Công nghệ may mặc và thời trang ngày càng phát triển. Để tạo nên một sản phẩm hoàn chỉnh cần phải trải qua rất nhiều quá trình. Trong đó công đoạn cắt vải là một trong những kỹ thuật đòi hỏi sự tỉ mỉ và trình độ chuyên môn cao. Hãy cùng Thu Mua Vải Toàn Thắng tìm hiểu về Kỹ thuật cắt vải qua bài viết dưới đây.
Nội dung bài viết
Kỹ thuật cắt vải ngành may diễn ra như thế nào?
Mỗi một sản phẩm may mặc sẽ được tạo thành từ nhiều chi tiết. Trước khi kết nối các chi tiết thành những trang phục hoàn chỉnh, người ta sẽ tiến hành cắt vải thành những hình dáng khác nhau. Đây là những bộ phận để tạo nên một sản phẩm may mặc. Vì vậy, trước công đoạn may, vải sẽ được đo và cắt theo nhiều hình dạng và bộ phận phù hợp nhất. Công đoạn cắt vải sẽ gồm những bước dưới đây:
Trải vải là bước đầu tiên trong kỹ thuật cắt vải
Đa phần các xưởng may gia công sẽ thực hiện quá trình trải vải bằng phương pháp thủ công. Còn nhưng nhà máy lớn, việc trải vải còn có sự hỗ trợ từ các loại máy móc. Vải sẽ được trải lên bàn cắt, sau đó người ta sẽ trải sơ đồ lên bàn để xác định được chiều dài của sơ đồ để đảm bảo các lớp vải không bị ngắn hơn so với chiều dài sơ bộ.
Tuỳ theo các loại vải và quy trình kỹ thuật của các xưởng vải sẽ có độ dài nhiều hơn sơ đồ mỗi đầu vải. Số lớp vải cần trải sẽ được tính toán từ trước theo số liệu và máy móc của xưởng. Khi trải vải nên chú ý giữ cho cho các mép vải bằng nhau, sợi vải luôn thẳng và song song với biên. Đối với những loại vải caro xưởng may cần phải giữ thẳng các sọc ngang và sọc dọc cho cân đối.
Xem thêm dịch vụ thanh lý vải quần áo cũ tồn tại đây
Đánh dấu vị trí lỗi và trải sơ đồ
Để thuận tiện cho xưởng may cần tìm chi tiết lỗi sau khi cắt lỗi sau khi cắt thì quá trình trải cần đánh dấu ở những vị trí lỗi bằng cắt đặt giấy vào đó. Sau khi trải đủ các lớp theo yêu cầu, công nhân sẽ trải sơ đồ lên trên cùng, cần điều chỉnh cho biên chính của sơ đồ trùng với biên chính của vải. Đơn vị may nên cố định sơ đồ lên bàn vải để tiến hành cắt vải.
Cắt vải
Công đoạn cuối cùng là người thợ kỹ thuật cắt vải đó là cắt vải. Công nhân sẽ sử dụng các thiết bị cắt chi tiết của sản phẩm để xoá phấn định hình trên bề mặt của vải như cắt phá, cắt gọt, cắt vòng.
Yêu cầu về kỹ thuật cắt vải như thế nào?
Khi đã tìm hiểu về quy trình và kỹ thuật cắt vải, những yêu cầu về kỹ thuật cắt vải cũng được mọi người rất quan tâm. Dưới đây là những yêu cầu về kỹ thuật của công đoạn cắt vải
Yêu cầu kỹ thuật của công đoạn trải vải
Trải vải là công đoạn tạo ra vải bàn vải nhằm đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật đúng chiều dài và chiều rộng, trùng khớp với sơ đồ giác và đảm bảo số lớp vải đủ theo kế hoạch sản xuất. Nhân viên trải vải dựa vào bảng hướng dẫn sử dụng nguyên và phụ liệu, các tiêu chuẩn và quy trình trải vải cắt của mã hàng đó.
Đối với những mặt hàng may mặc truyền thống của công ty có độ co giãn lớn cho nên phải tháo dỡ vải ra khỏi cuộn vải trong thời gian khoảng 24 giờ. Để quy trình cắt vải diễn ra hoàn chỉnh, cần đảm bảo yêu cầu về kỹ thuật trải vải. Yêu cầu trải êm phẳng, không bị trùng ngang, mặt phải của lớp vải trải dài phải ở phía trên, đặt mép vải liên tiếp trùng nhau. Khi trải xong, đặt sơ đồ lên mặt cắt, chú ý kiểm tra lại kích thước của bàn vải sao cho độ dư đầu sơ đồ với độ dự bàn đầu.
Đối với vải dệt kim, khi trải vải cần phải ghim mép vải thành nhiều lớp dưới của mặt bàn sao cho thẳng kẻ và mặt vải không bị nhăn hay so lo. Nên chú ý trải các lớp tiếp theo thẳng hàng kẻ, trong quá trình trải luôn luôn so kẻ và ghim thẳng đường kẻ. Sau khi đã trải thành một lớp, người ta sẽ dùng đến những đoạn dây để trên các gióng kẻ để đảm bảo kẻ thẳng hàng hơn.
Xem thêm dịch vụ thu mua dây khóa kéo các loại ngành may tại đây
Yêu cầu kỹ thuật của công đoạn cắt vải
Quy trình cắt vải gồm nhiều công đoạn khác nhau. Trong đó cắt vải là công đoạn quan trọng nhất nên kỹ thuật cũng đòi hỏi kỹ càng và cao hơn. Để cắt các chi tiết lớn nhỏ một cách chính xác, cần chú ý đến những điều như sau:
Kiểm tra trước khi cắt vải
Thợ cắt vải cần phải kiểm tra đầy đủ những mục dưới đây để có thể thực hiện quy trình cắt vải hiệu quả nhất:
- Kiểm tra mẫu sơ đồ cắt khi thực hiện công đoạn trải vải.
- Kiểm tra bàn cắt về chiều rộng và chiều ngang.
- Khi trải vải cần kiểm tra số lượng vải sau khi trải.
- Kiểm tra độ đứng thành của ba cạnh.
- Cần kiểm tra độ êm phẳng của bàn vải.
- Cuối cùng sẽ kiểm tra các tập bán thành phẩm sau khi cắt vải.
Các yêu cầu đối với cắt vải dọc kẻ
Nên chọn những cây vải có chu kỳ đều nhau để cắt trên trên một mặt phẳng. Đồng thời, thợ cắt vải cần xác định đường tâm, căng dây trải vải và máy rọi để đảm bảo đường kẻ luôn ở trung tâm. Đối với những loại tay áo được cắt đối nhau nên kẻ thân trước và thân sau đối nhau. Ở những vị trí cắt túi, nẹp trên sao cho đường kẻ phải trùng với thân, nếu đường kẻ bị lệch cần phải xếp lại.
Yêu cầu đối với đường cắt kẻ ngang
Thợ cắt cũng nên chọn những cây vải có chu kỳ kẻ đều nhau để có thể thuận tiện cắt trên một mặt phẳng. Gấu áo cắt phẳng cắt theo kẻ không gấp. Sau khi cắt, cần chỉnh lại thân sau của tay áo sao cho kẻ đến điểm nách ở thân sau. Ở những điểm nách áo có cùng một loại kẻ để đảm bảo cho sườn áo hai thân đối với nhau. Tay áo cần cắt đối với nhau.
Các thiết bị người thợ sử dụng trong kỹ thuật cắt vải
Để quá trình kỹ thuật cắt vải được diễn ra tốt hơn, các thiết bị sử dụng cần được đảm bảo đầy đủ. Thông thường sẽ có 2 thiết bị chính cần dùng đó là máy trải và máy cắt.
Máy trải
Hiện nay, máy trải được sử dụng rất nhiều trong các xưởng may, xí nghiệp. Máy trải là một thiết bị phòng cắt được sử dụng khá lâu đời và cần đến sự hoạt động của nhiều công nhân một lúc để kiểm soát tốt chất lượng và tạo ra sản phẩm ưng ý nhất. Máy trải giúp tiết kiệm thời gian và công sức của người lao động, giúp quá trình trải vải diễn ra nhanh chóng và thuận tiện cho kỹ thuật cắt vải của người thợ được tốt nhất.
Xem thêm dịch vụ thu mua chỉ may thanh lý tại đây
Máy cắt vải
Máy cắt vải là thiết bị thông dụng có công dụng chính là cắt một khối lượng vải lớn và góp phần đẩy cao năng suất lao động. Cũng giống như cá loại máy móc và thiết bị khác máy cắt vải cũng hỗ trợ người dùng tối đa trong việc may mặc.
Hiện nay, có rất nhiều loại máy cắt vải khác nhau như loại cầm tay hay loại tự động. Với những xưởng sản xuất lớn thường sẽ sử dụng máy cắt vải laser được vận hành bằng những thao tác vẽ được thiết kế trên yêu cầu của máy tính. Loại máy cắt này giúp người dùng tiết kiệm được thời gian và công sức, mang đến những đường cắt chính xác nhanh chóng.
Trên đây là những thông tin về kỹ thuật cắt vải của thợ cắt vải và những yêu cầu về kỹ thuật khi thực hiện công đoạn này. Hãy theo dõi Thu Mua Vải Toàn Thắng để đón đọc nhiều bài viết hay và bổ ích nhé!
Xem thêm một số bài viết ngành may sau đây:
Quy Trình cắt vải là gì? cắt vải có mấy công đoạn