Công thức cắt may đồ bộ đơn giản

Đồ bộ là bộ trang phục không thể thiếu trong tủ đồ của các chị em phụ nữ nó mang đến sự thoải mái, mát mẻ. Đồ bộ có sự đơn giản nhất định nhưng cũng mang sự đa dạng về màu sắc, kiểu dáng khác nhau. Giá cả sẽ phụ thuộc vào chất lượng vải và chất lượng hoàn thiện của sản phẩm. Tuy nhiên do là trang phục để mặc ở tại nhà nên các chị em có thể sẽ không quan tâm đến chất lượng vải cũng như kiểu dáng nên giá thành để sở hữu một bộ đồ rất rẻ. Để cắt may cho mình một bộ đồ bộ đơn giản nhất cho các chị em thì hãy đọc ngay bài viết sau của  thu mua vải cây giá cao Toàn Thắng” để có thể tự tay mình tạo nên một bộ đồ bộ cho bản thân nhé.

Công thức cắt may đồ bộ đẹp
Hình ảnh một bộ đồ bộ đã hoàn thiện đẹp

Một số loại vải thường dung để may đồ bộ

  • Vải Cotton.
  • Vải Thun.
  • Vải Đũn.
  • Vải Nhung.
  • Vải Lụa.
  • Vải Kaki…
đồ bộ là gì
hình ảnh bộ đồ bộ mặc tại nhà đẹp

Để tìm mua các loại vải trên các chị em có thể kham khảo qua wedsite thumuavaiton.com  của “Thu mua vải Toàn Thắng”

Các công cụ cần chuẩn bị.

  • Vải. ( Màu và hoa văn họa tiết tùy thích)
  • Máy may.
  • Kim, chỉ cùng màu vải.
  • Thước đo, thước dây, phấn kẻ.
  • Phụ kiện trang trí.(Tùy thích)

Lấy số đo.

Sử dụng thước dây để lấy các số đo. Giả sử chị Nguyễn Thị A có các số đo như sau:

  • Vòng eo: 72 cm.
  • Vòng mông: chỗ to nhất 85cm.
  • Hạ gối: 60cm.
  • Gối: 40cm. (Cộng thêm từ 5 đến 6cm sao cho thoải mái nhất)
  • Ống quần: 25cm (Tùy thích).
  • Chiều dài của quần: 90cm.’

 

Vẽ rập.

Các bạn có thể vẽ rạp trước trên giấy báo cho người mới bắt đầu.

  • Vẽ quần: Gấp đôi mảnh vải. Xác định biên B1 tiếp theo vẽ đường may BB1. ( Cách mép vải 3cm)
  • Chiều dài quần: AB=90cm, kẻ đường thẳng để xác định rồi vẽ đường A1=3cm để làm phần chun quần.
  • Hạ gối: Vẽ đường hạ gối D=60cm song song với AB

Xác định điểm C để vẽ phần hông và phần mông quần:

  • Từ điểm C vẽ CC1 = (M/4 + 10)-4=24cm.
  • Từ C1 vẽ vào 3cm đến điểm C2 ta được đường C1C2.

Vẽ đường chính trung:

  • Chia đôi đường CC1 ta được CC3= 12cm.
  • Đường chính trung: Vẽ đường thẳng song song với C3 và nằm giữa C3 và AB.

Vẽ đường ngang eo:

  • Vẽ AA3=CC2-2cm.
  • Từ A vào 2cm. Nối A4C, Vẽ cong khoản 0.4cm ta được đường đáy A3C2.

Vẽ đường ngang gối, ngang ống:

  • Đường ngang gối: DD2/2=20cm.
  • Chiều rộng gối: BB2=21. Nối BB3=B2B3.

Vẽ áo:

  • Phần biên: lấy 2 đến 3 cm.
  • Từ đai áo vẽ một đường ngang ta có điểm A1.
  • Độ dài áo: Từ A1 vẽ đường thẳng AB =65cm.
  • Chờm vai:BC=4.5cm.
  • Chiều rộng vai áo: CC1=24.
  • C1C2= 3cm (Kích thước này tùy thuộc vào chiều rộng vai của bạn).
  • Hạ nách: C2D2=20.
  • Hạ eo:CE=38cm.
  • Cổ áo: CC3=12cm.
  • Hạ cổ: CC4 từ 4 đến 9cm.
  • Đường ngang ngực: DD3=20cm.
  • Đường ngang eo: EE1=22cm.
  • Ngang mông AA2=M/4+3cm.
  • Cổ áo: Từ đầu vai chéo xuống mép vải khoảng 20cm.
  • Nách áo: Phần nách thân trước vẽ sâu hơn nách thân sau.
  • Lai áo: Tùy thuộc vào dáng người mặc mà canh chỉnh thông thường kích thước sẽ dao động từ 1 đến 3cm.

Lưu ý: Các kích thước sao đây các bạn có thể tăng hoặc giảm từ 2 đến 3cm tùy ý để tạo sự thoải mái khi mặc.

Vẽ Pep áo:

đồ bộ cao cấp

Việc vẽ pep áo rất quan trọng. Các bạn nên cắt phần thân áo trước rồi tiến hành vẽ pep áo để tăng độ chính xác. Nếu bạn muốn áo ôm thì may lại còn muốn rộng thì không may.

Tìm hiểu thêm công thức may đầm tại đây

Tổng kết

Bài viết trên đây sẽ giúp các chị em tìm hiểu và thực hiện đo, vẽ, cắt may một bộ đồ bộ cho chính bản thân mình. Giúp chị em tiết kiệm được một phần tiền nho nhỏ cho việc làm đẹp chính mình. Nếu bạn có nhu cầu tìm mua vải liên hệ thu mua vải Toàn Thắng tại địa chỉ website: thumuavaiton.com nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *