Quy trình cắt vải là gì? Quy trình cắt vải có mấy giai đoạn?

Quy trình cắt vải là gì? Quy trình cắt vải có mấy giai đoạn? Quy trình cắt vải đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình may. Quy trình cắt bao gồm nhiều giai đoạn, sử dụng dây chuyền máy cắt chuyên dụng. Tại nội dung bài viết sau đây dịch vụ ”Thu Mua Vải Toàn Thắng” sẽ chia sẻ quy trình cắt vải đến các bạn.

quy trình cắt vải là gì? quy trình cắt vải có mấy giai đoạn
Hình Ảnh Nói lên người thợ cắt vải đang thao tác đúng quy trình cắt vải

Quy trình cắt vải là gì?

Quy trình cắt vải là gì? Quy trình cắt vải là quá trình cắt vải trong may mặc. Trong hầu hết các trường hợp (trừ hàng may mặc dệt kim một mảnh), hàng may đo sẽ được lắp ráp từ nhiều bộ phận, thành phần. Bên cạnh đó mỗi thiết kế quần áo lại có kiểu may riêng, gồm các bộ phận riêng.

quy trình cắt vải là gì? có mấy giai đoạn
Hình 1:  Quy trình cắt vải là quá trình cắt vải trong may mặc theo sơ đồ đã lên kế hoạch sản xuất

Chính vì vậy trước công đoạn may, vải sẽ được đo, cắt theo các hình dạng, bộ phận phù hợp. Các tấm vải sau khi cắt sẽ được nối với nhau bằng mũi khâu và đường may. Công đoạn cắt vải là một trong những bước quan trọng không thể thiếu trong quy trình may mặc.

Xem thêm dịch vụ thu mua vải thanh lý tới tận nơi tại đây – Toàn Thắng

Quy trình cắt vải có mấy giai đoạn?

Quy trình cắt vải bao gồm nhiều giai đoạn, đảm bảo độ chính xác và các yêu cầu về kỹ thuật. Quy trình cắt vải được xem là công đoạn “nhạy cảm nhất” trong ngành may mặc. Công đoạn này yêu cầu độ chính xác và kỹ thuật cao, yêu cầu trình độ tay nghề khá trở lên. Độ chính xác là chìa khóa quan trọng nhất đối với công nhân cắt vải.

Bước cắt vải được xem là hoạt động quyết định chất lượng, tính thẩm mỹ của sản phẩm may mặc. Nếu công đoạn cắt vải không chính xác có thể ảnh hưởng đến các công đoạn tiếp theo. Cắt vải sai rất khó thể khắc phục, thường sẽ phải bỏ tấm vải và cắt lại. Quy trình cắt vải sẽ bao gồm các bước sau đây:

Trải hoặc đặt vải lên bề mặt phẳng

Khi đã có sẵn rập được thiết kế theo đúng số đo của khách hàng, công nhân may sẽ tiến hành công việc biến một tấm vải thô thành những thành phẩm áo, quần, váy,… Mục đích chính của công đoạn này là biến hình dạng của nguyên liệu từ dạng tấm sang dạng mảnh (bán thành phẩm) để chuẩn bị nguyên liệu cho quá trình may.

quy trình dặt và trải vải thẳng lên bề mặt bàn cắt
Hình 2: Trải hoặc đặt vải lên bề mặt phẳng bàn cắt

Để cắt được vải đạt chất lượng và độ chính xác tốt nhất, ra được số lượng bán thành phẩm nhiều nhất các đơn vị may mặc sẽ sử dụng dây chuyền máy móc. Cụ thể vải sẽ được đặt trên mặt phẳng, được trải phẳng bằng máy trải. Vải sẽ được xếp chồng lên nhau theo kích thước, độ dài hoặc số lớp. Vải có thể dày hàng trăm lớp (áp dụng với hàng may đo đồng phục số lượng lớn) hoặc dài đến 100ft (30.5 m)

Xem thêm dịch vụ thu mua phụ liệu may mặc tồn kho tại đây

Cắt vải

Sau khi vải được trải phẳng. Vải sẽ được cắt thành bán thành phẩm bằng máy cắt chuyên dụng. Thông thường trong ngành công nghiệp may mặc sẽ sử dụng 2 dòng máy cắt vải là: Máy cắt vải cầm tay và dòng máy cắt công nghiệp.

Dòng máy cắt vải công nghiệp thường sử dụng cho các xưởng, nhà máy may mặc có quy mô lớn. Hoặc áp dụng cho các công đoạn cắt đơn giản, không yêu cầu tính kỹ thuật hay sự khéo léo. Máy cắt công nghiệp cắt theo đường thẳng với phương thức hoạt động tương tự máy cưa. Phần lưỡi cắt của mát có dao quay, lưỡi nghịch đảo cưa lên và xuống. Khuôn cắt cố định, tương tự máy ép dập hoặc các loại vi tính hóa sử dụng tia laser hoặc lưỡi cưa để cắt vải theo hình dạng mong muốn.

 Quá trình cắt có thể ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm
Hình 3: Quá trình cắt có thể ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm

Quá trình cắt có thể ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm:

  • Tất cả những bán thành phẩm bị lỗi ở giai đoạn cắt sẽ bị loại bỏ.
  • Tạo điều kiện cho các bán sản phẩm qua công đoạn may được dễ dàng hơn.
  • Đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của các bán thành phẩm (đủ số lượng, đúng cỡ, đúng thông số,…).

Công đoạn cắt vải yêu cầu nhân công có tay nghề khá và kinh nghiệm nhiều năm.

Xem thêm dịch vụ bán vải tồn các loại tại đây

May bán thành phẩm thành trang phục hoàn thiện

Sau công đoạn cắt, các mảnh bán thành phẩm sẽ được lắp ráp với nhau thành sản phẩm hoàn thiện. Tùy thuộc vào thiết kế, cấu tạo của sản phẩm như: Váy, quần, áo,… cũng như chất liệu mà quy trình may, lắp ráp sẽ có sự khác nhau. Công đoạn may bán thành phẩm thành trang phục hoàn thiện bao gồm:

Đường may móc xích 1 kim

Đường may móc xích 1 kim là công đoạn may đơn giản. Công đoạn này được tạo thành bởi 1 chỉ của kim tạo ra những móc xích tự khóa lấy nhau ở dưới lớp nguyên liệu tạo thành đường may. Đường may móc xích đơn thường được dùng trong may mặc, phổ biến nhất là may túi.

May bán thành phẩm thành trang phục hoàn thiện
Hình 4: May bán thành phẩm thành trang phục hoàn thiện

May vắt sổ

Đây là kiểu may giống với móc xích, may viền vải. Đường may này bao gồm từ một đến hai đường chỉ của kim đến một hoặc hai đường chỉ của móc tạo thành các móc xích khoác chặt ở mặt dưới, mặt sau, và mặt mép của sản phẩm. Đường may này giúp mép vải không bị bung, sổ chỉ.

Đường may móc xích

Đường may móc xích là mũi may được hình thành bởi 1 kim mang chỉ xuyên qua lớp vật liệu và móc vào chỉ ở mỏ móc, sau đó được kéo lên tạo thành đường may ở dưới. Đường may này được dùng để may những đường may trần 1 kim trên vải dệt thoi.

Toàn Thắng vừa giải đáp thắc mắc Quy trình cắt vải là gì? Quy trình cắt vải có mấy giai đoạn? đến các bạn thông qua nội dung bài viết trên đây. Hy vọng bài viết đã mang đến các thông tin hữu ích đến các bạn.

xem thêm một số dịch vụ sau:

các xưởng in vải giá rẻ uy tín nhất

địa chỉ bán vải bạt vải dù uy tín giá rẻ

vải cotton

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *