Bật mí quy trình sản xuất sợi vải cotton chi tiết

Do nhu cầu ăn mặc của con người cùng với sự phát triển tiến bộ của xã hội hàng may mặc rất đa dạng và phong phú. Để có thể sản xuất ra những sản phẩm may mặc, phải trải qua nhiều quá trình và công đoạn khác nhau. Hãy cùng ”Thu Mua Vải Khúc giá cao Toàn Thắng” theo dõi bài viết dưới đây để xem sợi vải cotton là gì và quy trình sản xuất sợi vải cotton như thế nào?

Quy trình sản xuất sợi vải cotton
Hình Ảnh Quy trình sản xuất sợi vải cotton

Sợi Vải cotton là gì?

Sợi Vải cotton được xem là một chất liệu thông dụng và phổ biến hàng đầu hiện nay và được ứng dụng trong may mặc và thời trang. Bạn biết đố Vải cotton còn được được sử dụng trong sản xuất chăn ga gối. Đây là loại vải sợi tổng hợp được làm từ sợi bông tự nhiên hoặc trộn cùng với các loại sợi nhân tạo. Loại vải rất phổ biến được rộng rãi trong ngành thời trang hiện nay với có nhiều ưu điểm vượt trội như sau thấm hút mồ hôi tốt, thông thoáng, chống mài mòn, dễ nhuộm vải. 

Ngoài ra, loại vải này còn có đặc tính chống lại sự xâm nhập của bụi bẩn và các loại nấm mốc. Vải cotton được xem là một nguồn liệu tự nhiên, an toàn cho da và không gây dị ứng hay mẩn ngứa cho người sử dụng. Hiện nay, chất liệu các loại sợi cotton được phát triển khá đa dạng, bên cạnh nhưng chất liệu sợi cotton thuần khiết 100% thì chúng còn được kết hợp thêm số loại sợi khác để tăng được tính đàn hồi, có độ bền màu cao hơn và phù hợp với nhiều loại trang phục khác nhau. Vậy quy trình sản xuất sợi vải cotton như thế nào?

Vải cotton là chất liệu thông dụng được sử dụng phổ biến
Hình Ảnh Vải cotton là chất liệu thông dụng được sử dụng phổ biến

Quy trình sản xuất sợi vải cotton như thế nào?

Muốn có một tấm vải cotton đẹp thì chúng ta phải trải qua quy trình sản xuất sợi như sau.

Xử lý bông kéo sợi

Nguyên liệu chính để làm vải cotton chính là bông. Bông sẽ được vận chuyển từ các từ các cánh đồng hay từ các bên cung cấp bông và sẽ được vận chuyển đến nhà máy để sản xuất. Tại đây, bông sẽ được công nhân gỡ để chải để loại bỏ tạp chất rồi được kéo thành các sợi nhỏ. Hiện nay có 2 phương pháp kéo sợi phổ biến được sử dụng rộng rãi đó là:

Phương pháp Rotor hay còn gọi hệ thống OE

Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi nhất trong việc sản xuất các sản phẩm vải cotton. Phương pháp này tạo ra những sản phẩm có chất lượng trung bình hoặc thấp do độ dài sợi vải không đồng nhất và không được sắp xếp đồng đều. Quy trình sản xuất sợi theo phương pháp Rotor gồm những bước sau:

  • Làm sạch bông: Đây là bước giúp bông được loại bỏ được các loại tạp chất và hạt của cây bông còn dính lại ở trong bông.
  • Trộn bông: Nguyên liệu sẽ được trộn đều lên để tạo thành một một dạng búi rối.
  • Chải bông: Các búi bông sẽ được chải ra để tạo thành từng búi bông nhỏ với những sợi bông có độ dài bằng nhau. Những sợi bông quá ngắn sẽ bị loại bỏ.
  • Chuyển tới máy kéo sợi: Cái búi bông sau khi sẽ chải sẽ được chuyển đến máy để kéo sợi vải. Tại đây, bông sẽ được kéo thành sợi và tuỳ theo yêu cầu của sản xuất mà độ dày, độ xoắn, trọng lượng và mức độ đồng nhất của sợi bông sẽ được xác định. Các sợi bông sẽ đi ra từ lỗ nhả sợi của máy và được quấn vào các suất chỉ.
Xử lý sợi bông bằng phương pháp Rotor được sử dụng rộng rãi
Hình Ảnh Xử lý sợi bông bằng phương pháp Rotor được sử dụng rộng rãi

Xem thêm dịch vụ bán vải tồn giá rẻ nhất tại đây

Phương pháp kéo sợi bằng con quay

Quy trình sản xuất sợi bằng phương pháp kéo sợi với hệ thống con quay được sử dụng rộng rãi. Phương pháp này có ưu điểm là công suất sản xuất lớn hơn, tạo ra sợi vải có độ bền và mềm hơn so với phương pháp Rotor. Sợi vải được tạo ra bằng hệ thống con quay có chất lượng đồng đều và có độ dài lớn hơn. Thao tác thực hiện kéo sợi vải bằng cách này như sau:

  • Khuôn lôi sợi: Ở bước này, các sợi bông đến từ nhiều nguồn khác nhau sẽ được tổng hợp lại thành một thể đồng nhất. 
  • Máy kéo sợi: Không giống với phương pháp kéo sợi Rotor, sợi bông sẽ không đi ra từ nhổ nhả sợi, thay vào đó các búi bông sẽ được cho máy quay có tốc độ cao. Sau đó, các sợi vải sẽ được chuyển tới các con quay và được hoàn thành để chuyển tới suất chỉ.
Xử lý sợi bằng hệ thống con quay mang đến chất lượng sợi tốt hơn
Hình Ảnh Xử lý sợi bằng hệ thống con quay mang đến chất lượng sợi tốt hơn

Quá trình nhuộm sợi

Khi bông nguyên liệu sau khi được kéo thành từng sợi sẽ được mang đi nhuộm. Các sợi vải được nhuộm màu sẽ được dùng để dệt sợi ngang và sợi dọc. Thông thường trong các quá trình sản xuất sợi, khâu nhuộm sợi người ta sẽ tiến hành thành 3 bước như sau:

Bước 1: Bố trí sợi để bắt đầu nhuộm sợi vải

Hiện nay có 2 phương pháp phổ biến để tiến hành bố trí sợi dệt đó là theo cuộn dây hoặc theo tấm.

  • Bố trí theo cuộn dây thì các sợi dọc của vải cotton sẽ được xếp thành 1 bó lớn và cấu thành từ 300 đến 400 sợi. Tuỳ thuộc vào công suất của máy mà số lượng con sợi sẽ được bố trí 1 lần với số lượng khác nhau.
  • Trong cách bố trí theo tấm, các sợi dọc của vải sẽ được sắp xếp song song với nhau với khoảng cách mỗi sợi là 1mm. Tất cả, sợi vải sẽ được đặt trên một mặt phẳng gọi là tấm. Trên mỗi tấm sẽ chứa khoảng 300 đến 700 sợi vải tuỳ thuộc vào công suất của máy.
Bố trí sợi vải để nhuộm là việc quan trọng trong quy trình sản xuất sợi
Hình Ảnh Bố trí sợi vải để nhuộm là việc quan trọng trong quy trình sản xuất sợi

Bước 2: Xử lý sợi vải trước khi đem nhuộm

Các thao tác xử lý sợi vải để tiến hành đem nhuộm được diễn ra như sau:

  • Làm ướt: Trước tiên các sợi bông vải cần nhuộm sẽ được làm ướt toàn  bộ nếu không màu sắc sợi nhuộm thành phẩm sẽ không đều với nhau. Các nhà máy lớn sẽ có các chất làm ướt chuyên biệt.
  • Làm sạch: Trong quy trình sản xuất sợi, khâu làm sạch sẽ giúp sợi loại bỏ được các tạp chất như dầu mỡ, các chất hữu cơ, sáp hay những kim loại lẫn vào làm ảnh hưởng đến quá trình nhuộm. 
  • Thay đổi cấu trúc sợi: Tiếp theo, người ta sẽ tiến hành thay đổi cấu trúc tinh thể của sợi bông giúp chúng thấm hút tốt hơn và dễ nhuộm hơn. Quá trình này còn khiến sợi bông có độ bền màu cao hơn.

Bước 3: Quy trình sản xuất sợi – Nhuộm vải

Từ xa xưa đến nay, chàm đã được sử dụng làm chất để nhuộm chính cho vải. Hiện nay, màu chàm kết hợp cùng một số công thức hoá hoạc để sử dụng trong việc nhuộm. Tuy nhiên, do nhu cầu cần có nhiều các loại màu sắc đa dạng, chất nhuộm có nguồn gốc từ lưu huỳnh đã được đưa vào sử dụng. 

  • Cách nhuộm vài bằng bột chàm: Trong quy trình sản xuất sợi, khâu nhuộm sợi sẽ tốn rất nhiều thời gian. Để có thể nhuộm sợi bông bằng bột chàm truyền thống người ta sẽ tiến hành làm ướt sợi, nhuộm trong bể nhuộm và làm sạch trong bể giặt. Với cách nhuộm này, các sợi bông sẽ được làm ướt liên tục và phơi ngoài ánh sáng để thực hiện quá trình oxy hoá đối với màu nhuộm.
  • Cách nhuộm bằng hợp chất lưu huỳnh: Cách nhuộm này cũng giống với cách nhuộm bằng bột chàm, điểm khác biệt là phương pháp này sử dụng mật độ chất nhuộm cao hơn và ít sử dụng kiềm hơn. Đồng thời, người ta sử dụng các loại chất hoá học để  tăng cường sự oxy hoá, cách nhuộm này mang lại hiệu quả cao và thân thiện với môi trường hơn.
Nhuộm vải bằng bột chàm truyền thống vẫn được sử dụng phổ biến hiện nay
Hình Ảnh Nhuộm vải bằng bột chàm truyền thống vẫn được sử dụng phổ biến hiện nay

Xem thêm dịch vụ thu mua chỉ may giá cao tận nơi tại đây

Dệt sợi vải

Vải cotton được cấu tạo bởi các sợi ngang và sợi dọc được dệt xen kẽ với nhau. Trong đó, sợi dọc là sợi có màu và được xử lý nhiều lần, còn sợi trắng là các sợi bông sống. Hiện nay có 3 kiểu dệt bông phổ biến đó là dệt chéo (Twill), dệt taffeta và dệt satin (Sateen).

Dệt sợi vải là khâu cuối cùng trong quy trình sản xuất sợi
Hình Ảnh Dệt sợi vải là khâu cuối cùng trong quy trình sản xuất sợi

Thu Mua Vải Toàn Thắng đã giải đáp cho bạn thắc mắc quy trình sản xuất sợi như thế nào? Hy vọng bạn đã có thêm nhiều thông tin hữu ích về quá trình hình thành vải sợi.

Tham Khảo Thêm một số bài viết sau:

Vải Không Dệt Là Gì?

Dệt vải là gì? quy trình sản xuất vải sợi

công ty nhuộm vải uy tín

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *