Tổng hợp các loại vải trong may mặc bạn nên biết

Vải may mặc xuất hiện ngày càng nhiều, với các đặc điểm riêng biệt, đem lại cho bạn rất nhiều lựa chọn, đáp ứng nhu cầu may mặc và thời trang. Sau đây là tổng hợp các loại vải trong may mặc cực phổ biến, giúp bạn hiểu rõ hơn về nguồn gốc, ưu nhược điểm của từng loại. Cùng ”Thu Mua Vải Toàn Thắng” đón đọc bài viết dưới đây nhé.

các loại vải ngành may mặc
tổng hợp các loại vải ngành may mặc

Vải cotton

Hình Ảnh Vải Cotton
Vải cotton – vật liệu vải có tính ứng dụng cao

Vải cotton là một trong các loại vải trong may mặc được sử dụng nhiều nhất. Nó được làm từ sợi tự nhiên có ở cây bông vải. Để sản xuất ra vải cotton, người ta sẽ kết hợp sợi tự nhiên với một số thành phần hóa học khác, nhằm đem lại độ bền và co giãn hoàn hảo, thấm hút mồ hôi tốt. 

Vải cotton có 3 loại:

  • Cotton thun
    • Độ bền cao, phù hợp với nhiều môi trường, thời tiết.
    • Dễ thấm mồ hôi, giảm nhiệt tốt.
    • Bền màu, không bị phai khi giặt.
    • Vải mềm, không kích ứng da.
    • Thân thiện với môi trường.
  • Cotton lạnh
    • Được làm từ Polyester hoặc Nilon.
    • Bề mặt trơn láng và mịn, không nhăn.
    • Độ bền khá cao, ít phai màu.
    • Vải thấm hút mồ hôi kém hơn so với cotton thun.
  • Cotton lụa
    • Cotton lụa được dệt từ cotton thiên nhiên và lụa tơ tằm. Do đó giá thành khá rẻ.
    • Chất vải mềm mại, bóng mượt, mát mẻ.
    • Thích hợp với mọi điều kiện thời tiết.
    • Không bị nhàu, nhăn khi giặt giũ.

Vải kaki

hình ảnh vải kaki
hình ảnh vải kaki

Nguyên liệu chính tạo nên vải kaki là các sợi tổng hợp dệt chéo. Ưu điểm của loại vải này là nhẹ, bền, dày, không nhăn, giữ màu tốt, thường được ứng dụng để may đồng phục công sở, quần ống đứng, áo sơ mi nam,…

Vải kaki có 2 loại:

  • Kaki thun: Loại này có pha thêm Spandex để tạo sợi vải co giãn, dễ chịu khi mặc. Kaki thun thường dùng may đầm, chân váy, vest…
  • Kaki không thun: Loại này ít nhăn, có độ cứng cao. Kaki không thun thường dùng để may quần tây, quần áo bảo hộ lao động,…

Vải kate

Hình ảnh Vải Kate
Vải kate được làm từ cotton kết hợp polyester

Vải kate thuộc vải sợi tổng hợp. Nó được làm từ cotton kết hợp polyester. Vải kate được nhiều người ưa chuộng vì có độ mềm mịn cao, thông thoáng, ít nhăn, khó phai màu. Ứng dụng của vải kate là sản xuất đồng phục học sinh, trang phục công sở hoặc may chăn ga gối nệm.

Xem thêm dịch vụ thu mua vải kate giá cao tận nơi tại đây

Vải kate khá đa dạng, bao gồm các loại:

  • Vải Kate Silk: Vải mềm, mượt và bền màu, tuy nhiên thấm hút mồ hôi hơi kém.
  • Vải Kate Mỹ: Vải bóng, mềm mịn, nhiều màu sắc, thẩm mỹ cao.
  • Vải Kate Polin: Vải có độ dày lớn, thấm hút tốt.
  • Vải Kate Ford: Vải dày, dễ bị đổ lông. 
  • Vải Kate sọc: Vải có giá thành khá cao, thường dùng may áo sơ mi.
  • Vải Kate Hàn Quốc: Vải mỏng, thấm hút kém.

Vải lanh

Vải lanh được dệt từ cây lanh, ưu điểm của nó là mềm, nhẹ, thấm hút mồ hôi tốt, cho cảm giác mặc thoải mái, mát mẻ. Đặc biệt khá bền bỉ, sử dụng lâu dài. Tuy nhiên, vải dễ bị nhăn và có giá thành cao.

Xem thêm:

Vải lanh là gì?

Top 10 cách phối đồ cho nữ mập lùn

Vải nỉ

Vải nỉ cũng là một trong số các loại vải trong may mặc thường gặp, nó được làm từ sợi vải thông thường và sợi len. Bề mặt vải mềm mịn, khó nhàu, không bị bạc màu, giữ ấm, thấm nước tốt. Tuy nhiên, vải có nhược điểm là gây nóng và bí hơi.

Vải nỉ có 2 loại:

  • Vải nỉ Hàn Quốc: Mềm mịn, co giãn tốt. 
  • Vải nỉ thường: Mỏng, có lông nhẹ, co giãn ổn, giá thành rẻ hơn.

Vải len

Nguồn gốc chính của vải len là lông động vật. Cụ thể người ta thường lấy các loại vải len từ con dê Cashmere, thỏ Angora, cừu Merino, lạc đà Alpaca,… Ngoài ra nó cũng được sản xuất từ sợi tổng hợp PAC.

Hình ảnh vải len
Vải len có nguồn gốc từ lông động vật

Tính chất của vải len là đàn hồi tốt, đem lại sự dễ chịu khi mặc, giữ nhiệt vào mùa đông ổn. Tuy nhiên, nó dễ bị hỏng nếu bảo quản trong môi trường có kiềm, dễ ám mùi.

Hình 3: Vải len có nguồn gốc từ lông động vật.

Vải thô

Vải thô được cấu tạo từ những chất liệu bông và gai tự nhiên, co giãn bốn chiều cực tốt, bề mặt đơn giản và thoáng mát. Thế nhưng nó có nhược điểm là cứng và dày, có thể gây khó chịu với một số người.

Vải thô có 2 loại:

  • Vải thô mộc: Chất vải khá cứng, thường ứng dụng để may quần áo có form đứng.
  • Vải thô lụa: Chất vải mềm mịn, khá mát, thấm hút tốt. Vải thô lụa tạo cảm giác thanh lịch, sang trọng và nhẹ nhàng.

Vải lụa

Vải lụa được dệt từ tơ tằm. Với vẻ ngoài mềm, mượt, thấm hút cực tốt, vải lụa tạo cảm giác quý phái và quyến rũ cho người mặc. Tuy nhiên, hạn chế của nó là nhanh giòn và úa vàng. 

Vải lụa được chia thành các loại sau: Lụa tơ tằm, Lụa satin, Lụa cotton, Lụa Twill, Lụa 2 da, Lụa gấm, Lụa Damask Silk và Lụa đũi.

Vải voan

Các mẫu đầm may từ vải voan
Các mẫu đầm may từ vải voan

Vải voan thuộc nhóm sợi tổng hợp nhân tạo. Nó có đặc tính mềm mịn, rất nhẹ và mỏng. Với ưu điểm nhiều màu sắc và không nhăn, vải voan thường được dùng để may trang phục mỏng nhiều lớp.

Vải đũi

Vải đũi thường được lựa chọn bởi những người theo đuổi phong cách giản dị, nhẹ nhàng. Chất vải khá xốp, nhẹ và thoáng mát. Tuy nhiên nó lại có điểm trừ là dễ nhăn khi sử dụng. Vải đũi có 3 loại chính là vải đũi thô, đũi xước và đũi thêu hoa.

Vải tuyết mưa

Vải tuyết mưa được làm từ các loại sợi Viscose, Polyester Nylon hoặc sợi Spandex. Vải có đặc điểm co giãn cao, độ dày vừa phải, thấm hút mồ hôi tốt và rất thoáng mát. 

Vải visco

Vải visco được dệt từ sợi Xenlulose, tìm thấy ở cây tre, đậu nành hoặc cây mía. Lợi thế của chất vải này là kháng khuẩn tốt, an toàn, mềm, không tích điện, đa dạng màu sắc và giá thành khá rẻ. Người ta thường ứng dụng vải visco để may chăn ga gối nệm.

Vải visco có tính kháng khuẩn tốt, mềm, và nhiều màu sắc
Vải visco có tính kháng khuẩn tốt, mềm, và nhiều màu sắc

Nhược điểm đáng nói ở vải visco là dễ cháy, khó vệ sinh và có thể gây ô nhiễm môi trường nếu quá trình khai thác dày đặc.

Vải bamboo

Vải bamboo được sản xuất từ xơ của cây tre, có pha trộn với một vài chất liệu khác, để tạo hiệu ứng bền đẹp và thẩm mỹ cao. Với khả năng hút ẩm, kháng khuẩn và khử mùi tốt, vải bamboo thường dùng để may quần áo cho trẻ em. Tuy nhiên giá thành của loại vải này khá đắt đỏ.

Vải denim

Vải denim có nguồn gốc từ rất lâu, khoảng cuối thế kỷ 18. Nó được dệt từ bông cứng, tạo nên những sợi đan chéo nhau. Ngoài ra, vải còn có thể kết hợp với sợi polyester hoặc lycra, để đem lại vật liệu vải bền và chống nhăn hơn. 

Như vậy với tất tật các loại vải trong may mặc thường được sử dụng ở bài viết trên đây, bạn đã có cho mình danh sách các lựa chọn thú vị. Từ đó dễ dàng tìm được loại vải ưng ý nhé.

Video nói về 22 loại vải trong may mặc thường gặp

Trích nguồn 22 loại vải cơ bản trong may mặc coppy từ youtube của kênh ”Kỹ thuật may”

6 thoughts on “Tổng hợp các loại vải trong may mặc bạn nên biết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *