Vải lanh là gì? Những điều bạn cần biết về vải lanh

Khi nhắc đến vải Lanh chắc hẳn chúng ta sẽ không quá bất ngờ, vì độ phổ biến của nò trên thị trường may mặc, đặc biệt là mỗi độ hè về. Vậy bạn có biết vải lanh là gì không? Nó có nguồn gốc từ đâu? …

Hãy cùng ”thu mua vải tồn Toàn Thắng” đi tìm hiểu những điều cơ bản về vải lanh mà bạn cần biết nhé!

Vải Lanh là gì?

Đúng như tên gọi của nó, vải lanh là loại vải được sợi, vỏ hoặc phần xơ 100% của cây lanh. Cây lanh là loại cây sống chủ yếu ở những vùng khí hậu mát mẻ, cụ thể ở Việt Nam thì loài cây này được trồng và sống chủ yếu ở cùng Tây Bắc nước ta (nơi có nhiệt độ tương đối thấp so với cả nước).

Hình Ảnh Cây Lanh được thu hoạch về dệt ra vải lanh
Hình Ảnh Cây Lanh được thu hoạch về dệt ra vải lanh

Khi xưa còn lạc hậu, những người thợ dệt vải phải mất rất nhiều thời gian và công sức để quay tơ để có thể sản xuất ra những tấm vải Lanh. Nhưng khi công nghệ loài người phát triển, máy móc đã can thiệp và hỗ trợ nên quá trình dệt sản xuất cũng trở lên đẽ dàng hơn.

Nguồn gốc của vải Lanh

Nhiều nghiên cứu cho rằng, vải lanh đã xuất hiện cách đây khoảng 36000 năm. Điều đó được chứng minh bởi những xác ướp Ai Cập cổ đại đã sử dụng những loại vải này để quấn quanh người. Người ta nhận thấy sau 1 khoãng thời gian rất dài mà loại vải nãy không hề bị thời tiết tác động và phá huỷ đi.

Hình Ảnh xác ướp Ai Cập cổ đại đã sử dụng vải lanh để quấn quanh người
Hình Ảnh xác ướp Ai Cập cổ đại đã sử dụng vải lanh để quấn quanh người

Cho đến những năm 1685, tại các bán đảo của vương quốc Anh đã bắt đầu xuất hiện loại vải lanh này. Từ đó, Ireland đã trở thành trung tâm sản xuất vải lanh lớn nhất trên thế giới lúc bấy giờ. Tuy nhiên một thời gian sau, vải lanh dần bị sử dụng hạn chế bởi quy trình sản xuất ra loại vải này vô cùng khó khăn, phức tạp và mất rất nhiều thời gian.

Quy trình, phương pháp sản xuất vải lanh

Để có những tấm vải lanh vừa mềm vừa thoáng mát để bày bán trên thị trường, những người thợ ngày xưa đã phải mất rất nhều thời gian và công sức để có được. Ngày nay, với sự hỗ trợ của máy móc, quy trình sản xuất ra vải Lanh cũng trở lên dễ dàng hơn nhiều nhưng vẫn phải qua những bước sau:

Bước 1: Thu hoạch nguyên liệu

Thu hoạch nguyên liệu cây lanh
Thu hoạch nguyên liệu cây lanh

Nguyên liệu ở đây được đề cập đến chính là cây Lanh. Để vải sản xuất ra được đảm bảo chất lượng thì những cây lanh phải cần được thu hoạch vào đúng độ nhất. Những cây lanh cần phải được cắt đến sát gốc để có thể có được những sợ lanh dài và đều nhất.

Bước 2: Giầm lanh

Công Đoạn Giầm lanh
Công Đoạn Giầm lanh

Sau khi những cây lanh được thu hoạch sẽ đến bước giầm cây. Những cây lanh sẽ được tập kết và giầm ngay tại ruộng để có thể pân huỷ chất Pectin hoặc cũng có thể phân huỷ chất đó bằng cách ngâm cây lanh với những loại vi khuẩn. Có 1 số loại háo chất giúp giầm lanh nhưng chúng có tác động xấu đến môi trường nên không được sử dụng rộng rãi trên thị trường.

Bước 3: Tách và phân loại sợi lanh

Tách và phân loại sợi lanh
Tách và phân loại sợi lanh

Để tách riêng phần cuống, xơ và phần gỗ bên trong ta cần sử dụng đến con lăn bằng kim loại. Sau khi tách xong, những sợi lanh mềm và dài sẽ được giữ lại và loại bỏ những sợi ngắn, không đảm bảo chất lượng. Công đoạn này khá quan trọng vì nó ảnh hưởng đến chất lượng và sự đồng đều khi dệt lanh.

Bước 4: Se sợi

Công Đoạn Se sợi
Công Đoạn Se sợi

Từ những sợi lanh được tách và phân loại phía trên sẽ được cuộn vào phần suốt chỉ để bắt đầu quá trình se. Công đoạn này đòi hỏi phải được tiến hành trong điều kiện nóng và ẩm ướt giúp dễ dàng kết dính hơn.

Bước 5: Sấy khô sợi và tiến hành dệt

Sấy khô sợi và tiến hành dệt
Sấy khô sợi và tiến hành dệt

Những sợi lanh được se và được sấy khô sau đó sẽ được cuộn vào ống chỉ và tiến hành dệt vải. Vải lanh sau khi được dệt xong sẽ được đem đi tẩy trắng, nhuộm màu và tiến hành phủ bóng.

Bước 6: Kiểm tra lại và xuất hàng

Kiểm tra lại và xuất hàng
Kiểm tra lại và xuất hàng

Sau khi trải qua tất cả những bước trên, những tấm vải lanh sẽ được kiểm tra lại xem có lỗi không. Những tấm vải đạt yêu cầu sẽ được đem đi đóng gói và xuất đi khắp giao dịch ở khắp cả nước để phục vụ nhu cầu của người sử dụng.

Đặc tính nổi trội của vải lanh

Tính hoá học

Với ưu điểm là thoáng khí nên được ưa chuộng vào mùa hè và mùa đông ở những vùng khí hậu nóng ẩm. Tuy nhiên, loại vải này cần phải được vệ sinh thường xuyên để tránh bị sâu bọ xâm hại.

Tính vật lý

Vải có khả năng thay đổi độ dày đem lại cảm giác nhám đặc trưng và có thể chuyển đổi từ chất cứng thô thành mềm mại, mịn màng.

Với độ bóng tương đối cao và màu sắc của vải được chuyển đổi khá linh hoạt từ màu xám, nâu vàng rồi đến trắng ngà.

Cách nhận biết vải lanh

Nhận biết bằng cách nhìn và quan sát

Cách nhận biết vải lanh đơn giản nhất là qua màu sắc, vải lanh sẽ không bao giờ có được màu trắng tinh mà chỉ có màu trắng ngà, xám hoặc vàng nâu.

Nhận biết bằng cách nhìn và quan sát
Nhận biết bằng cách nhìn và quan sát

Nhận biết bằng cách sờ và cảm nhận

Nhận biết bằng cách sờ và cảm nhận. Khi sờ vào vải lanh chất lượng tốt, ta sẽ cảm nhận được mặt vải rất mềm mịn, không có sơ.

Nhận biết bằng cách sờ và cảm nhận
Nhận biết bằng cách sờ và cảm nhận

Nhận biết bằng cách đốt

Nếu là vải lanh thật khi đốt thì lửa cháy sẽ không to và có mùi giống mùi giấy cháy rất đặc trưng.

Nhận biết bằng cách đốt
Nhận biết bằng cách đốt

Tổng kết lại

Hy vọng với những chia sẻ phía trên của thu mua vải Toàn Thắng đã giúp bạn có thể biết được vải lanh là gì? Và biết được những điều cơ bản nhất về vải lanh. Hãy theo dõi chúng mình để có thể biết được thêm nhiều kiến thức hay và thú vị về thị trường may mặc nữa nhé! Chúc bạn thành công.

Xem thêm:

Vải jeans là gì?

Vải kaki là gì?

Vải vụn là gì? Cách phân loại và tái chế vải vụn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *