Vải dệt kim là gì? Ưu nhược điểm của vải dệt kim trong thời trang là gì? Cùng trả lời những câu hỏi này với Thumuavaiton.com nhé. Vải dệt kim hiện tại được sử dụng rất phổ biến trong ngành may mặc. Vậy vải dệt kim là gì? Ưu nhược điểm của vải dệt kim trong thời trang là gì? Nếu bạn đang tìm hiểu về chất liệu quen thuộc này, đọc ngay bài viết dưới đây. Thumuavaiton.com sẽ cung cấp cho bạn những thông tin lý thú đấy.
Nội dung bài viết
Vải dệt kim là gì?
Vải dệt kim được sử dụng rộng rãi trong đời sống với nhiều ưu điểm vượt trội. Hiểu ngắn gọn vải dệt kim là loại vải được tạo thành thông qua việc liên kết hệ thống giữa những vòng sợi khác nhau lại với nhau. Các vòng sợi này được liên kết với nhau theo một quy luật nhất định tạo thành vòng thông qua hệ thống kim dệt giữ các vòng sợi trước trong khi những vòng sợi mới được hình thành phía trước các vòng sợi cũ.
Những vòng sợi sau khi liên kết sẽ tạo thành vòng nhờ hệ thống kim dệt, giữ các vòng sợi trước trong khi những vòng sợi mới được tạo ra phía trước các vòng cũ. Và những vòng sợi cũ sau đó sẽ được lồng qua vòng sợi mới để tạo thành 1 tấm vải.
Trong cuộc sống hiện đại, những vòng sợi này được tạo ra nhờ vào cơ cấu chuyển động nâng, hạ và kết hợp sự đóng mở kim của hệ thống kim, cam dệt bên trên máy dệt kim. Vải dệt kim sẽ bao gồm những hàng ngang (còn được gọi là hàng vòng – Course), và những cột dọc (còn được biết đến là cột vòng – Wale).
Cấu trúc vòng sợi đặc biệt đã làm cho vải dệt kim có đặc tính xốp, đàn hồi. Nó cũng mang những đặc trưng kỹ thuật hoàn toàn khác biệt với các loại vải được dệt thoi thông thường.
Xem thêm dịch vụ thu mua vải tồn giá cao ngút ngàn cuối năm 2022 này tại đây khi cần
Đánh giá ưu nhược điểm của vải dệt kim trong thời trang
Dưới đây, cùng đánh giá chi tiết những ưu nhược điểm của loại vải này nhé.
Ưu điểm
Đây là loại vải đơn giản, được sản xuất theo hướng công nghiệp hoá. Chính vì vậy nó mang nhiều đặc tính tuyệt vời khi ứng dụng trong ngành may. Dưới đây là những ưu điểm nổi bật của nó.
Bề mặt vải may mềm mại
Vải dệt kim sở hữu sự mềm mại, sờ vào rất nhẹ tay. Khi mặc vào người, bạn có thể cảm nhận được sự thoải mái, dễ chịu và dịu nhẹ trên làn da. Khi so sánh với các loại vải như Polyester hay Linen, tính mềm mại của nó vượt trội hơn nhiều.
Sự thông thoáng và thoải mái
Một trong những ưu điểm khiến loại vải này được yêu thích hơn chính là nó rất thông thoáng. Hiện tại, một phần lớn trang phục mùa hè lưu hành trên thị trường được làm từ chất liệu dệt kim.
Nguyên nhân là công nghệ dệt hiện đại cho phép sản phẩm có sự liên kết chặt chẽ giữa các vòng đan nhưng vẫn đảm bảo sự thoáng khí. Từ đó, khiến người mặc luôn cảm nhận được sự dễ chịu khi sử dụng.
Vải dệt kim có khả năng giữ nhiệt cực tốt
Vải dệt kim có thể sử dụng cho cả mùa đông và mùa hè. Nhờ khả năng giữ nhiệt tốt, nó hiện được dùng trong sản xuất áo len, khăn len, các loại mũ, trang phục mùa đông phổ biến.
Vải dệt kim có tính co giãn, đàn hồi vượt trội
Khi nhắc đến những loại vải có độ thông thoáng cao, chúng thường kèm theo đặc điểm là không co giãn. Nổi bật có thể kể đến như Polyester và Spandex.
Với vải dệt kim, bạn vừa có được 1 chất liệu thông thoáng, vừa đảm bảo khả năng đàn hồi tốt. Công nghệ dệt may theo hướng nối sợi, liên kết các vòng đan đã giúp đảm bảo được điều này.
Chất liệu vải dệt kim rất khó nhăn
Với những bộ trang phục cần đến sự chỉn chu, vải dệt kim là chất liệu ưu tiên. Nó có phom dáng cố định, rất chỉn chu, khó bị nhăn hay nhàu dưới các tác động lực.
Đặc biệt, ngay cả khi bạn gấp, đặt quần áo trong tủ thì nó vẫn giữ được nếp, sự phẳng phiu. Khi bỏ ra sử dụng, bạn không mất quá nhiều thời gian là quần áo.
Độ mảnh sợi rất tốt
Chất liệu vải dệt kim có nhiều vòng dệt, với sợi rất mảnh. Nó khiến chất liệu vải này có tính thẩm mỹ rất cao, giúp trang phục của bạn trở nên đẹp, trơn tru hơn nhiều.
Chính vì những ưu điểm này, vải dệt kim đang được ứng dụng rộng rãi trong may mặc. Nó cũng có nhiều loại khác nhau để mọi người có thể dễ dàng lựa chọn trong may mặc trang phục.
Xem thêm bài viết nguyên liệu để sản xuất các loại vải sợi hóa học là gì?
Nhược điểm của vải dệt kim trong ngành may mặc
Tuy được ứng dụng rộng rãi, loại vải này vẫn tồn tại những nhược điểm nhất định sau đây:
Các vòng đan tương đối dễ tuột
Như đã nói, công nghệ chính tạo nên vải dệt kim chính là dựa trên các lớp vòng đan lớp cũ, lớp mới để tạo thành tấm. Chính vì vậy nhược điểm của nó là dễ bị tuột hơn hẳn so với những chất liệu thông thường, có tính kết nối cao.
Một số thành phẩm được làm từ chất liệu vải dệt kim sẽ thấy vòng hở ở những vòng may sau một thời gian sử dụng. Điều này sẽ khiến người khó tính không thoải mái và băn khoăn sử dụng vải dệt kim.
Mép vải dệt kim dễ bị quăn
Mép vải do tính chất vòng xoắn nên khá dễ quăn. Tuy nhiên, bạn cũng có thể khắc phục nhược điểm này bằng cách là nhẹ bằng bàn là truyền thống. Vải sẽ phẳng ngay và giữ được tính thẩm mỹ cao.
Phân loại vải dệt kim phổ biến
Trong thực tế, ngành công nghiệp may mặc đã tạo ra rất nhiều loại vải dệt kim khác nhau. Dưới đây, cùng tìm hiểu về những loại vải phổ biến nhất nhé.
Interlock
Đây là loại vải có hai mặt giống nhau, chúng đều là mặt phải. Những cột vòng phải của lớp interlock được xếp chồng khít lên nhau, được che lấp hoàn toàn bởi những cột vòng phải của lớp vải trước đó.
Với dạng dệt kim ngang Interlock, nó không bị quăn mép. Bề mặt vải cũng rất bóng mịn với độ giãn thấp. Mọi người cũng không cần lo lắng đến tình trạng tuột vòng khi sử dụng vải Interlock.
Single Jersey
Vải Single Jersey có mặt phải và mặt trái khác biệt, có thể nhìn nhận rõ ràng. Mặt phải của nó bao gồm những thớ vải, gồm các trụ vòng. Trong khi đó, mặt trái của nó gồm các hàng vòng dày dặn, xếp lên nhau.
Single Jersey được yêu thích nhờ có độ dày trung bình, khi sử dụng có khả năng giữ nhiệt cao. Tuy nhiên, nó lại dễ bị quăn mép khi dùng hàng ngày.
Milan
Loại vải dệt kim này có cấu tạo gồm các sườn gân dọc rõ nét nằm ở mặt phải. Còn mặt trái của vải sẽ bao gồm những đường chéo. Ưu điểm của nó là trọng lượng nhẹ, kết cấu vải ổn định và bền bỉ hơn bình thường.
Rib
Vải rib có 2 mặt phải, được cấu tạo từ các cột vòng phải nằm xen kẽ với các cột vòng trái. Từ đó, tạo thành hai lớp cột vòng trên hai mặt phẳng nằm song song.
Vải Rib có độ dày cao, với khả năng đàn hồi vượt trội. Nó cũng ít khi bị quăn mép khi sử dụng như những loại vải dệt kim khác đang sử dụng rộng rãi trên thị trường.
Vải Tricot
Tricot là loại vải có mặt trái, với hệ thống gân nằm ngang và một mặt phải với các gân sọc dọc riêng biệt. Nhờ cấu tạo đặc trưng, nó có kết cấu cực mềm mại với độ ủ nhất định.
Ưu điểm khác được nhắc đến của vải Tricot là nó có độ đàn hồi cực cao. Trong thực tế, vải tricot cũng được phân thành những loại sau:
- Tico
- Lachelle
- Milanis
- Simplex
Ngoài ra còn có 2 loại khác, phổ biến nhất là Rasche và Ticoto. Chúng được ứng dụng rất nhiều trong may mặc với đường gân nổi trội.
Vải Raschel
Mẫu vải này có kết cấu tương đối phức tạp, bao gồm hệ thống với các mắt lưới thưa. Nhìn chung, 2 mặt vải này tương đối giống nhau về cấu trúc. Vải hầu như không co giãn khi sử dụng, thường được dùng làm vật liệu thông gió trong các mẫu trang phục thời trang, hiện đại.
Kết luận
Nhìn chung, có thể thấy rằng vải dệt kim sở hữu nhiều ưu điểm. Và chúng có tính ứng dụng rất cao trong ngành may mặc. Nếu bạn đang cần mua vải dệt kim, liên hệ ngay với Thumuavaiton để được tư vấn và hỗ trợ kỹ hơn nhé.
Xem thêm bài viết dệt vải là gì? quy trình sản xuất vải sợi?
Bên mình có số lượng vải , da nhân tạo, Pu . Cần thanh lý bên CTY bạn có thu mua HK vậy
ok anh cho em sdt địa chỉ để mai xuống mua hàng ạ