Xử lý nước thải dệt nhuộm vải – Quy trình thực hiện như thế nào?

nước thải dệt nhuộm
Hình ảnh cho ta thấy màu của nước thải dệt nhuộm xã ra

Xử lý nước thải dệt nhuộm không phải là vấn đề đơn giản. Ngành may mặc sử dụng lượng lớn nước nhằm sản xuất liên tục đồng thời thải ra môi trường lượng nước thải đáng kể. Do đó, xử lý nước thải trong quá trình dệt nhuộm được quan tâm rất nhiều. Cùng ”Công Ty Thu Mua Vải Toàn Thắng” tìm hiểu quá trình này và tầm quan trọng của nó. 

Lý giải vì sao cần xử lý nước thải dệt nhuộm vải? 

Trong quá trình sản xuất vải, nguồn tạo ra nước thải dệt nhuộm chủ yếu là ở khâu giặt, làm mềm vải và nhuộm. Các chất thải trong thành phần nước dệt nhuộm bao gồm các nhóm như sau:

  • Hóa chất, các chất trợ (textile auxiliavies), phẩm nhuộm (dyestuffs), hồ (siling agent) các chất xử lý hoàn tất (finishing agents),…
  • Một số tạp chất thiên nhiên (naturelly occring dirt), dầu mỡ trong sợi bông (cotton), sợi len (wool), muối
  • Các sợi (fibers) bị tác động hóa học và cơ học khi gia công xử lý làm tách ra 

Các chất này trong nước thải công nghiệp ngành dệt nhuộm vải vóc và phụ liệu may sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến môi trường. Cụ thể, các tác động cụ thể của nó là:

  • PH của nước thải cao quá hoặc thấp quá (môi trường kiềm hay môi trường acid), ảnh hưởng sự tồn tại và phát triển của các loài thủy sinh
  • Các chất trong nước thải khó phân hủy, lượng chất rắn lơ lửng và hòa tan cao hơn quy định đủ khả năng tiêu diệt các loại vi sinh vật
  • Các chất khử làm giảm DO trong nguồn nước 
  • Ion kim loại nặng gây ảnh hưởng bất lợi đến nguồn nước 
  • Chất tạo màu, màu sắc nước thải làm giảm tính thẩm mỹ, ngăn cản quá trình quang hợp của các vi sinh vật có trong nước
  • Ảnh hưởng dài lâu đến mạch nước ngầm, tăng khả năng tích tụ sinh học của các sinh vật trong nước 
Nước thải dệt nhuộm có thành phần gây ô nhiễm rất lớn
Hình ảnh cho thấy Nước thải dệt nhuộm có thành phần gây ô nhiễm rất lớn

Chính vì thành phần nước thải dệt nhuộm phức tạp, gây ô nhiễm môi trường nên cần phải có biện pháp xử lý phù hợp. Xử lý nước thải dệt nhuộm đúng cách sẽ hạn chế tác động tiêu cực đến môi trường nước và cuộc sống lâu dài.

Xem Thêm dịch vụ thu mua vải tồn kho của chúng tôi tại đây

Quy trình xử lý nước thải dệt nhuộm cơ bản gồm các bước nào

Quy trình xử lý nước thải dệt nhuộm khá phức tạp, trải qua nhiều công đoạn khác nhau. Muốn xử lý tốt nguồn nước thải này cần đầu tư hệ thống máy móc và các bước quy trình cơ bản như sau.

Bể thu gom – Bước đầu xử lý nước thải dệt nhuộm 

Nước thải sẽ đi qua hệ thống thoát nước sẽ được đưa vào bể thu gom. Lúc này, song chắn rác của bể thu gom giữ lại các chất thải rắn, hợp chất kim loại. Các chất thải này sau khi được giữ lại sẽ được vớt bỏ theo định kỳ.  Tại đây, nước thải dệt nhuộm cũng sẽ được giải nhiệt, sao cho nhiệt chỉ còn khoảng 40 độ C. 

Bể thu gom là bước đầu xử lý nước thải dệt nhuộm
Hình Ảnh Cho Thấy Bể thu gom là bước đầu xử lý nước thải dệt nhuộm

Xem thêm bài viết nói về Máy nhuộm liên tục là gì tại đây

Đưa nước thải dệt nhuộm vào bể điều hòa

Bể điều hòa dùng để điều hòa lưu lượng và nồng độ ô nhiễm. Nước thải khi đã hạ nhiệt sẽ đưa vào bể này. Các chất dinh dưỡng là N và P sẽ được thêm vào theo tỷ lệ BOD:N:P = 100:5:1. Dưới đáy bể có lắp sục khí để điều hòa chất dinh dưỡng khi hòa trộn cùng nước thải. Tại bể này thì các chất hữu cơ phân hủy nhanh, để vào quá trình tiếp theo.

Nước thải đến khu vực bể keo tụ – tạo bông

Nước thải sẽ đưa tiếp đến bể keo tụ, các hóa chất như polymer, phèn nhôm PAC sẽ được thêm vào nước. Các bông cặn có kích thước lớn sẽ được tạo ra, bám dính và dễ lắng xuống.

Di chuyển nước thải đến bể lắng

Nước sau khi tạo bông sẽ được đưa đến bể lắng nhằm loại bỏ chất lơ lửng. Quá trình khử NO3 thành N2 sẽ bắt đầu, N2 sẽ thoát ra. Xuất hiện phản ứng này là do 2 loại sinh vật là Nitrosomonas và Nitrobacter thực hiện.

Xử lý nước thải dệt nhuộm ở bể sinh học hiếu khí 

Trong bể này, máy thổi khí vận hàng nhằm cung cấp oxi cho sinh vật hiếu khí hoạt động.  Các sinh vật này sẽ phân hủy hợp chất hữu cơ tạo thành CO2 và H2O. Ngoài ra, trong bể còn có giá thể vi sinh, các giá thể này khử N và P còn tồn đọng trong nước. Qua bể sinh học hiếu khí, nước thải sẽ được xử lý khá mạnh. Cụ thể là trong nước BOD giảm 85 – 95%phốt pho giảm 70 – 75%, Nitơ giảm 80 – 85%.

Quy trình xử lý nước thải tại bể sinh học hiếu khí 
Hình ảnh Cho Thấy Quy trình xử lý nước thải tại bể sinh học hiếu khí

Tìm hiểu thêm quy trình wash khô là gì tại đây

Bể trung gian khi xử lý nước thải

Bể trung gian sục khí liên tục để cho hợp chất màu và nước thải hòa trộn với nhau. Sau đó, dùng hóa chất HANO để xử lý màu có trong nước thải dệt nhuộm một cách hiệu quả.

Khử trùng nước thải dệt nhuộm

Tiếp theo, trong quá trình xử lý nước thải dệt nhuộm để khử trùng. Các vi khuẩn gây bệnh sẽ được loại bẻ bằng phương pháp oxi hóa mạnh (dùng Chlorine hoặc hợp chất Chlorine khử trùng). 

Khử trùng nước thải dệt nhuộm với Chlorine hoặc hợp chất Chlorine
Khử trùng nước thải dệt nhuộm với Chlorine hoặc hợp chất Chlorine

Nước thải được đưa đến bể chứa bùn

Trong suốt quá trình xử lý, bùn sẽ được thu hồi lưu trữ ở bể chứa bùn, tách nước. Nước tiếp tục đưa lại bể điều hòa và xử lý lại. Lớp bùn sẽ được xe chuyên dụng đến thu gom.  

Xử lý nước thải dệt nhuộm là quá trình phức tạp, cần tuân thủ để đem đến hiệu quả tốt nhất. Trong quá trình vận hành ngành dệt may, đây là bước quan trọng trước khi đưa nước thải ra môi trường. Xử lý tốt nguồn nước thải này sẽ hạn chế ô nhiễm môi trường, tạo nên sự phát triển bền vững.

Xem thêm bài viết bật mí hết các công ty nhuộm giá rẻ tại tphcm