Đi cùng với tốc độ thay đổi nhanh chóng của ngành may mặc thời trang là sự ra đời của rất nhiều loại vải quần áo. Trong bài viết sau, ”Dịch vụ thu mua vải thanh lý của Toàn Thắng” sẽ hướng dẫn bạn cách nhận biết các loại vải quần áo để có sự chọn lựa phù hợp với nhu cầu và mục đích sử dụng.
Nội dung bài viết
Vải Cotton
Vải Cotton được dệt từ chất liệu vải sợi bông. Quy trình sản xuất vải cotton thường trải qua nhiều bước. Trước tiên, người ta sẽ thu hoạch các quả bông từ cây bông, rồi lấy các sợi bông thô có trong quả bông. Đem chúng đi xe thành sợi, bảo quản để dệt quần áo. Tuy nhiên, với ứng dụng máy móc hiện đại, việc sản xuất vải cotton đã trở nên đơn giản hơn.
Hiện nay, vải cotton được chia thành nhiều loại là Vải cotton 100% tự nhiên, vải cotton poly, vải cotton satin, cotton lụa, cotton nhung, cotton 65/35 (CVC), cotton 35/65 (Tixi)…
Tìm hiểu thêm vải cotton là gì tại đây
Ưu điểm
- Khả năng hút ẩm cao, đem lại cảm giác mặc thoáng mát, dễ chịu.
- Phù hợp sử dụng ở các nước nhiệt đới hoặc vào mùa hè.
- Độ bền cao, kháng khuẩn, kháng mốc.
- Giá thành rẻ do nguyên liệu dễ tìm.
Nhược điểm
- Tùy thuộc vào nguồn gốc, xuất xứ mà chất vải sẽ khác nhau.
- Dễ bị co, nhăn nhàu.
- Dễ bám bẩn.
Cách nhận biết
Có các cách nhận biết vải cotton như sau:
- Bạn thử kéo sợi vải cotton ra, nếu thấy nó dai và điểm đứt không bị xù lông, thì chính là vải cotton.
- Vò nhẹ vải, nếu thấy xuất hiện nhiều nếp gấp nhăn nheo thì đó là cotton.
- Nếu đốt, vải cháy nhanh, có mùi và tro trắng thì đó là cotton.
- Đổ nước lên vải, nếu thấy thấm hút nhanh và mạnh, thì đó là cotton.
Ứng dụng
Vải cotton thích hợp để may trang phục mùa hè, trang phục lao động và trang phục quân đội.
Vải lụa
Vải lụa thường gắn liền với hình ảnh xa hoa, quý tộc, bởi trước đây nó rất được vua chúa ưa chuộng và sử dụng nhiều. Vải lụa được dệt từ các sợi tơ tằm đa sắc màu, cho vẻ đẹp lộng lẫy, óng ánh và quý phái.
Vải lụa có khá nhiều loại cho bạn lựa chọn bao gồm Lụa tơ tằm, lụa satin, lụa cotton, lụa Twill, lụa 2 da, lụa gấm, lụa Damask Silk, lụa đũi…
Ưu điểm
- Chất vải mềm mại.
- Trang phục làm từ vải lụa có độ thông thoáng, mát mẻ cao.
- Thoáng khí, giữ nhiệt rất tốt.
Nhược điểm
- Dễ nhàu, nhanh hư nếu không bảo quản cẩn thận.
- Dễ thu hút côn trùng.
Cách nhận biết các loại vải quần áo – vải lụa
Có các cách nhận biết vải lụa như sau:
- Dùng tay sờ và cảm nhận, nếu thấy vải mát lạnh, láng mịn, màu sắc óng ánh, thì đó là vải lụa.
- Khi bị đốt, vải lụa sẽ cháy với tốc độ chậm, mùi khét như tóc cháy, đầu đốt sủi bọt.
Ứng dụng của vải lụa
Vải lụa được ứng dụng để may nhiều loại trang phục khác nhau, như váy đầm, váy cưới, pijama, áo sơ mi, áo dài….
Xem thêm:
Vải voan
Vải voan là loại vải có cấu tạo từ các sợi nhân tạo. Loại vải này thường được sử dụng để may trang phục dạ hội, với vai trò là lớp phủ, tạo điểm nhấn cho bộ đồ thêm thanh lịch và bồng bềnh. Kết cấu của vải voan mỏng, nhẹ và trơn. Khi giặt ủi, cần chú ý để tránh làm hỏng áo.
Ưu điểm
- Không nhàu, không nhăn.
- Chất liệu mát mẻ, nhẹ nhàng.
- Kiểu dáng, màu sắc phong phú.
Nhược điểm
- Chất liệu mỏng, dễ lộ, cần may nhiều lớp.
- Vải dễ bị bám bẩn.
- Chất vải dễ bắt cháy, dễ xước.
Cách nhận biết vải voan
- Quan sát độ bóng và màu sắc của vải voan.
- Sờ và cảm nhận độ dày của vải.
- Cào nhẹ mặt vải, nếu có vết xước, thì đó là vải voan.
Ứng dụng của vải voan
Vải voan được dùng để may trang phục cho chị em, làm khăn trùm đầu cô dâu, hoặc may rèm cửa.
Vải lanh
Vải lanh được dệt hoàn toàn từ các sợi của cây lanh. Sau khi khai thác phần vỏ, xơ và sợi cây lanh, người ta sẽ dùng hóa chất để xử lý, rồi bóc tách và đem đi xe thành sợi hoặc dệt thành vải. Cây lanh hiện có rất nhiều ở Tây Âu. Tại Việt Nam, bạn có thể tìm thấy loại cây này ở Phía Tây Bắc, đặc biệt là ở Sapa.
Ưu điểm
- Thấm hút mồ môi tốt.
- Chất vải nhẹ, mềm mại, có độ bóng cao.
- Có độ bền lớn.
- Không gây dị ứng da.
- Thân thiện với môi trường.
Hình 4: Vải lanh thường có màu trắng ngà
Nhược điểm
- Dễ nhăn.
- Có độ đàn hồi kém.
- Dễ bị hư hỏng nếu tiếp xúc với mồ hôi thường xuyên.
Cách nhận biết vải lanh
- Khi chạm vào, thấy bề mặt vải lanh mịn màng và mát nhẹ.
- Màu sắc của vải lanh thường là trắng ngà, nâu vàng, xanh lá cây hoặc xám. Hoàn toàn không có màu trắng tinh.
- Khi bị đốt, vải lanh cháy rất chậm, phần tro mềm và dễ tan.
Vải kaki
Vải kaki xuất hiện trên thị trường may mặc từ cách đây rất lâu vào thế kỷ 19 tại Ấn Độ. Nó có thể được dệt từ cotton 100% hoặc kết hợp giữa sợi cotton và sợi tổng hợp. Vải kaki thường có 4 tone màu chính là nâu, nguyên bản, đậm màu hoặc xanh.
Vải kaki được chia thành 4 loại chính, đó là kaki thun, kaki không thun, kaki polyester và kaki cotton.
Ưu điểm
- Thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt.
- Dễ giặt, ít nhăn, ít nhàu.
- Độ bền cao.
Hình 5: Vải kaki có thể nhận biết qua độ dày và sự tiếp xúc với nhiệt
Nhược điểm
- Chất vải dày, thô, mặc khá nóng nực.
- Không đa dạng màu sắc.
Cách nhận biết các loại vải quần áo – vải kaki
- Để phân biệt vải Kaki thun và Kaki không thun, bạn hãy quan sát độ dày của vải. Nếu vải mỏng thì đó là Kaki thun.
- Để phân biệt vải Kaki Polyester và Kaki Cotton, bạn có thể đốt cháy chúng. Nếu ngọn lửa có màu vàng và cháy nhanh, thì đó là Kaki Cotton. Còn Kaki Polyester sẽ không bén lửa.
Ứng dụng vải kaki
Vải kaki được dùng phổ biến trong sản xuất quân phục, đồng phục công sở, đồ bảo hộ lao động. Ngoài ra còn dùng để may các loại quần, váy, đầm ôm…
Bài viết trên đây là hướng dẫn cách nhận biết các loại vải quần áo, giúp bạn dễ dàng phân biệt và lựa chọn mẫu vải mình muốn.
Video Nói Vê Cách Nhận Biết Các Loại Vải Quần Áo Thông Dụng
Trích Nguồn Cách Phân biệt các loại vải may đồng phục, bảo hộ lao động | Hoàng Gia Luận lấy từ youtube Của Kênh “Hoang Gia Luận”
cần mua vải vụn trắng hút nước , kích thước từ 40cm trở lên, ko in logo
số lượng mỗi tháng 10 tấn/ tháng. số lượng ổn định, có xuất hóa đơn VAT
tên Liễu: dt: 0902367421
dạ ok chị liễu đã quan tâm bên công ty em mai bên em phản hồi chị ạ
Bán vải trắng vụn 100kg
958/65/22 Lạc Long Quân, P.8, Q.Tân Bình
Sđt: 0903043490
Bán vải trắng vụn tầm 100kg
dạ ok anh ít quá xe không qua chở được ạ cảm ơn anh đã quan tâm tới dịch vụ bên vải toàn thắng ạ