Dệt vải là gì? Quy trình sản xuất vải sợi?

Bạn đã bao giờ thắc mắc dệt vải là gì? Quy trình sản xuất vải sợi ra sao chưa? Bài viết này của Thumuavaiton sẽ giúp bạn có thông tin chi tiết. Dệt vải là gì? Quy trình sản xuất vải sợi? Dù sử dụng vải hàng ngày, nhưng rất ít người nắm được quy trình sản xuất, đặc điểm của chất liệu quen thuộc đó. Trong bài viết này, Thumuavaiton.com sẽ giúp bạn tìm hiểu điều đó. Bài viết này sẽ giúp bạn có được cái nhìn đầy đủ hơn về trang phục mình đang mặc đó.

dệt vải là gì? quy trình sản xuất vải sợi
Hình Ảnh Cho Chúng ta thấy dệt vải là gì? quy trình sản xuất vải sợi là gì? bạn nên biết

Dệt vải là gì?

Dệt vải là khái niệm chỉ sự kết hợp các sợi ngang, sợi dọc để tạo thành một mạng lưới liên kết với nhau chặt chẽ – được gọi là tấm vải. Trước đây, quy trình này được thực hiện trên khung cửi, theo phương pháp thủ công.

Dệt vải là quá trình liên kết các sợi vải theo phương ngang, dọc để tạo thành tấm
Hình Ảnh : Dệt vải là quá trình liên kết các sợi vải theo phương ngang, dọc để tạo thành tấm

Nhờ quá trình hiện đại hóa, việc dệt vải đã được thực hiện chủ yếu bằng máy móc. Từ đó, nâng hiệu quả làm việc lên nhiều lần trong khi giảm bớt chi phí nhân công.

Sau khi tạo thành tấm, vải sẽ được đem nấu ở nhiệt độ cao, trong một hỗn hợp có chứa nhiều dung dịch hóa học khác nhau. Quy trình này nhằm mục đích tách, loại bỏ phần hồ và những tạp chất thiên nhiên còn tồn lại trong các sợi vải.

Trong quá trình dệt vải, những tấm vải sẽ liên tục được làm bóng để sợi cotton đạt độ trương nở cần thiết. Từ đó, tăng khả năng thấm nước, bắt màu của sợi khi nhuộm.

Trước khi tiến hành những công đoạn cần thiết, vải sẽ được tẩy trắng. Mục đích là làm cho sợi vải mất đi màu sắc tự nhiên, làm sạch hoàn toàn dầu mỡ và đảm bảo sợi đạt yêu cầu về độ trắng. Đây là việc cần thiết để bước sang quy trình tiếp theo là nhuộm màu cho vải.

Xem thêm dịch vụ thu mua vải may mặc tồn kho thanh lý tại đây

Tìm hiểu về những phương pháp sản xuất vải sợi

Phương pháp dệt thoi

Dệt thoi còn được biết đến với tên khác là dệt máy. Vải tạo ra từ phương pháp này có những sợi ngang, dọc đan xen theo phương vuông góc. Hiện tại, phương pháp này được phân chia thành 3 loại sau đây:

  • Vải satin.
  • Vải dệt trơn.
  • Vải chéo go.
Cấu tạo chung của tấm vải
Hình Ảnh Mô phỏng cấu tạo chung của tấm vải bạn nên biết

Loại vải được tạo nên từ phương pháp này sẽ có những tính chất sau đây:

  • Có cấu trúc rất bền do được tạo nên từ cách dệt đan xen.
  • Bề mặt vải có độ hở giữa các sợi vải rất nhỏ.
  • Độ co giãn kém.
  • Dễ bị nhàu khi vò, vo trong quá trình giặt.
  • Không bị quăn mép vải.

Phương pháp dệt kim

Phương pháp dệt này dùng kim dệt để tạo ra mối liên kết giữa các sợi hoặc tơ dài thành từng cuộn sợi khác nhau. Quy trình này được tạo ra nhờ nguyên tắc nâng lên, hạ xuống rồi kết hợp việc đóng mở các kim của hệ thống kim dệt, cam dệt để tạo tạo nên tấm vải,

Tính chất của loại vải dệt kim như sau:

  • Bề mặt vải thoáng, mềm và xốp.
  • Đàn hồi, co giãn tốt do kết cấu của cuộn sợi tương đối đặc biệt.
  • Có khả năng giữ nhiệt cho người mặc tốt, thấm hút tốt để người mặc thấy thoáng mát.
  • Vải dễ giặt máy, giặt tay, ít khi bị nhàu.
  • Các mép vải dễ bị quăn, vòng vải cũng dễ bị tụt hơn.

Chi tiết quy trình sản xuất vải sợi phổ biến nhất

Dưới đây, Thumuavaiton.com sẽ giúp bạn tìm hiểu về quy trình chung để sản xuất vải sợi với những giai đoạn chính.

Kéo sợi

Để có được vải sợi, nguyên liệu cần thiết chính là sợi vải. Đầu tiên, chúng ta hãy cùng xem, sợi vải được sản xuất như thế nào nhé.

Bước 1: Thu hoạch và đánh tung bông

Sợi được làm từ bông vải tự nhiên. Khi thu hoạch, bông vải được đóng lại dưới dạng những kiện bông thô tự nhiên. Chúng chứa các sợi bông với kích thước đa dạng, còn lẫn nhiều tạp chất. Như đất, bụi, lá khô…

Một bước của quy trình kéo sợi trong nhà máy
Hình Ảnh : Quy trình se và kéo sợi vải trong nhà máy hiện đại nhất

Nguyên liệu này sau khi thu về sẽ được đánh tung (trước đây là bật bông). Sau đó làm sạch để thu được bông dưới dạng các tấm phẳng, có độ đồng đều nhất định.

Bước 2: Tiến hành kéo sợi bông

Bông tấm sẽ được đưa vào để kéo sợi thô với mục đích làm tăng, làm đồng đều kích thước các sợi. Đồng thời, đảm bảo độ bền của chúng và đánh bóng sợi thành từng ống khác nhau theo quy định riêng về kích thước.

Bước 3: Hồ sợi dọc

Khi những sợi bông đã được kéo hoàn thiện, quá trình tiếp theo chính là hồ sợi dọc. Quá trình này sẽ cần đến hồ tinh bột, các loại tinh bột biến tính và một vài loại hồ nhân tạo cần thiết như sau:

  • Polyacrylat
  • Polyvinynalcol PVA

Sử dụng những chất này sẽ giúp tạo một màng hồ bao quanh các sợi bông. Từ đó, gia tăng độ bền, độ trơn, độ bóng của sợi đến mức cần thiết. Từ đó, có thể dệt vải mà không làm đứt sợi hay khiến vải bị xổ mặt, không đạt được độ mịn, trơn như yêu cầu.

xem thêm dịch vụ bán vải khúc vải cây tại đây

Chi tiết quá trình sản xuất vải sợi

Dưới đây, hãy cùng Thu Mua Vải Tồn tìm hiểu về quy trình này một cách đầy đủ nhất nhé.

Bước 1: Dệt vải

Từ sợi vải, nhân công sẽ tiến hành dệt để tạo thành từng tấm vải. Trong suốt quá trình này, vải sẽ liên tục được xử lý bằng những phương pháp vật lý, hóa học khác nhau. Từ đó, đảm bảo yêu cầu cho các công đoạn xử lý, nhuộm màu để hoàn thiện sản phẩm.

Hiện tại, việc dệt vải được thực hiện công nghiệp trong các nhà máy lớn
Hình Ảnh cho thấy Hiện tại, việc dệt vải được thực hiện công nghiệp trong các nhà máy lớn

Với quá trình này, máy dệt vải công nghiệp sẽ liên tục thực hiện các chuyển động như sau:

  • Miệng thoi của máy: Nâng và hạ các sợi dọc bằng dây nịt để tạo thành các vết đứt, mở giữa những sợi dọc mà sợi đi ngang qua.
  • Dệt sợi ngang: Đưa sợi ngang tấm vải bằng con thoi qua liên tục.
  • Đập sợi: Đóng gói các sợi ngang vào vải để làm cho nó nhỏ gọn hơn.
  • Lấy sợi:  Cuộn vải mới hình thành lên chùm vải theo đúng yêu cầu.
  • Xả: Giải phóng sợi khỏi các chùm sợi dọc theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật.

Mục đích của quá trình này nhằm thực hiện những việc sau:

  • Từ sợi vải dệt thành 1 tấm vải.
  • Đánh bông các sợi vải trong suốt quá trình này để đảm bảo nó có khả năng trương nở và bắt màu, thấm nước thật tốt.
  • Tẩy để vải mất đi màu tự nhiên của sợi bông. Đồng thời loại bỏ các tạp chất. Vì chỉ khi vải có độ trắng như yêu cầu nó mới có thể thấm màu nhuộm, tạo được các hoa văn đúng với mong muốn của người dùng.

Bước 2: Tiến hành nhuộm và hoàn thiện vải

Sau khi dệt, chúng ta chỉ có 1 tấm vải với màu thô của nó mà thôi.  Lúc này, sẽ cần nhuộm, hoàn thiện để tạo màu nền cũng như các hoa văn trên bề mặt sợi vải.

Vải sẽ được tạo màu với thuốc nhuộm cùng các chất phụ gia hữu cơ. Chúng giúp tăng khả năng gắn màu vào sợi vải theo đúng ý muốn của nhà sản xuất.

Vải sẽ được nhuộm màu vói nhiều hóa chất khác nhau
Hình Ảnh Vải được nhuộm thành nhiều màu với nhiều thuốc nhuộm và hóa chất khác nhau

Quá trình này diễn ra với nhiều bước sử dụng hóa chất, phụ gia, thuốc nhuộm… Tất cả nhằm đáp ứng các điều kiện cần thiết cho các sợi vải bắt màu, tạo hoa văn.

Sau mỗi quá trình nhỏ trong suốt lúc nhuộm, vải lại được giặt nhiều lần. Từ đó, tách bỏ các hợp chất, chất bẩn và màu không như ý còn gắn trên sợi vải và phục vụ cho việc nhuộm màu khác.

Cuối cùng, nhân công sẽ sử dụng máy móc để wash vải. Mục đích của quy trình này là đảm bảo các yếu tố sau của vải thành phẩm:

  • Làm mềm mịn vải.
  • Tăng độ bền cho vải.
  • Chống tình trạng co rút.
  • Giúp vải không bị ra màu trong khi sử dụng.

xem thêm dịch vụ thu mua chỉ may tồn kho tại đây

Kết luận

Có thể thấy, việc dệt vải dù đã được thực hiện công nghiệp nhưng vẫn bao gồm rất nhiều bước khác nhau. Trong toàn bộ quá trình, các kỹ thuật cần được đảm bảo một cách cẩn thận để vải có chất lượng tốt, đảm bảo tính thẩm mỹ.

sản phẩm vải được dệt và nhuộm hoàn thiện rất đẹp tại Công ty Vải Toàn Thắng
Hình Ảnh sản phẩm vải được dệt và nhuộm hoàn thiện rất đẹp tại Công ty Thu Mua Vải Toàn Thắng

Hy vọng bài viết này giúp bạn hiểu rõ dệt vải là gì? Quy trình sản xuất vải sợi? Nếu bạn đang muốn mua vải hay cần hỗ trợ các thông tin liên quan, gọi ngay cho chúng tôi để trao đổi và được hỗ trợ nhé.

tham khảo thêm một số bài viết hữu ích sau đây:

các công ty wash quần áo giá rẻ tại tphcm

các xưởng cắt may gia công vải giá rẻ tại tphcm

chợ vải phú thọ hòa

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *