Vải kháng khuẩn là gì? Ưu Nhược điểm và ứng dụng của vải kháng khuẩn hiện nay?

Vải kháng khuẩn là gì? Vải kháng khuẩn hay còn gọi là vải lọc khuẩn, vải khẩu trang, vải lọc y tế,… Khác biệt lớn nhất của chất liệu vải này chính là khả năng ngăn chặn các loại vi khuẩn từ bên ngoài. Chất liệu vải kháng khuẩn được sử dụng chủ yếu trong môi trường y tế, làm khẩu trang, đệm, quần áo kháng khuẩn. Tại nội dung bài viết sau đây Thumuavaiton.com sẽ chia sẻ thêm thông tin về vải kháng khuẩn đến các bạn.

Vải kháng khuẩn là gì?

Vải kháng khuẩn là gì? Vải kháng khuẩn hay còn gọi là vải lọc khuẩn, vải khẩu trang, vải lọc y tế,… Vải kháng khuẩn là loại vải đã được xử lý qua hóa chất nhằm chống lại các vi khuẩn, vi trùng. Chất liệu vải này có khả năng bảo vệ người dùng trước các loại vi khuẩn, virus có hại ngoài môi trường. Vải kháng khuẩn được sử dụng phổ biến may khẩu trang, nhất là trong giai đoạn dịch bệnh Covit 19.

vải kháng khuẩn là gì
Hình 1: Vải kháng khuẩn hay còn gọi là vải lọc khuẩn, vải khẩu trang, vải lọc y tế,…

Bên cạnh khả năng ngăn chặn các loại vi khuẩn, vải kháng khuẩn còn có tác dụng ngăn chặn khói, bụi bẩn, nắng nóng ngoài môi trường. Trang phục, đồ dùng được tạo ra từ chất liệu vải kháng khuẩn còn có khả năng kháng nấm mốc, hạn chế mùi hôi khó chịu khi sử dụng. Vải kháng khuẩn có độ cao, có khả năng chống chịu các tác động của thời tiết.
Vải kháng khuẩn có chứa nhiều ion kim loại bao gồm: ion Đồng, ion Bạc, ion Kẽm. Đây là những ion kim loại có đặc tính kháng khuẩn tốt mang đến khả năng ngăn ngừa các loại vi khuẩn, virus. Trong những năm gần đây ion bạc là kim loại được ứng dụng phổ biến nhất để kháng khuẩn, điều trị vết thương hở.

Xem thêm dịch vụ thu mua vải thanh lý các loại ngành mayn mặc giá cao tại đây

Các loại vải kháng khuẩn là gì?

Vải kháng khuẩn là gì? Có những loại vải kháng khuẩn nào. Vải kháng khuẩn được dệt từ nhiều loại chất liệu khác nhau, được phân thành ba loại chính. Cụ thể:

Vải dệt kim kháng khuẩn

Vải dệt kim kháng khuẩn được sản xuất bằng sự liên kết giữa các vòng sợi với nhau. Trong quá trình sản xuất vải dệt kim, tại giai đoạn thêm các chất phụ gia để làm mềm vải, các chất kháng khuẩn sẽ được thêm vào bên trong từng sợi vải. Chất liệu này được dùng phổ biến trong may ga gối, rèm kháng khuẩn sử dụng tại các bệnh viện, khách sạn, nhà nghỉ,…

Vải không dệt kháng khuẩn

Vải không dệt kháng khuẩn có bề mặt xơ, không mềm mại, thường được dùng may khẩu trang. Chất liệu này được tạo ra bằng phương pháp nóng chảy, ma sát tạo các sợi xơ được kết dính lại với nhau một cách ngẫu nhiên. Vải không dệt kháng khuẩn không tuân theo các quy luật liên kết sợi, chúng được kết hợp một cách ngẫu nhiên do nhiệt độ cao tạo nên. Quy trình sản xuất vải kháng khuẩn không dệt đơn giản hơn nên có mức giá thấp hơn nhiều so với vải dệt kim kháng khuẩn.

các loại vải kháng khuẩn
Hình 2: Các loại vải kháng khuẩn

Vải dệt thoi kháng khuẩn

Vải dệt thoi là tên gọi chung cho tất cả các loại vải được hình thành trên khung dệt. Khung dệt có thể do con người thực hiện, hoặc khung dệt công nghiệp. Vải được sản xuất dựa trên nguyên lý là sự liên kết giữa các sợi ngang và sợi dọc. Chúng được đan xen hai hoặc nhiều sợi ở các góc vuông với nhau. Vải dệt thoi khi sử dụng ion kim loại để bảo vệ giúp chất liệu giảm được mùi hôi ẩm khó chịu. Chất liệu vải kháng khuẩn dệt thoi thường được sử dụng trong y tế, là chất liệu chính để may chăn ga gối cho bệnh nhân.

Xem thêm dịch vụ thu mua dây khóa kéo thanh lý giá cao nhất tại đây

Ưu – Nhược điểm của vải kháng khuẩn

Giống với các loại vải khác, chất liệu vải kháng khuẩn cũng sở hữu các ưu – nhược điểm. Trong đó có thể kể đến như:

Ưu điểm của vải kháng khuẩn là gì?

Chất liệu vải kháng khuẩn sở hữu các ưu điểm sau đây:

Ngăn ngừa vi khuẩn, virus

Ưu điểm đầu tiên của vải kháng khuẩn chính là ngăn ngừa vi khuẩn, virus trong không khí. Vải kháng khuẩn giúp bảo vệ người dùng trước các loại vi khuẩn, virus có thể gây hại. Bên cạnh đó vải kháng khuẩn cũng giúp lọc bụi bẩn, khói bụi, khí độc hại trong không khí. Chất liệu này còn có khả năng kháng khuẩn, chống ẩm mốc, mùi hôi hiệu quả.

Ưu điểm của vải kháng khuẩn
Hình 3: Ưu điểm của vải kháng khuẩn

Độ bền cao

Các sợi vải kháng khuẩn có chứa các ion kim loại giúp ngăn chặn vi khuẩn, khói bụi. Chất liệu vải này có độ bền cao, có khả năng chống chịu các tác động của thời tiết và môi trường.

Có khả năng chống thấm nước

Vải kháng khuẩn có khả năng chống thấm nước, chống ẩm mốc hiệu quả. Lớp kháng khuẩn còn giúp ngăn chặn các giọt bắn từ người đối diện. Công năng này giúp ngăn chặn tình trạng lây lan virus, hạn chế dịch bệnh lây lan từ người sang người.

Dễ dàng trong việc bảo quản và vệ sinh

Chất liệu vải kháng khuẩn không dệt thường được sử dụng một lần. Đối với chất liệu vải dệt kim, dệt thoi kháng khuẩn có thể tái sử dụng nhiều lần. Sau khi sử dụng chỉ cần vệ sinh sạch sẽ, quá trình làm sạch, bảo quản đơn giản, nhanh chóng.

An toàn cho da

Chất liệu kháng khuẩn rất an toàn cho da, nên có thể sử dụng được cho mọi loại da, kể cả làn da nhạy cảm hay dị ứng.

Nhược điểm của vải kháng khuẩn là gì?

Vải kháng khuẩn có các hạn chế sau đây:

Chất kháng khuẩn giảm dần theo thời gian

Sau khi đã sử dụng và giặt rửa, thì khả năng kháng khuẩn của sản phẩm giảm chỉ còn 60%. Trải qua nhiều lần vệ sinh, khả năng kháng khuẩn của vải sẽ không còn.

Xảy ra hiện tượng bết dính

Vải kháng khuẩn khi bị ướt sẽ bết dính vào da. Điều này làm cho người sử dụng không được thoải mái, đôi khi chúng còn gây khó thở.

Khả năng tự phân hủy kém

Vải kháng khuẩn khi thải ra bên ngoài môi trường có thời gian tự phân hủy rất chậm. Để đảm bảo rác thải từ vải kháng khuẩn được phân hủy hoàn toàn, cần có sự tác động của con người.

Nhược điểm của vải kháng khuẩn
Nhược điểm của vải kháng khuẩn

Xem thêm dịch vụ thu mua quần áo thanh lý các loại tại đây năm 2023

Ứng dụng vải kháng khuẩn là gì?

Vải kháng khuẩn tính ứng dụng cao, được sử dụng phổ biến trong cuộc sống, đặc biệt trong ngành y tế và để bảo vệ sức khỏe cho con người. Có thể kể đến một số ứng dụng của vải kháng khuẩn như:

May đồ gia dụng

Đồ da dụng được sản xuất từ vải kháng khuẩn vô cùng đa dạng, bao gồm khăn tắm, chăn ga gối, rèm cửa,… Khi dùng vải kháng khuẩn để may đồ gia dụng giúp ngăn ngừa vi khuẩn, nấm mốc do tuyến mồ hôi gây ra. Ngoài ra chất liệu này còn giúp ngăn ngừa bụi bẩn trong không khí, không làm cho đồ gia dụng bị các vết bẩn bám sâu bên trong. Hiện nay chất liệu vải kháng khuẩn đa phần chỉ được dùng để may đồ gia dụng trong bệnh viện do chất liệu có giá thành cao, nên không nhiều gia đình chọn lựa để sử dụng.

Sử dụng trong quân đội

Để bảo vệ sức khỏe tuyệt đối cho lực lượng nòng cốt, chất liệu được sử dụng để may đồng phục trong quân đội, sản xuất các loại lều, thảm và nhiều vật dụng tư trang khác.

Vải kháng khuẩn tính ứng dụng cao
Hình 5: Vải kháng khuẩn tính ứng dụng cao may khẩu trang

Sản xuất may mặc, phụ kiện

Ngoài việc được sử dụng để may đồ gia dụng, vải kháng khuẩn còn được ứng dụng để may quần áo, đặc biệt là quần áo trẻ em. Da trẻ em dễ mẫn cảm với bụi bẩn và vi khuẩn trong không khí, vậy nên sử dụng chất liệu này để may trang phục cho trẻ em là rất cần thiết. Vải kháng khuẩn chủ yếu để sản xuất các loại trang phục phải thường xuyên tiếp xúc với bụi bẩn như áo khoác, hay đồ thể thao.

Sử dụng trong y tế

Trong y tế, loại vải kháng khuẩn được sử dụng chủ yếu là vải không dệt. Và chất liệu được ứng dụng để sản xuất quần áo bảo hộ y tế, khẩu trang, găng tay,… Bên cạnh đó, áo Blouse, mũ y tế, ra trải giường bệnh, rèm cửa… cũng sử dụng vải kháng khuẩn. Chúng giúp bảo vệ sức khỏe cho bệnh nhân và đội ngũ y bác sĩ làm việc được an toàn hơn.
Thumuavaiton.com vừa giải đáp thắc mắc Vải kháng khuẩn là gì? Ưu nhược điểm và ứng dụng của vải kháng khuẩn hiện nay thông qua nội dung bài viết trên đây. Hy vọng bài viết đã mang đến các thông tin hữu ích đến các bạn.

Xem thêm dịch vụ mua bán vải ngành may mặc tồn kho thanh lý tại đây

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *