Vải phi lụa là gì? Ưu nhược điểm vải phi lụa mới nhất 2023

vải phi lụa
vải phi lụa đẹp

Vải phi lụa trên thị trường đang rất được ưa chuộng bởi sở hữu những đặc điểm nổi bật riêng. Chất vải đẹp, bền màu, mát khiến khách hàng ưu tiên lựa chọn mỗi khi hè đến. Vậy vải phi lụa là gì? Để rõ hơn về dòng vải này bạn đọc hãy xem ngay bài viết bên dưới cùng Thu Mua Vải Toàn Thắng.

Vải phi lụa là gì?

Vải phi lụa là một loại vải dệt từ sợi tơ tằm, có nguồn gốc nguyên liệu từ tự nhiên. Vải được làm từ sợi tơ tằm nên khi dệt thành vải sẽ có màu sắc óng ánh vô cùng đẹp mắt, sang trọng, cuốn hút. Do vải phi lụa làm từ nguyên liệu tự nhiên nên độ co giãn gần như không có và độ bền thấp nên cần bảo quản cẩn thận.

Vải phi lụa được làm từ sợi tơ tằm tự nhiên 100%
Vải phi lụa được làm từ sợi tơ tằm tự nhiên 100%

Xem thêm dịch vụ thu mua vải khúc thanh lý tại đây

Một số loại vải phi lụa phổ biến trên thị trường thường dùng

Trên thị trường có rất nhiều loại vải phi lụa. Dựa vào đặc tính của mỗi loại mà chúng sẽ được phân chia ra thành những loại như sau:

1. Lụa tơ tằm

Vải phi lụa tơ tằm đúng như tên gọi là loại vải làm từ sợi tơ tằm, lưu giữ những nét cổ truyền của làng nghề trồng dâu nuôi tằm. Vải được dệt hoàn toàn thủ công từ sợi tơ tằm 100% nên chất vải có độ mềm mịn hiếm có. Do có độ bền cao cùng với những họa tiết thêu thủ công tinh xảo khiến cho vải phi lụa tơ tằm trở thành chất liệu cao cấp. Vải mặc rất thoáng mát nhưng giá thành khá cao nên loại này chỉ được giới thượng lưu ưa chuộng.

Vải phi lụa dễ kết hợp với các chất liệu khác để tạo nên loại vải mới
Vải phi lụa dễ kết hợp với các chất liệu khác để tạo nên loại vải mới

2. Vải phi lụa satin

Vải phi lụa satin là loại vải có sự kết hợp giữa dệt sợi tơ tằm tự nhiên và sợi satin nhân tạo. Khi kết hợp hai chất liệu này với nhau sẽ tạo ra loại vải có độ bóng, độ mềm mịn rất riêng biệt. Độ bền của vải cũng cao hơn và có một điểm cộng đó là vải rất dễ in hoa văn trên bề mặt. Với đặc tính này mà vải phi lụa satin thường được ứng dụng khi thiết kế đầm dạ hội. Đây cũng là loại vải rất được người tiêu dùng ưa chuộng.

3. Vải phi lụa cotton

Đây là loại vải có sự kết hợp giữa chất liệu lụa và vải cotton. Loại vải này có đặc tính không bị nhăn khi sử dụng, sở hữu độ mềm mại, bóng sáng vừa đủ để khiến người dùng luôn cảm thấy thoải mái, tự tin nhất. Thêm một ưu điểm nữa của vải phi lụa cotton đó là có khả năng chống chịu nhiệt cao. Vì vậy người dùng có thể thoải mái sử dụng cho cả 4 mùa trong năm.

Xem thêm dịch vụ thu mua quần áo tại đây

4. Phi lụa Twill

Vải phi lụa Twill có khả năng thấm hút mồ hôi vượt trội, giữ nhiệt tốt. Người dùng hoàn toàn có thể yên tâm khi diện các trang phục làm từ loại vải này khi vận động, chơi thể thao. Một đặc tính nổi bật nữa khiến người dùng yêu thích loại vải này đó là chất liệu mặc rất thoải mái, có độ mềm mại dễ chịu.

Tuy nhiên có một điểm cần lưu ý nhỏ đó là không nên chọn trang phục màu trắng làm từ vải phi lụa Twill. Chất vải này dễ bị ố vàng dưới tác động của mồ hôi và môi trường bên ngoài. Độ bóng của vải lụa Twill không cao nên rất thích hợp để may quần áo diện mùa hè.

5. Vải lụa gấm

Vải lụa gấm có chất liệu dày dặn, có hoa văn tinh xảo rất chân thực. Với đặc điểm này mà loại vải này thường được dùng để may đầm dạ hội hay đầm đi tiệc. Khi diện những trang phục làm từ vải lụa gấm sẽ làm nổi bật bạn trước đám đông bởi sự đẹp mắt, sang trọng, hiện đại toát ra.

6. Vải phi lụa đũi

Loại vải này là sự kết hợp giữa chất liệu vải đũi và vải lụa. Vải có trọng lượng khá nhẹ, có độ mềm mịn nhất định và có độ bóng thấp. Vải phi lụa đũi thích hợp để may các trang phục mùa đông mang đến sự ấm áp, sang trọng cho người mặc.

Vải phi lụa có nhiều màu sắc đẹp mắt
Vải phi lụa có nhiều màu sắc đẹp mắt

7. Vải phi lụa giấy

Nghe cái tên thôi chắc chắn bạn sẽ thấy được sự mỏng manh của loại vải này. Vải phi lụa giấy có đặc tính là sự mỏng nhẹ như giấy nhưng không bị nhăn nhúm, co rút. Vì vậy loại vải này rất thích hợp cho những bạn nhân viên văn phòng, giáo viên.

8. Vải phi lụa cát

Đây là loại vải khá độc đáo với bề mặt sần và nhám giống như các hạt cát xếp khít cạnh nhau. Vải phi lụa cát có tính ứng dụng cao trong đời sống, thích hợp dùng để may rèm cửa, may váy, đồ bộ,…

Ưu điểm, nhược điểm của vải phi lụa là gì?

Để xem vải phi lụa có tốt không và chọn được loại vải phù hợp thì bạn hãy dựa vào như những đánh giá ưu điểm, nhược điểm dưới đây. Cụ thể:

Về ưu điểm

Vải phi lụa được nhiều người dùng yêu thích bởi sở hữu những ưu điểm nổi bật như:

  • Vải có màu sắc óng ánh tự nhiên rất đẹp mắt, đặc biệt khi có ánh sáng chiếu vào sẽ thấy được sự lấp lánh đó rõ ràng hơn.
  • Vải phi lụa có thể dễ dàng kết hợp với các chất liệu khác để tạo nên nhiều loại vải đa dạng khác nhau. Cụ thể như: satin, gấm, cotton,…
  • Vải có trọng lượng nhẹ, có độ mềm mịn, sờ rất mượt khi chạm tay vào.
  • Có khả năng giữ nhiệt tốt.
  • Có độ bền chắc, trơn láng không bị nhăn khi diện đồ giúp tiết kiệm nhiều thời gian, chi phí cho việc là ủi.
  • Có tính thẩm mỹ cao.
  • Bảng màu vải phong phú, tươi sáng.
Vải phi lụa có độ bóng lấp lánh, trọng lượng nhẹ, rất mềm mịn
Vải phi lụa có độ bóng lấp lánh, trọng lượng nhẹ, rất mềm mịn

Về nhược điểm

Mặc dù có nhiều ưu điểm nhưng vải phi lụa vẫn có một số nhược điểm đáng nói đến như sau:

  • Chất vải không thấm hút mồ hôi nên khi mặc trong mùa hè sẽ có cảm giác dính vào da và hơi bí.
  • Mặc vải phi lụa màu sáng rất dễ gây ra các vết ố vàng ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ cho người mặc.
  • Do sự trơn bóng từ chất liệu tơ tằm nên các sản phẩm làm từ loại vải này khá khó may.

Cách nhận biết chất vải phi lụa là gì?

Vải phi lụa có khá nhiều loại nên sẽ khiến người dùng chưa am hiểu sẽ nhận biết khá khó khăn. Tuy nhiên nếu chú ý quan sát một vài chi tiết thì bạn sẽ dễ dàng nhận biết chất vải. Một số dấu hiệu nhận biết vải phi lụa đơn giản như sau:

  • Sờ vào vải cảm nhận rõ được độ mát, rất mềm mại và có độ bóng lấp lánh từ tơ tằm.
  • Quan sát hoa văn trên vải bạn sẽ dễ dàng nhận biết vải được làm thủ công hay làm công nghiệp. Đối với vải làm thủ công khi quan sát kỹ sẽ thấy các đoạn tạm dừng và chú trọng nhiều vào các kiểu dáng họa tiết truyền thống. Vải phi lụa công nghiệp các hoa văn sẽ đều tăm tắp, hoa tiết được may theo kiểu hiện đại.
  • Đốt vải phi lụa từ tơ tằm tự nhiên sẽ không sinh ra mùi khó chịu, tro thu được không bị vón cục mà tách rời nhau. Đối với vải đốt bị vón cục không tách rời nhau thì đây không phải là vải phi lụa tự nhiên.
Sờ vào vải phi lụa rất mát tay, trơn láng, mềm mịn
Sờ vào vải phi lụa rất mát tay, trơn láng, mềm mịn

Ứng dụng trong đời sống của vải phi lụa là gì?

Vải phi lụa có thể dùng để may nhiều trang phục khác nhau hoặc các vật dụng trang trí rất đẹp mắt. Cụ thể:

  • May đầm body 2 dây giúp tôn dáng, đem lại sự đẳng cấp, sang trọng, quý phái cho người mặc.
  • May đầm xòe tạo nét thanh lịch, nữ tính, sang trọng.
  • May váy ngủ, đồ bộ tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu cho người mặc.
  • May rèm cửa, khăn trải bàn để trang trí nội thất. Chất liệu vải này sẽ giúp tạo nên sự thanh lịch, sang trọng cho không gian ngôi nhà.
  • May chăn ga gối từ vải phi lụa.
Vải phi lụa may quần áo tạo nên sự sang trọng, thanh lịch cho các quý cô
Vải phi lụa may quần áo tạo nên sự sang trọng, thanh lịch cho các quý cô

Lời kết

Với toàn bộ những thông tin trên bài viết sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ vải phi lụa là gì và những ưu điểm, nhược điểm của loại vải này. Qua đó sẽ giúp bạn đọc có thể lựa chọn được loại vải phù hợp tùy vào từng nhu cầu mục đích sử dụng của mình.

Công Ty Thu Mua Vải Toàn Thắng

  • Cơ sở 1: Văn phòng tại 48/36 phạm văn xảo phường phú thọ hòa quận tân phú, Thành phố Hồ Chí Minh 700000
  • Cơ sở 2: 43 Phan Chu Trinh, Phường Bến Thành, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh 70000
  • Cơ sở 3:  B13F/182 Đ. Liên Khu 5-6, Ấp 2, Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh Chí Minh 70000
  • Điện thoại / zalo : 0911 358 967
  • Email: chuyenthumuavaitoncongty@gmail.com
  • Website :  https://thumuavaiton.com/

Xem thêm dịch vụ thu mua nguyên phụ liệu ngành may