Vải cotton là loại vải rất thông dụng, phổ biến trong ngành may mặc và được nhiều người dùng yêu thích nhất hiện nay. Vậy bạn có biết “vải cotton là” vải gì không? Nó có ưu, nhược điểm gì? Và được ứng dụng như thế nào trong ngành may mặc? Mọi thắc mắc của bạn sẽ được ”Công ty thu mua vải Toàn Thắng” giải đáp trong bài viết dưới đây.
Tìm hiểu: Dịch vụ thu mua vải cotton giá cao hàng đầu thị trường của Toàn Thắng
Nội dung bài viết
Vải cotton (sợi bông) là gì?
Vải cotton hay còn được gọi với cái tên vải sợi bông là một lại sợi vải tổng hợp. Đúng như cái tên, vải này được làm từ sợi bông trong tự nhiên hoặc được pha trộn với 1 số loại sợi nhân tạo khác. Đây là loại vải rất được ưa chuộng và được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành thời trang hiện nay, nhất là ngành công nghiệp may mặc.
Nguồn gốc của vải cotton

Vải cotton là sản phẩm được sinh ra từ các sợi của cây bông. Vì thế, từ rất xa xưa nhiều nền văn minh lớn đã biết lấy các sợi bông để làm vải. Tuy nhiên, mãi sau này con người mới biết đưa vải cotton vào sử dụng để may thành trang phục.
Quy trình sản xuất ra vải Cotton
Để có được những tấm vải cotton để may mặc như hiện nay. Chúng đã phải trải qua rất nhiều bước, được kiểm soát nghiêm ngặt để có thể tạo ra những sản phẩm đảm bảo chất lượng và an toàn sức khoẻ con người.
Hãy cùng ”thu mua vải Toàn Thắng” tìm hiểu các bước đó nhé.
BƯỚC 1: THU HOẠCH XƠ BÔNG VÀ PHÂN LOẠI BÔNG
Thời gian tốt nhất để thu hoạch xơ bông vào khoảng tháng 11 – 12 của năm. Quá trình thu hoạch lại được tiến hành thành 3 đợt khác nhau:
– Đợt 1: Thu hoạch trước những quả bông nằm dưới gốc đã nở rộ.
– Đợt 2: Cách đợt 1 khoảng 12 – 15 ngày. Tiến hành hái những quả Bông nằm ở phần thân cây.
– Đợt 3: Cũng là đợt cuối cùng, lần này thì thu hoạch hết tất cả những quả bông đã nở còn lại trên cây.

Sau khi đã thu hoạch xong, người ta sẽ phân loại bông và chọn ra những quả đảm bảo chất lượng còn lại sẽ loại bỏ. Số bông được chọn sẽ được đem đi phơi khô ở những vị trí khô ráo, thoáng mát tránh bị lẫn tạp chất.
Xem thêm dịch vụ thu mua vải ký khi cần tại đây
BƯỚC 2: GIAI ĐOẠN TINH CHẾ XƠ BÔNG
Tinh chế xơ bông là một trong những khâu quan trọng trong quá trình sản xuất vải cotton. Bông sau khi được phơi khô sẽ được đem về để xé, tách và làm sạch xơ. Tiếp theo, xơ sẽ được đưa vào lò hơi để nấu và lọc rất nhiều lần để có thể loại bỏ hoàn toàn các tạp chất như: axit hữu cơ, nito, pectin và màu thiên nhiên.

BƯỚC 3: QUÁ TRÌNH HOÀ TAN VÀ KÉO SỢ BÔNG
Sau khi qua quá trình tinh chế xơ bông từ hình dạng ban đầu sẽ hoá thành dạng lỏng. Khi đó, người ta sẽ hoà tan xơ bông với một số dung dịch đặc biệt tạo thành hỗn hợp kéo sợi. Hỗ hợp đó sẽ được đưa vào máy kéo sợi để có thể kéo ra những sợi cotton nhỏ và dài.

BƯỚC 4: QUÁ TRÌNH DỆT VẢI TỪ SỢI BÔNG
Có nhiều phương pháp dệt vải khác nhau. Nhưng thông thường, quá trình dệt vải cotton sẽ là sự đan dệt các sợi dọc ngang lại với nhau tạo thành những tấm vải. Trong quá trình dệt, những tấm vải cotton còn được làm bóng để cho các sợi cotton bị trương nở ra, tăng khả năng thấm nước vượt trội của nó. Sau đó, vải sẽ được tẩy trắng để làm mất đi màu tự nhiên và sạch vết dầu mỡ để thuận tiện cho việc nhuộm màu vải.

BƯỚC 5: TIẾN HÀNH NHUỘM VẢI COTTON ĐÃ ĐƯỢC TẨY TRẮNG
Đây là bước cuối cùng để hoàn thiện những tấm vải cotton như trên thị trường. Vải sẽ được xử lý màu bằng thuốc nhuộm, kết hợp với một số hợp chất khác để có thể dễ bắt màu và bền vải. Sau khi nhuộm, vãi sẽ được đem đi giặt nhiều lần để tách các hợp chất, sợi vải vụn và bụi bẩn. Và cuối cùng vải sẽ được đem đi làm mềm vải và gia tăng độ mềm tạo thành vải cotton có thể sử dụng.

Xem ngay: Bảng Giá Vải Tồn Kho
Phân loại vải cotton và ứng dụng của từng loại vải
Vải cotton 100% từ tự nhiên
Loại vải này rất phù hợp với điều kiện khí hậu nóng ẩm quanh năm của nước ta. Vải này có độ bền cao, khả năng thấm hút nhanh, thoáng mát, giúp người sử dụng cảm thấy dễ chịu và thoải mái. Thường được sử dụng để may quần áo người lớn, quần áo trẻ em, khăn mặt,…

Vải cotton satin
Loại vải này có khả năng thấm hút tốt và khô nhanh nên thường được sử dụng làm chăn, ga, gối.

Vải cotton poly
Loại vải này có khả năng co dãn cao, nhẹ, giá thành thấp. Được sử dụng để sản xuất chăn, ga, gối, nệm và những đồ trang trí nội thất.

Vải cotton lụa
Là loại vải được kết hợp của 50% sợi tơ tằm và 50% cotton thiên nhiên nên đem lại cho người dùng cảm giác dễ chịu và mát mẻ. Các sản phẩm được làm từ cotton lụa luôn an thân thiện và đặc biệt an toàn cho da nhạy cảm và da em bé nên thường được sản xuất để trang trí nội thất như rèm cửa, chăn, gối, bọc ghế, …

Vải cotton Ai Cập
Với ưu điểm là mềm mịn, không phai, không nhăn và độ bền cao hơn tất cả các loại vải cotton khác có trên thị trường. Nên vải này được sử dụng để làm chăn, ga, gối,… Sử dụng cho mùa hè, tạo cảm giác mát mẻ thoải mái.

Vải cotton nhung
Đây là sự kết hợp giữa cotton và vải nhung đem lại cảm giác thoáng mát, mềm mại. Với ưu điểm ít bị nhăn + xù, không phai màu nên thường được sử dụng chăn, ga, gối, nệm, …

Vải cotton 65/35 (CVC)
Cái tên cotton 65/35 là do sự kết hợp của 65% cotton và 35% sợi PE nên được gọi như vậy. Loại vải này có độ bền, khả năng chịu lực, độ đàn hồi cao, thấm hút tốt nên chuyên sản xuất làm áo sơ mi, áo đồng phục, áo thun,…

Vải cotton 35/65 (Tici)
Trái ngược lại với vải cotton 65/35, vải Tixi này lại là sự kết hợp giữa 35% cotton + 65% PE giúp vải trở lên thoải mái vè mềm mại. Thường được dùng để may quần áo thể thao, quần áo ngủ,…

Lời kết
Hy vọng với những chia sẻ phía trên của Toàn Thắng đã có thể giúp bạn hiểu hơn về vải cotton có thể coi là vải quốc dân này.
Tìm hiểu thêm: