Vải kaki là loại vải rất được yêu thích và được sử dụng rộng rãi trên thị trường thời trang hiện nay. Vậy bạn có biết “Vải kaki” là vải gì không? Vải kaki có bao nhiêu loại? Và quy trình sản xuất ra loại vải kaki này ra sao? Hãy cùng Toàn Thắng tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!
Tham khảo dịch vụ thu mua vải kaki giá cao – Toàn Thắng
Nội dung bài viết
Vải kaki là gì?
Vải kaki (hay còn có cái tên khác là vải Khaki) là một loại vải rất được ưa chuộng trong giới may mặc. Vải này có thể được dệt từ sợi cotton 100% hoặc sợi cotton được đan chéo với các sợi tổng hợp. Loại vải này nổi tiếng với ưu điểm là bền, mát, co giãn tốt, không nhăn nhúm,… Tuy nhiên, chất vải lại tương đối dày và thô cứng.
Có thể bạn không biết, “khaki” là tên của một loại màu sắc được pha trộn giữa màu vàng và màu nâu nhạt tạo ra một “màu vàng hung” rất đặc trưng. Vải kaki có 4 loại tone màu chính, đó là: Màu kaki nguyên bản, kaki sẫm màu, kaki xanh (ô liu) và kaki nâu.
Nguồn gốc, xuất xứ của vải kaki (khaki)
Lần đầu tiên vải kaki xuất hiện vào giữa thế kỉ XIX (19) tại đất nước Ấn Độ. Thời gian đó, quân phục của lính Anh sử dụng là quần trắng và áo khoác đỏ bằng len, nên rất nóng. Chính vì vậy, Harry Bernett Lumsden (người thợ chuyên may trang phục cho lính Anh) đã phát minh và thay thế vải lên của quân phục thành 1 thứ vải lanh được đan chéo chặt chẽ mỏng và nhẹ hơn. Đây cũng chính là nguồn gốc ra đời của loại vải kaki này. Về sau, khi ngành công nghiệp may mặc phát triển, sản xuất ra rất nhiều loại vải khác nhau. Tuy nhiên, vải kaki vẫn luôn là loại vải được ưa chuộng bậc nhất nhờ có thể đa dạng mẫu mã từ hàng bình dân đến hàng cao cấp.
Quy trình sản xuất ra những tấm vải kaki
Để có thể làm ra được những tấm vải kaki bày bán trên thị trường thì phải trải qua 4 bước cơ bản nhưng tương đối phức tạp. Cụ thể như sau:
Bước 1: Đầu tiên là phải thu hoạch nguyên liệu
Nguyên liệu được nói đến ở đâu chính là những quả bông. Bông xơ được thu hoạch và phân loại cẩn thận để có thể chọn lọc ra những xơ bông có kích thước tương đương nhau và được loại bỏ sạch sẽ những tạp chất. Sau đó xơ bông được đóng gói thành các kiện bông để đem đến các nhà máy.
Bước 2: Quá trình kéo sợi bông
Xơ bông sau khi được tiệt trùng sẽ đánh rối lên và tạo hình thành những tấm phẳng đều. Các sợi sẽ tiếp tục được đánh sợi thành từng ống nhằm gia tăng chiều dài và độ bền của vải.
Khi các sợi kaki được đánh xong, chúng sẽ phải trải qua quá trình hồ sợi dọc. Bước này, hầu hết các nhà sản xuất sẽ dùng đến hồ tinh bột, tinh bột biến tính và 1 số chất nhân tạo khác để bọc xung quanh các sợi. Tuỳ vào ý định của nhà sản xuất có thể thêm bớt 1 số thành phần để có thể tạo ra sản phẩm như ý muốn mạng đặc trưng riêng.
Bước 3: Quy trình dệt vải
Phương pháp dệt là những sợi kaki sẽ được dệt sợi ngang sợi dọc theo kiểu vân chéo. Tiếp theo đó, vải sẽ được nấu với các phụ gia và các dung dịch hoá học ở 1 áp suất và nhiệt độ cao nhất định để có thể loại bỏ nốt những tạp chất còn sót lại.
Sau đó, vải sẽ được đem đi làm bóng vải với mục đích cho các sợi cotton trương nở ra. Tiếp theo, vải sẽ được mang đi tẩy trắng để màu nhuộm có thể lên màu được đảm bảo hơn.
Bước 4: Quá trình nhuộm vải kaki
Vải kaki được nhuộm bằng các loại thuốc nhuộm chuyên dụng cộng thêm một số chất phụ gia giúp màu có thể bám vào vải tốt hơn. Quá trình nhuộm sẽ được lặp đi lặp lại rất nhiều lần với nhiều loại thuốc nhuộm khác nhau.
Sau mỗi lần nhuộm, vải sẽ được đem đi giặt thật kỹ lại để có thể loại bỏ hoàn toàn các tạp chất còn sót lại.
Tiếp theo đó, vải kaki còn được trải qua quá trình wash để có thể làm mềm vải, chống nhăn nhúm đồng thời giúp tăng tuổi thọ và hạn chế phai ra màu thừa.
Cuối cùng, vải sau khi hoàn thành sẽ được đóng gói và vận chuyển đi phân phối khắp cả nước để phục vụ và thiết kế may trang phục cho mọi khách hàng.
Xem thêm dịch vụ thu mua vải thanh lý ngành may mặc giá cao tận nơi Toàn Thắng tại đây
Những lại vải kaki phổ biến nhất hiện nay
Xã hội ngày càng tiên tiến, nhờ đó công nghệ dệt vải kaki hiện nay được sản xuất theo rất nhiều loại khác nhau. Dựa vào tính chất vải ta có thể phân loại ra 1 số loại sau đây:
Vải kaki cotton
Loại vải này được làm từ sợi xơ bông tự nhiên nên sẽ tương đối mỏng với các loại vải kaki khác. Với ưu điểm là vô cùng thoáng mát, dễ chịu, không bị gò bó. Rất thích hợp để may những loại quần áo ôm, bó thân để có thể show được dáng vóc của phái đẹp.
Kaki thun
Vải kaki thun này thì tương đối là dày, nhưng nó lại không gây cảm giác khó chịu mà vẫn rất thoải mái và mát mẻ cho người tiêu dùng. Hiện nay, trên thị trường loại vải này thường được may làm váy của phụ nữa và đồ bảo hộ lao động.
Kaki không thun
Với tính chất vải tương đối thô cứng, ít co giãn, nên loại vải này thường được sủ dụng để may trang phục cho nam giới. Loại vải này thường được sử dụng để may quần âu nam, tạo vẻ thanh lịch, gọn gàng đem lại cảm giác mạnh mẽ cho phái mạnh.
Vải kaki polyester
Loại vải này được sản xuất từ các loại sợi tổng hợp có thành phần đặc trưng là Etylen. Vải kaki polyester này có khả năng thấm hút cực thấp, chống cháy và không bị co giãn trong quá trình giặt giũ.
Lời kết
Với những chia sẻ về vải kaki là gì? ở phía trên của Toàn Thắng hy vọng đã giúp bạn hiểu hơn về vải kaki và quy trình tạo ra loại vải tuyệt vời này.
Tham khảo ngay:
Bán Vải Tồn Kho Thanh Lý, Vụn, Khúc, Cây Các Loại Giá Tốt Nhất
Vải poly là gì? Tìm Hiểu Sâu Về Loại Vải poly(Polyester)
Vải vụn là gì? Cách phân loại và tái chế vải vụn