quần áo trong ngành may mặc nói chung sử dụng một số loại hóa chất sau đây: 

  • Resins
  • Soda – Soda ash (Na2CO3)
  • Sodium bicarbonate (NaHCO3)
  • Axit/javen
  • Xút – Caustic soda (NAOH)
  • Chất khử Clo/Axit
  • Chất khử thuốc tím
  • Acid wash dạng bột
  • Enzyme rũ hồ
  • Enzyme tạo bông
  • Enzyme cắt lông
  • Hồ mềm vải silicone
  • Hồ chống khuẩn
  • Hồ mềm acid béo
  • Hồ mềm chống ozon
  • Chất giặt mền vải
  • Chất chống lem
  • Chất giữ màu
sản phẩm quần jeans tạo ra từ công đoạn whas khô và whas ướt
Hình Ảnh sản phẩm quần jeans tạo ra từ công đoạn whas khô và whas ướt

Toàn Thắng vừa giải đáp thắc mắc quy trình wash quần jean là gì? Giới thiệu quy trình wash khô và wash ướt đến các bạn thông qua nội dung bài viết trên đây. Hy vọng bài viết đã mang đến các thông tin hữu ích đến các bạn. 

Video Wash Quần Jeans Từ Cơ Bản Cho Đến Khấu Hoàn Thiện Sản Phẩm Bạn Nên Biết

Trích nguồn video Của Kênh ”chanh nguyễn youtube” Cách wash và tạo hiệu ứng thời trang cho quần jeans

Xem thêm các bài viết hữu ích khi cần sau:

Các xưởng in vải giá rẻ tại tphcm

các công ty nhuộm vải tại tphcm

địa chỉ bán vải da bò tại tphcm