Vải jeans là gì? Tại sao giới trẻ lại yêu thích các trang phục được làm từ vải jeans đến vậy?

Vải jeans là loại chất liệu đang chiếm vị trí hàng đầu về độ phổ biến trên thị trường may mặc hiện nay, đặc biệt là với giới trẻ. Vậy “vải jeans” là gì? Điều gì ở loại vải này khiến giới trẻ phát cuồng đến vậy?

Hãy để thu mua vải Toàn Thắng giải đáp các thắc mắc trên trong bài viết dưới đây nhé!

Vải Jeans là gì?

Vải jeans (hay còn được gọi là vải bò) là một chất liệu vải thô được dệt từ 2 loại sợi xanh chàm, 1 sợi là chất liệu Cotton Duck có màu xanh đặc trưng và sợi còn lại là sợi bông thô.

Hình Ảnh Vải Jeans đã được wash
Hình Ảnh Vải Jeans đã được wash

Vải jeans có độ bền cao, không bị co nhăn, mòn rách như nhiều loại vải thông thường khác khi bị giặt nhiều lần. Chính vì vậy, khi sử dụng vải này sẽ đem lại sự trẻ trung, năng động và thoải mái cho người dùng.

Xem thêm dịch vụ thu mua vải ieans (rin bò) – Toàn Thắng tại đây

Nguồn gốc của vải Jeans

Lần đầu tiên loại vải này xuất hiện là vào những năm 70 của thế kỉ XIX (19) tại California. Cha đẻ của chiếc quần jeans đầu tiên này chính là Leob Straus.

Thời điểm này, vải jeans được làm 100% từ cotton và được những người công nhân mỏ vàng yêu thích bởi nó bền và ít khi bị sờn rách.

Nguồn gốc của vải Jeans
Nguồn gốc của vải Jeans

Tới thế kỉ XX, vào những năm 30, Hollywood đã cho ra mắt những bộ phim nổi tiếng về cao bồi Miền Tây. Chiếc quần jeans trở thành biểu tượng của sự nổi loạn và cá tính được giới thanh thiếu niên vô cùng yêu thích. Từ năm 50 trở đi, vải jeans đã lấn sâu vào thị trường thời trang và đã trở thành tượng đài của ngành thời trang lúc bấy giờ.

Sự bùng nổ của mẫu vải “thần thánh” vẫn tiếp tục được duy trì sang đến thế kỉ XXI và trở thành mặt hàng được nhiều lứa tuổi săn đón. Để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng, ngoài màu xanh truyền thống ra người ta đã sản xuất ra nhiều lại màu sắc khác nhau hợp với thị yếu của từng khách hàng. Từ đó, các mẫu mã của vải jeans cũng trở lên đa dạng và phong phú hơn rất nhiều.

Quy trình sản xuất vải Jeans

Để sản xuất ra được những tấm vải jeans, cần phải trải qua những công đoạn sau:

Công đoạn 1: Cán Bông

Nguyên liệu chính để làm ra vải jeans là xơ bông. Sau khi những quả bông được thu hoạch sẽ được đóng thành những kiện bông to. Những kiện bông này lại tiếp tục được chia thành những búi nhỏ để được gỡ rối và làm sạch, sau đó được đưa đến nhà máy để kéo sợi. Tuỳ vào ý đồ sản xuất mà những sợi bông khi được kéo có thể để nguyên màu sắc tự nhiên hoặc nhuộm màu.

Quy trình sản xuất vải Jeans công đoạn cán bông
Quy trình sản xuất vải Jeans công đoạn cán bông

Công đoạn 2: Xử lý vải và hoàn thiện vải jeans

Đến bước này, những sợi bông sẽ được nhúng qua 1 lớp keo mỏng giúp tăng độ cứng và độ bền của vải. Sau đó, các sợi bông này sẽ được đem đi dệt thành những tấm vải jeans có kích cỡ lớn.

Tiếp theo đó, những tấm vải jeans sẽ được những người thợ loại chỉ thừa và xơ vải để đảm bảo vải sẽ luôn phẳng, không bị co, xoắn.

Quy trình sản xuất vải Jeans công đoạn Xử lý vải và hoàn thiện vải jeans
Quy trình sản xuất vải Jeans công đoạn Xử lý vải và hoàn thiện vải jeans

Và cuối cùng, tuỳ vào mục đích sử dụng mà những tấm vải cỡ lớn đó sẽ được đem tiêu thụ ở trên thị trường hoặc được đem đi thiết kế thành nhiều sản phẩm khác nhau.

Phân loại vải Jeans

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều cách phân chia vải jeans khác nhau. Dựa vào thành phần tính chất của vải ta có thể chia vải jeans thành những loại sau:

Vải Jeans Cotton

Theo đúng như tên gọi, loại vải này là sự kết hợp giữa 2 chất liệu Cotton và Jeans. Vì vậy, loại vải này có cả những ưu nhược điểm của cả 2 chất liệu nói trên.

Vải Jeans Cotton
Vải Jeans Cotton

Loại vải này có giá thành tương đối thấp. Tuy nhiên, độ co giãn của nó thấp và cũng dễ bị nhăn.

Vải Skinny Jeans (Jeans thun)

Vải Skinny Jeans này có cấu tạo từ 98 – 99% từ cotton. Nên vải này có độ co giãn tương đối cao. Đây là loại chất liệu giúp trang phục có thể ôm sát vào cơ thể, qua đó có thể tạo lên sự gọn gàng nhưng vẫn rất nặng động cho người sử dụng.

Vải Skinny Jeans (Jeans thun)
Vải Skinny Jeans (Jeans thun)

Tuy nhiên, giá thành của vải này đắt nhất trong các loại vải jeans hiện nay.

Vải Jeans Cotton pha Poly

Loại vải này là sản phẩm sau khi pha trộn các sợi cotton, poly và vải thun lại với nhau. Điều này giúp vải ít nhăn hơn nhưng lại khá thô và đem lại cảm giác nóng.

Vải Jeans Cotton pha Poly
Vải Jeans Cotton pha Poly

Giá thành của loại vải này có thể rất đắt hoặc rất rẻ tuỳ thuộc vào tỉ lệ pha trộn các chất có trong nó.

Vải Jeans tái chế

Vải này được pha trộn từ những loại vải tái chế, thông thường thì chúng sẽ được pha thêm 65% hoặc 35% sợi tổng hợp. Chính vì thành phần poly có trong nó nhiều nên khi mặc bạn sẽ thấy thô ráp, khó chịu khi vận động, đặc biệt vào những ngày nắng nóng.

Vải Jeans tái chế
Vải Jeans tái chế

Cũng vì lý do đấy mà loại vải này có giá thành rẻ nhất trong nhóm 4 loại kể trên.

Lời kết

Hy vọng qua bài chia sẻ của ”dịch vụ thu mua vải jeans Toàn Thắng” đã giúp bạn có thể hiểu rõ hơn về loại vải Jeans huyền thoại này. Nếu bạn là người yêu thích sự trẻ trung, năng đông, và cá tính thì chắc chắn không nên bỏ qua những những sản phẩm được làm từ vải Jeans này.

Chúc bạn thành công.

Tham khảo thêm:

Thu Mua Phụ Liệu May Mặc

Vải Kate là gì? Tổng hợp kiến thức về vải Kate

Vải cây là gì?

Vải vụn là gì? Cách phân loại và tái chế vải vụn

Vải poly là gì? Tìm Hiểu Sâu Về Loại Vải poly(Polyester)

Vải kaki là gì? Có bao nhiêu loại vải kaki? Quy trình làm ra vải kaki như thế nào?

Vải kaki là loại vải rất được yêu thích và được sử dụng rộng rãi trên thị trường thời trang hiện nay. Vậy bạn có biết “Vải kaki” là vải gì không? Vải kaki có bao nhiêu loại? Và quy trình sản xuất ra loại vải kaki này ra sao? Hãy cùng Toàn Thắng tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!

Tham khảo dịch vụ thu mua vải kaki giá cao – Toàn Thắng

Vải kaki là gì?

Vải kaki (hay còn có cái tên khác là vải Khaki) là một loại vải rất được ưa chuộng trong giới may mặc. Vải này có thể được dệt từ sợi cotton 100% hoặc sợi cotton được đan chéo với các sợi tổng hợp. Loại vải này nổi tiếng với ưu điểm là bền, mát, co giãn tốt, không nhăn nhúm,… Tuy nhiên, chất vải lại tương đối dày và thô cứng.

Hình Ảnh vải kaki pho
Hình Ảnh vải kaki pho

Có thể bạn không biết, “khaki” là tên của một loại màu sắc được pha trộn giữa màu vàng và màu nâu nhạt tạo ra một “màu vàng hung” rất đặc trưng. Vải kaki có 4 loại tone màu chính, đó là: Màu kaki nguyên bản, kaki sẫm màu, kaki xanh (ô liu) và kaki nâu.

Nguồn gốc, xuất xứ của vải kaki (khaki)

Lần đầu tiên vải kaki xuất hiện vào giữa thế kỉ XIX (19) tại đất nước Ấn Độ. Thời gian đó, quân phục của lính Anh sử dụng là quần trắng và áo khoác đỏ bằng len, nên rất nóng. Chính vì vậy, Harry Bernett Lumsden (người thợ chuyên may trang phục cho lính Anh) đã phát minh và thay thế vải lên của quân phục thành 1 thứ vải lanh được đan chéo chặt chẽ mỏng và nhẹ hơn. Đây cũng chính là nguồn gốc ra đời của loại vải kaki này. Về sau, khi ngành công nghiệp may mặc phát triển, sản xuất ra rất nhiều loại vải khác nhau. Tuy nhiên, vải kaki vẫn luôn là loại vải được ưa chuộng bậc nhất nhờ có thể đa dạng mẫu mã từ hàng bình dân đến hàng cao cấp.

Nguồn gốc, xuất xứ của vải kaki (khaki)
Nguồn gốc, xuất xứ của vải kaki (khaki)

Quy trình sản xuất ra những tấm vải kaki

Để có thể làm ra được những tấm vải kaki bày bán trên thị trường thì phải trải qua 4 bước cơ bản nhưng tương đối phức tạp. Cụ thể như sau:

Bước 1: Đầu tiên là phải thu hoạch nguyên liệu

Nguyên liệu được nói đến ở đâu chính là những quả bông. Bông xơ được thu hoạch và phân loại cẩn thận để có thể chọn lọc ra những xơ bông có kích thước tương đương nhau và được loại bỏ sạch sẽ những tạp chất. Sau đó xơ bông được đóng gói thành các kiện bông để đem đến các nhà máy.

thu hoạch bông cotton
thu hoạch bông cotton

Bước 2: Quá trình kéo sợi bông

Xơ bông sau khi được tiệt trùng sẽ đánh rối lên và tạo hình thành những tấm phẳng đều. Các sợi sẽ tiếp tục được đánh sợi thành từng ống nhằm gia tăng chiều dài và độ bền của vải.

Quá trình kéo sợi bông
Quá trình kéo sợi bông

Khi các sợi kaki được đánh xong, chúng sẽ phải trải qua quá trình hồ sợi dọc. Bước này, hầu hết các nhà sản xuất sẽ dùng đến hồ tinh bột, tinh bột biến tính và 1 số chất nhân tạo khác để bọc xung quanh các sợi. Tuỳ vào ý định của nhà sản xuất có thể thêm bớt 1 số thành phần để có thể tạo ra sản phẩm như ý muốn mạng đặc trưng riêng.

Bước 3: Quy trình dệt vải

Phương pháp dệt là những sợi kaki sẽ được dệt sợi ngang sợi dọc theo kiểu vân chéo. Tiếp theo đó, vải sẽ được nấu với các phụ gia và các dung dịch hoá học ở 1 áp suất và nhiệt độ cao nhất định để có thể loại bỏ nốt những tạp chất còn sót lại.

Quy trình dệt vải
Quy trình dệt vải

Sau đó, vải sẽ được đem đi làm bóng vải với mục đích cho các sợi cotton trương nở ra. Tiếp theo, vải sẽ được mang đi tẩy trắng để màu nhuộm có thể lên màu được đảm bảo hơn.

Bước 4: Quá trình nhuộm vải kaki

Vải kaki được nhuộm bằng các loại thuốc nhuộm chuyên dụng cộng thêm một số chất phụ gia giúp màu có thể bám vào vải tốt hơn. Quá trình nhuộm sẽ được lặp đi lặp lại rất nhiều lần với nhiều loại thuốc nhuộm khác nhau.

Sau mỗi lần nhuộm, vải sẽ được đem đi giặt thật kỹ lại để có thể loại bỏ hoàn toàn các tạp chất còn sót lại.

Tiếp theo đó, vải kaki còn được trải qua quá trình wash để có thể làm mềm vải, chống nhăn nhúm đồng thời giúp tăng tuổi thọ và hạn chế phai ra màu thừa.

Quá trình nhuộm vải kaki
Quá trình nhuộm vải kaki

Cuối cùng, vải sau khi hoàn thành sẽ được đóng gói và vận chuyển đi phân phối khắp cả nước để phục vụ và thiết kế may trang phục cho mọi khách hàng.

Xem thêm dịch vụ thu mua vải thanh lý ngành may mặc giá cao tận nơi Toàn Thắng tại đây

Những lại vải kaki phổ biến nhất hiện nay

Xã hội ngày càng tiên tiến, nhờ đó công nghệ dệt vải kaki hiện nay được sản xuất theo rất nhiều loại khác nhau. Dựa vào tính chất vải ta có thể phân loại ra 1 số loại sau đây:

Vải kaki cotton

Loại vải này được làm từ sợi xơ bông tự nhiên nên sẽ tương đối mỏng với các loại vải kaki khác. Với ưu điểm là vô cùng thoáng mát, dễ chịu, không bị gò bó. Rất thích hợp để may những loại quần áo ôm, bó thân để có thể show được dáng vóc của phái đẹp.

quần Vải kaki cotton có co giản
quần Vải kaki cotton có co giản

Kaki thun

Vải kaki thun này thì tương đối là dày, nhưng nó lại không gây cảm giác khó chịu mà vẫn rất thoải mái và mát mẻ cho người tiêu dùng. Hiện nay, trên thị trường loại vải này thường được may làm váy của phụ nữa và đồ bảo hộ lao động.

Kaki thun
Kaki thun

Kaki không thun

Với tính chất vải tương đối thô cứng, ít co giãn, nên loại vải này thường được sủ dụng để may trang phục cho nam giới. Loại vải này thường được sử dụng để may quần âu nam, tạo vẻ thanh lịch, gọn gàng đem lại cảm giác mạnh mẽ cho phái mạnh.

Quần Kaki không thun
Quần Kaki không thun

Vải kaki polyester

Loại vải này được sản xuất từ các loại sợi tổng hợp có thành phần đặc trưng là Etylen. Vải kaki polyester này có khả năng thấm hút cực thấp, chống cháy và không bị co giãn trong quá trình giặt giũ.

Vải kaki polyester
Vải kaki polyester

Lời kết

Với những chia sẻ về vải kaki là gì? ở phía trên của Toàn Thắng hy vọng đã giúp bạn hiểu hơn về vải kaki và quy trình tạo ra loại vải tuyệt vời này.

Tham khảo ngay:

Bán Vải Tồn Kho Thanh Lý, Vụn, Khúc, Cây Các Loại Giá Tốt Nhất

Vải poly là gì? Tìm Hiểu Sâu Về Loại Vải poly(Polyester)

Vải cây là gì?

Vải vụn là gì? Cách phân loại và tái chế vải vụn

Vải Nỉ là gì? Cách nhận biết vải Nỉ dễ dàng nhất

Vải khúc là gì? Hiểu biết thêm về vải khúc trong ngành may

Vải cotton là gì? Vải cotton có gì đặc biệt mà khiến nhiều người yêu thích đến vậy?

Vải cotton là loại vải rất thông dụng, phổ biến trong ngành may mặc và được nhiều người dùng yêu thích nhất hiện nay. Vậy bạn có biết “vải cotton là” vải gì không? Nó có ưu, nhược điểm gì? Và được ứng dụng như thế nào trong ngành may mặc? Mọi thắc mắc của bạn sẽ được ”Công ty thu mua vải Toàn Thắng” giải đáp trong bài viết dưới đây.

Tìm hiểu: Dịch vụ thu mua vải cotton giá cao hàng đầu thị trường của Toàn Thắng

Vải cotton (sợi bông) là gì?

Vải cotton hay còn được gọi với cái tên vải sợi bông là một lại sợi vải tổng hợp. Đúng như cái tên, vải này được làm từ sợi bông trong tự nhiên hoặc được pha trộn với 1 số loại sợi nhân tạo khác. Đây là loại vải rất được ưa chuộng và được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành thời trang hiện nay, nhất là ngành công nghiệp may mặc.

Nguồn gốc của vải cotton

Hình Ảnh Cây Bông Vải Nguồn gốc của vải cotton
Hình Ảnh Cây Bông Vải Nguồn gốc của vải cotton

Vải cotton là sản phẩm được sinh ra từ các sợi của cây bông. Vì thế, từ rất xa xưa nhiều nền văn minh lớn đã biết lấy các sợi bông để làm vải. Tuy nhiên, mãi sau này con người mới biết đưa vải cotton vào sử dụng để may thành trang phục.

Quy trình sản xuất ra vải Cotton

Để có được những tấm vải cotton để may mặc như hiện nay. Chúng đã phải trải qua rất nhiều bước, được kiểm soát nghiêm ngặt để có thể tạo ra những sản phẩm đảm bảo chất lượng và an toàn sức khoẻ con người.

Hãy cùng ”thu mua vải Toàn Thắng” tìm hiểu các bước đó nhé.

BƯỚC 1: THU HOẠCH XƠ BÔNG VÀ PHÂN LOẠI BÔNG

Thời gian tốt nhất để thu hoạch xơ bông vào khoảng tháng 11 – 12 của năm. Quá trình thu hoạch lại được tiến hành thành 3 đợt khác nhau:

Đợt 1: Thu hoạch trước những quả bông nằm dưới gốc đã nở rộ.

Đợt 2: Cách đợt 1 khoảng 12 – 15 ngày. Tiến hành hái những quả Bông nằm ở phần thân cây.

Đợt 3: Cũng là đợt cuối cùng, lần này thì thu hoạch hết tất cả những quả bông đã nở còn lại trên cây.

thu hoạch cây bông vải
thu hoạch cây bông vải

Sau khi đã thu hoạch xong, người ta sẽ phân loại bông và chọn ra những quả đảm bảo chất lượng còn lại sẽ loại bỏ. Số bông được chọn sẽ được đem đi phơi khô ở những vị trí khô ráo, thoáng mát tránh bị lẫn tạp chất.

Xem thêm dịch vụ thu mua vải ký khi cần tại đây

BƯỚC 2: GIAI ĐOẠN TINH CHẾ XƠ BÔNG

Tinh chế xơ bông là một trong những khâu quan trọng trong quá trình sản xuất vải cotton. Bông sau khi được phơi khô sẽ được đem về để xé, tách và làm sạch xơ. Tiếp theo, xơ sẽ được đưa vào lò hơi để nấu và lọc rất nhiều lần để có thể loại bỏ hoàn toàn các tạp chất như: axit hữu cơ, nito, pectin và màu thiên nhiên.

TINH CHẾ XƠ BÔNG
TINH CHẾ XƠ BÔNG

BƯỚC 3: QUÁ TRÌNH HOÀ TAN VÀ KÉO SỢ BÔNG

Sau khi qua quá trình tinh chế xơ bông từ hình dạng ban đầu sẽ hoá thành dạng lỏng. Khi đó, người ta sẽ hoà tan xơ bông với một số dung dịch đặc biệt tạo thành hỗn hợp kéo sợi. Hỗ hợp đó sẽ được đưa vào máy kéo sợi để có thể kéo ra những sợi cotton nhỏ và dài.

QUÁ TRÌNH HOÀ TAN VÀ KÉO SỢ BÔNG
QUÁ TRÌNH HOÀ TAN VÀ KÉO SỢ BÔNG

BƯỚC 4: QUÁ TRÌNH DỆT VẢI TỪ SỢI BÔNG

Có nhiều phương pháp dệt vải khác nhau. Nhưng thông thường, quá trình dệt vải cotton sẽ là sự đan dệt các sợi dọc ngang lại với nhau tạo thành những tấm vải. Trong quá trình dệt, những tấm vải cotton còn được làm bóng để cho các sợi cotton bị trương nở ra, tăng khả năng thấm nước vượt trội của nó. Sau đó, vải sẽ được tẩy trắng để làm mất đi màu tự nhiên và sạch vết dầu mỡ để thuận tiện cho việc nhuộm màu vải.

QUÁ TRÌNH DỆT VẢI TỪ SỢI BÔNG
QUÁ TRÌNH DỆT VẢI TỪ SỢI BÔNG

BƯỚC 5: TIẾN HÀNH NHUỘM VẢI COTTON ĐÃ ĐƯỢC TẨY TRẮNG

Đây là bước cuối cùng để hoàn thiện những tấm vải cotton như trên thị trường. Vải sẽ được xử lý màu bằng thuốc nhuộm, kết hợp với một số hợp chất khác để có thể dễ bắt màu và bền vải. Sau khi nhuộm, vãi sẽ được đem đi giặt nhiều lần để tách các hợp chất, sợi vải vụn và bụi bẩn. Và cuối cùng vải sẽ được đem đi làm mềm vải và gia tăng độ mềm tạo thành vải cotton có thể sử dụng.

TIẾN HÀNH NHUỘM VẢI COTTON ĐÃ ĐƯỢC TẨY TRẮNG
TIẾN HÀNH NHUỘM VẢI COTTON ĐÃ ĐƯỢC TẨY TRẮNG

Xem ngay: Bảng Giá Vải Tồn Kho

Phân loại vải cotton và ứng dụng của từng loại vải

Vải cotton 100% từ tự nhiên

Loại vải này rất phù hợp với điều kiện khí hậu nóng ẩm quanh năm của nước ta. Vải này có độ bền cao, khả năng thấm hút nhanh, thoáng mát, giúp người sử dụng cảm thấy dễ chịu và thoải mái. Thường được sử dụng để may quần áo người lớn, quần áo trẻ em, khăn mặt,…

Vải cotton 100% từ tự nhiên
Vải cotton 100% từ tự nhiên

Vải cotton satin

Loại vải này có khả năng thấm hút tốt và khô nhanh nên thường được sử dụng làm chăn, ga, gối.

Vải cotton satin
Vải cotton satin

Vải cotton poly

Loại vải này có khả năng co dãn cao, nhẹ, giá thành thấp. Được sử dụng để sản xuất chăn, ga, gối, nệm và những đồ trang trí nội thất.

cotton poly là gì

Vải cotton lụa

Là loại vải được kết hợp của 50% sợi tơ tằm và 50% cotton thiên nhiên nên đem lại cho người dùng cảm giác dễ chịu và mát mẻ. Các sản phẩm được làm từ cotton lụa luôn an thân thiện và đặc biệt an toàn cho da nhạy cảm và da em bé nên thường được sản xuất để trang trí nội thất như rèm cửa, chăn, gối, bọc ghế, …

Vải cotton lụa
Vải cotton lụa

Vải cotton Ai Cập

Với ưu điểm là mềm mịn, không phai, không nhăn và độ bền cao hơn tất cả các loại vải cotton khác có trên thị trường. Nên vải này được sử dụng để làm chăn, ga, gối,… Sử dụng cho mùa hè, tạo cảm giác mát mẻ thoải mái.

Vải cotton Ai Cập
Vải cotton Ai Cập

Vải cotton nhung

Đây là sự kết hợp giữa cotton và vải nhung đem lại cảm giác thoáng mát, mềm mại. Với ưu điểm  ít bị nhăn + xù, không phai màu nên thường được sử dụng chăn, ga, gối, nệm, …

Vải cotton nhung
Vải cotton nhung

Vải cotton 65/35 (CVC)

Cái tên cotton 65/35 là do sự kết hợp của 65% cotton và 35% sợi PE nên được gọi như vậy. Loại vải này có độ bền, khả năng chịu lực, độ đàn hồi cao, thấm hút tốt nên chuyên sản xuất làm áo sơ mi, áo đồng phục, áo thun,…

áo làm từ Vải cotton 65/35 (CVC)
áo làm từ Vải cotton 65/35 (CVC)

Vải cotton 35/65 (Tici)

Trái ngược lại với vải cotton 65/35, vải Tixi này lại là sự kết hợp giữa 35% cotton + 65% PE giúp vải trở lên thoải mái vè mềm mại. Thường được dùng để may quần áo thể thao, quần áo ngủ,…

áo dệt từ Vải cotton 35/65 (Tixi)
áo dệt từ Vải cotton 35/65 (Tixi)

Lời kết

Hy vọng với những chia sẻ phía trên của Toàn Thắng đã có thể giúp bạn hiểu hơn về vải cotton có thể coi là vải quốc dân này.

Tìm hiểu thêm:

Vải lanh là gì? Những điều bạn cần biết về vải lanh

Vải jeans là gì?

Vải kaki là gì?

Vải vụn là gì? Cách phân loại và tái chế vải vụn

Hướng Dẫn Cắt May Áo Sơ Mi Nam

áo sơ mi nam

Áo sơ mi là bộ trang phục dành cho cả nam và nữ giới, tuy nhiên đối với nam giới thì được ưa chuộng hơn vì sự lịch lãm, sang trong, đơn giản nhiều màu sắc đa dạng khác nhau. Áo sơ mi được chia làm 2 loại cơ bản là áo sơ mi tay dài và áo sơ mi tay ngắn. Đối với nam giới áo sơ mi là bộ trang phục không thể thiếu trong tủ đồ, đồng hành cùng họ trong mọi bữa tiệc, gặp đối tác, đi làm,… những điều trên đây khiến các chị em phụ nữ phải tìm kiếm công thức may áo sơ mi cho nữa kia hoặc cho người thân của mình. Bài viết này Toàn Thắng’ biên soạn hướng dẫn cắt may áo sơ mi nam để giúp các bạn biết được cách may một chiếc áo sơ mi đơn giản ngay tại nhà.

áo sơ mi nam
Hình ảnh chiếc áo sơ mi Nam lịch lãm

Có thể bạn quan tâm dịch vụ Thu mua vải giá cao của Toàn Thắng

2 yếu tố để tạo nên một chiếc áo sơ mi đẹp

  • Chất liệu, hoa văn và màu sắc của vải là yếu tố quan trọng để tạo nên một chiếc áo sơ mi đẹp. Một số chất liệu vải thường dùng để may áo sơ mi: Vải Kaki, vải cotton, vải Kate, vải Bamboo, Poplin,…
  • Form áo: Lựa chọn một form dáng phù hợp cho cơ thể, chiều cao, cân nặng của người mặc sẽ giúp chiếc áo sơ mi càng trở nên hoàn hảo hơn.

Các bước chuẩn bị thực hành cắt may áo sơ mi nam

Chuẩn bị các công cụ cần thiết

  • Vải ( Màu và hoa văn họa tiết tùy thích)
  • Máy may.
  • Kim, chỉ cùng màu vải.
  • Thước đo, thước dây, phấn kẻ.
  • Phụ kiện trang trí.(Tùy thích)

Lấy số đo các vòng

Giả sử một nam giới có các số đo như sau.

  • Dài áo: 70cm.
  • Vòng cổ:35cm.
  • Dài eo sau:42cm.
  • Vòng ngực:84cm.
  • Rộng vai:45cm.
  • Cử động ngực:9cm.
  • Xuôi vai: 5.5cm.
  • Cử động nách: 7cm.
  • Dài tay: 60cm.

*Lưu ý: Cử động nách và cử động ngực có thể thay đổi tùy thuộc vào bạn muốn sự thoải mái hay gọn ràng.

Công thức cắt may áo sơ mi Nam cơ bản với thân sau

Xác định các đường ngang

Gấp vải theo chiều dọc mặt phải, từ đường gập đó ta sẽ xác định được các tọa độ sau:

công thức cắt may áo sơ mi nam
Hình ảnh các loại áo sơ mi nam được cắt theo công thức cắt may
  • Dài áo: AE= 70cm.
  • Bản cầu vai: AB = 9cm
  • Hạ nách: AC =1/4(Vòng ngực)+(Cử động ngực) =30cm.
  • Dài eo sau: AD =42.

Vòng Nách

  • Rộng chân cầu vai thân áo: BB1= 1/2(Rộng vai)+ 2.5(ly)=25cm.
  • Rộng ngang nách thân sau: CC1 =1/4 (Vòng ngực)+Cử động ngực=30.
  • Rộng bả vai:CC2=1/2 (Rộng Vai)+1=23.5cm.
  • Nối B1 => C2
  • Giảm xuôi vai thân áo:B1B2=1.5cm.
  • Trên C2B2 lấy C2C3 = 1/3 C2B2.
  • Nối C1=>C3: C1C4=C4C3.
  • Nối C2=>C4: C4C5=1/4 C4C2.
  • Nối vòng nách từ B2=>C3=>C5>C1 theo làn cong đều.
  • BB3=1/3 rộng chân cầu vai (BB1).
  • Vẽ đường chân cần vai từ B->B3->B2.
  • Trên đường rộng chân cầu vai lấy B2B4 =1/6 rộng vai=7.5.
  • Rộng ly: B3B5=3.5cm.
  • Tâm ly:B6= B4B6/2.
  • Qua B6 dựng đường thẳng a vuông góc với BB1.
  • Qua B4 dựng đường thẳng b vuông góc với BB1.
  • Từ B5 kẻ đường thẳng song song với BB1 cắt b tại B7. Nối B2B7 ké dài cắt a tại a1.
  • Nối B5 với a1.
  • Vẽ lại đường chân cầu vai từ B=>B3>B5=>a1=>B7=>B2.

Sườn áo:

  • Rộng ngang eo thân sau:DD1=CC1-1=29cm.
  • Rộng ngang gấu thân sau:EE1= CC1=30cm.
  • Vạch đường sườn từ C1=>D1=>E1.
  • Đuôi tôm: EE2 =6cm.
  • EE2=1/2 EE1. Nối E2E1 chia đoạn E1E2 thành 4 đoạn đều nhau được các điểm E4,E3,E5.
  • E2E4=E4E3=E3E5=E5E1.
  • Vẽ gấu áo theo làn công đều.

Cầu Vai:

  • Gập vải theo chiều ngang gập mặt trái ra phía ngoài, mặt phải vào bên trong.
  • Bản cầu vai: AB = 9 (cm).
  • Rộng ngang cổ: AA1=1/6 vòng cổ -0.5= 8cm.
  • Mẹo cổ: A1A2 = 5cm.
  • Vẽ A1A3 = A3A. Nối A3A2.
  • Vẽ A4A2=A4A3. Nối A1A4.
  • Vẽ A4A5= 1/3 A4A1.
  • Vạch vòng cổ đi qua các điểm từ A => A3 => A5 => A2.
  • Từ A2 kẻ đường thẳng A2A6 song song BB1.
  • Rộng chân cầu vai: BB8 = 1/2 rộng vai = 22.5cm.
  • Qua B8 dựng đường thẳng song song AB cắt đường A2A6 tại A7.
  • Hạ xuôi vai: A7A8= 5cm.
  • Dựng A8A8=1cm. Nối vai con A2A8. Vạch đường nách phần cầu vai từ điểm A8=>A8.

Công Thức Cắt may áo sơ mi Nam cho thân trước

  • Kẻ đường gập nẹp song song và cách mép vải từ 3.5cm đến 4cm.
  • Kẻ đường giao khuy song song và cách đường nẹp áo từ 1.5cm=>2cm, đặt thân sau lên thân trước sao cho đường gập sống lưng trùng với đường giao khuy.

Sang dấu tất cả đường ngang nách ngang eo và ngang gấu:

  • Cắt đường ngang nách tại điểm C6C7.
  • Cắt đường ngang eo tại điểm D2D3.
  • Cắt đường nagng gấu tại điểm E2E3.
  • Riêng dường ngang A sang dấu thấp hơn 2 cm cắt đường gập nẹp tại A9
  • Hạ nách trước: C6C9 = AC-2cm =26cm.

Vòng cổ vai con:

  • Rộng ngang cổ:A9A10= 1/6 Vòng cổ + 2 = 8.5 cm.
  • Hạ sâu cổ: A9A12 = A10A11 = 1/6 Vòng Cổ + 0,5 = 7 cm.
  • Nối A10A12
  • A13A10 = A13A12.
  • Nối A11 và A13 .
  • Trên dường A11A13 lấy A13A14 = 1/3 A11A13.
  • Vạch vòng cổ từ A12=> A14 =>A10 theo làn cong đều.
  • Kẻ đường hạ xuống vai song song A9A10 bằng số đo xuôi vai =5.5 cm.
  • Vai con thân trước: A10A15= Vai con thân sau (A2A1) – (0.5).

Vòng nách

  • C7C8 (Rộng TT) = CC1(Rộng TS) = 29,5 cm
  • A15A16 = 1 ữ 1.5 cm
  • Từ A16 cát đường ngang nách tại C9
  • Trên đường C9C16 lấy C9C10 = 1/3 C9A!16 +1
  • Nối C8C10: C8C11 = C11C10
  • Nối C9C11: C12C9 = C11C12
  • Vạch vòng nách từ A15C10C12C8 theo làn cong đều.

Sườn áo

  • Rộng ngang eo thân trước:DD3 = DD1 (Rộng ngang eo thân sau) = 29cm.
  • Rộng ngang gấu thân trước: E3E4 = EE1 (Rộng ngang gấu thân sau) = 30 cm.
  • Vạch sườn áo từ C8=> D4=> E4 theo làn cong đều.
  • Sa gấu: E2E5 = 1,5 cm.

*Từ E5 kẻ đường thẳng vuông góc với đường gập nẹp, trên đó lấy:

  • E5E6 = 1/2 E2E4.
  • Đuôi tôm: E4E7 =10 cm.
  • Nối E7E6.
  • E7E8 = 1/2 E7E6.
  • Từ trung điểm E8E6 lấy xuống (E9) = 1cm.
  • Vạch làn gấu từ E5 E6 E9 E8 E10 E7 theo làn cong trơn đều.

Các quy trình cắt may nêu trên sẽ giúp bạn hoàn thành được một chiếc áo sơ mi cho chính bản thân của mình hoặc cho nữa kia của bạn. Tuy nhiên sẽ có nhiều kiểu dáng khác nhau. Trong bài viết này thu mua vải Toàn Thắng giúp bạn có thể dễ dàng tạo nên chiếc áo sơ mi một cách đơn giản nhất. Nếu bạn có nhu cầu tìm mua vải liên hệ thu mua vải Toàn Thắng địa chỉ wedsite: thumuavaiton.com

Tìm Hiểu thêm một số bài viết sau đây khi cần:

Dịch vụ bán vải tồn kho Các loại giá rẻ nhất xuất đi 64 tỉnh thành

Dịch vụ thu mua nguyên phụ liệu ngành may các loại giá cao nhất

Công thức may đầm đơn giản nhất

Để Thanh Lý Vải Tồn Kho Được Giá Cao Quý Khách Cần làm gì?

các loại vải tồn kho

Khi bạn cần thanh lý vải tồn kho của mình thì câu hỏi đặt ra trong đầu là làm cách gì để bán được vải tồn kho, vải thanh lý với giá cao đúng không?. Bài viết này ‘’thu mua vải Toàn Thắng’’ sẽ chỉ cho quý khách các cách khôn khéo nhất để mình bán được giá cao. Đồng thời qua đây cũng giới thiệu luôn dịch vụ mua bán vải của chúng tôi tới quý khách.  Bắng cách quý khách chỉ cần chăm chú để ý đọc hết bài viết này để mình đạt được mục đích là thanh lý và bán chúng hết với giá rất cao.

Các Câu Hỏi Thường Gặp Khi Bán Các Loại Vải Thanh Lý, Vải Tồn Kho

Nhìn chung thì các doanh nghiệp mua bán vải tồn khi đi mua vải nó chỉ xoay quanh các câu hỏi thường gặp như sau:  Vải này là vải gì vậy? Số lượng có nhiều không? Hàng này là hàng vải khúc, Vải cây hay Vải cây lỡ vậy? Hàng có bị mục hay lỗi gì không? Chất liệu nó là Vải cotton, polyester hay hàng pha?  Anh chị đưa ra giá bán các loại vải này bao nhiêu tiền trên ký lô?…

các loại vải tồn kho
Hình ảnh các loại vải tồn kho trên thực tế

Lưu ý: Trên là các cách thức mà người đi mua hàng vải tồn kho, vải thanh lý hay đặt ra các vấn đề cho người bán trả lời. Tôi khuyên quý khách nên khôn khóe đáp trả thật thông minh rằng: Anh/ chị cứ đưa ra giá mua vào của anh chị khoảng thấp nhất có thể và cao nhất có thể để xếp bên chúng tôi ghi nhận và duyệt bán cho ai có giá mua cao nhất ạ.

Tìm hiểu thêm Dịch vụ thu mua vải các loại  tại đây Của chúng tôi!

Những cách trả giá khi mua bán vải tồn mới nhất hiện nay bạn nên quan tâm

Sau khi các cá nhân hay công ty vô xem hàng và hỏi bạn các câu như ở trên thì họ bắt đầu đưa ra giá thu mua của mình điển hình có một số cách trả giá như sau: Chắc lô vải này nhìn cũng tồn lâu rồi mua giá rẻ thôi quý khách có bán không? Tôi chỉ mua lô này tầm 9 k / ký thôi ạ! Còn nếu hàng còn nguyên cây đai kiện họ lại trả giá là hàng cây này chắc bị lỗi gì đó giá tôi mua vào cũng rẻ tôi mới mua ạ? Thôi thì do nhìn là hàng còn nguyên cây mua cho 25 k / ký thôi!…

vải tồn cotton lẫn poly
Hình ảnh một góc vải tồn đang cần bán

Lưu ý: Những cách trả giá như vậy bạn cứ bình tĩnh khôn khóe trả lời rằng để chúng tôi xem xét lại có gì gọi anh chị sau. Trong thời gian này mình tiếp tục chào mời khách mới và so sánh giá ai cao mình lựa chọn để bán lúc đó bạn sẽ bán được vải tồn kho, vải thanh lý của mình với giá cao đấy.

Các hình thức hay gặp trong giới mua bán vải hiện nay bạn cần biết

Dân chuyên đi thu mua vải tồn kho thanh lý hiện nay họ có rất nhiều cách thức để ép giá vải tồn cần thanh lý của quý khách xuống giá rẻ nhất. Thực tế thì tôi thấy điển hình có các cách sau: họ tạo ra nhiều kênh mua bán với các tên đại lý khác nhau “ảo” để đánh lừa quý khách như tạo ra nhiều trang web với các số điện thoại khác nhau để bạn gọi tới nhưng thực tế họ là một, bạn cần phải cảnh giác không để họ ép giá mình.

Tìm hiểu thêm vè dịch vụ thu mua vải thanh lý tại đây của chúng tôi

Toàn Thắng tiên phong và minh bạch công khai bảng giá thu mua để quý khách tham khảo

Chúng tôi vẫn luôn tự hào rằng mình là đơn vị đi đầu trong lĩnh vực mua bán vải tồn kho thanh lý với dịch vụ tốt nhất tại các tỉnh thành miền nam, nổi bật nhất tại TP.HCM. Hàng loạt công ty lớn đã làm việc với ‘’thu mua vải Toàn Thắng’’ họ rất hài lòng về chúng tôi.

Cổng công ty cổ phần may nhà bè
hình ảnh trước cổng công ty may nhà bè tại quận 7

Sau đây Toàn thắng sẽ cho quý khách thấy các khách hàng của mình nhé!

Điểm qua một loạt khách hàng lớn mà Toàn Thắng chuyên giao lưu mua bán vải tồn kho thanh lý tại đây:

  1. Tổng Công Ty Cổ Phần May Nhà Bè (NBC) – Tọa lạc tại Quận 7
  2. Tổng Công Ty Cổ Phần May Việt Tiến – Tọa lạc tại số 7 lê minh xuân phường 7 Quận Tân Bình
  3. Tổng Công Ty dệt may Gia Định – Giditex – Tọa lạc tại Quận 1
  4. Tổng Công Ty Cổ Phần Phong Phú – Tọa lạc tại Quận 9
  5. Công Ty Thái Sơn SP – Tọa lạc tại Quận Bình Thạnh
  6. Tập đoàn Dệt may Việt Nam Vinatex – Tọa lạc tại Quận 1

Xem thêm một số bài viết mới nhất về vải và phụ liệu ngành may sau đây:

phụ liệu may mặc là gì

thu mua chỉ may tồn kho các loại

cách nhận biết các loại vải quần áo

tốp 10 thương hiệu thời trang nổi tiếng nhất Việt Nam

Công thức cắt may đồ bộ đơn giản

đồ bộ là gì

Đồ bộ là bộ trang phục không thể thiếu trong tủ đồ của các chị em phụ nữ nó mang đến sự thoải mái, mát mẻ. Đồ bộ có sự đơn giản nhất định nhưng cũng mang sự đa dạng về màu sắc, kiểu dáng khác nhau. Giá cả sẽ phụ thuộc vào chất lượng vải và chất lượng hoàn thiện của sản phẩm. Tuy nhiên do là trang phục để mặc ở tại nhà nên các chị em có thể sẽ không quan tâm đến chất lượng vải cũng như kiểu dáng nên giá thành để sở hữu một bộ đồ rất rẻ. Để cắt may cho mình một bộ đồ bộ đơn giản nhất cho các chị em thì hãy đọc ngay bài viết sau của  thu mua vải cây giá cao Toàn Thắng” để có thể tự tay mình tạo nên một bộ đồ bộ cho bản thân nhé.

Công thức cắt may đồ bộ đẹp
Hình ảnh một bộ đồ bộ đã hoàn thiện đẹp

Một số loại vải thường dung để may đồ bộ

  • Vải Cotton.
  • Vải Thun.
  • Vải Đũn.
  • Vải Nhung.
  • Vải Lụa.
  • Vải Kaki…
đồ bộ là gì
hình ảnh bộ đồ bộ mặc tại nhà đẹp

Để tìm mua các loại vải trên các chị em có thể kham khảo qua wedsite thumuavaiton.com  của “Thu mua vải Toàn Thắng”

Các công cụ cần chuẩn bị.

  • Vải. ( Màu và hoa văn họa tiết tùy thích)
  • Máy may.
  • Kim, chỉ cùng màu vải.
  • Thước đo, thước dây, phấn kẻ.
  • Phụ kiện trang trí.(Tùy thích)

Lấy số đo.

Sử dụng thước dây để lấy các số đo. Giả sử chị Nguyễn Thị A có các số đo như sau:

  • Vòng eo: 72 cm.
  • Vòng mông: chỗ to nhất 85cm.
  • Hạ gối: 60cm.
  • Gối: 40cm. (Cộng thêm từ 5 đến 6cm sao cho thoải mái nhất)
  • Ống quần: 25cm (Tùy thích).
  • Chiều dài của quần: 90cm.’

 

Vẽ rập.

Các bạn có thể vẽ rạp trước trên giấy báo cho người mới bắt đầu.

  • Vẽ quần: Gấp đôi mảnh vải. Xác định biên B1 tiếp theo vẽ đường may BB1. ( Cách mép vải 3cm)
  • Chiều dài quần: AB=90cm, kẻ đường thẳng để xác định rồi vẽ đường A1=3cm để làm phần chun quần.
  • Hạ gối: Vẽ đường hạ gối D=60cm song song với AB

Xác định điểm C để vẽ phần hông và phần mông quần:

  • Từ điểm C vẽ CC1 = (M/4 + 10)-4=24cm.
  • Từ C1 vẽ vào 3cm đến điểm C2 ta được đường C1C2.

Vẽ đường chính trung:

  • Chia đôi đường CC1 ta được CC3= 12cm.
  • Đường chính trung: Vẽ đường thẳng song song với C3 và nằm giữa C3 và AB.

Vẽ đường ngang eo:

  • Vẽ AA3=CC2-2cm.
  • Từ A vào 2cm. Nối A4C, Vẽ cong khoản 0.4cm ta được đường đáy A3C2.

Vẽ đường ngang gối, ngang ống:

  • Đường ngang gối: DD2/2=20cm.
  • Chiều rộng gối: BB2=21. Nối BB3=B2B3.

Vẽ áo:

  • Phần biên: lấy 2 đến 3 cm.
  • Từ đai áo vẽ một đường ngang ta có điểm A1.
  • Độ dài áo: Từ A1 vẽ đường thẳng AB =65cm.
  • Chờm vai:BC=4.5cm.
  • Chiều rộng vai áo: CC1=24.
  • C1C2= 3cm (Kích thước này tùy thuộc vào chiều rộng vai của bạn).
  • Hạ nách: C2D2=20.
  • Hạ eo:CE=38cm.
  • Cổ áo: CC3=12cm.
  • Hạ cổ: CC4 từ 4 đến 9cm.
  • Đường ngang ngực: DD3=20cm.
  • Đường ngang eo: EE1=22cm.
  • Ngang mông AA2=M/4+3cm.
  • Cổ áo: Từ đầu vai chéo xuống mép vải khoảng 20cm.
  • Nách áo: Phần nách thân trước vẽ sâu hơn nách thân sau.
  • Lai áo: Tùy thuộc vào dáng người mặc mà canh chỉnh thông thường kích thước sẽ dao động từ 1 đến 3cm.

Lưu ý: Các kích thước sao đây các bạn có thể tăng hoặc giảm từ 2 đến 3cm tùy ý để tạo sự thoải mái khi mặc.

Vẽ Pep áo:

đồ bộ cao cấp

Việc vẽ pep áo rất quan trọng. Các bạn nên cắt phần thân áo trước rồi tiến hành vẽ pep áo để tăng độ chính xác. Nếu bạn muốn áo ôm thì may lại còn muốn rộng thì không may.

Tìm hiểu thêm công thức may đầm tại đây

Tổng kết

Bài viết trên đây sẽ giúp các chị em tìm hiểu và thực hiện đo, vẽ, cắt may một bộ đồ bộ cho chính bản thân mình. Giúp chị em tiết kiệm được một phần tiền nho nhỏ cho việc làm đẹp chính mình. Nếu bạn có nhu cầu tìm mua vải liên hệ thu mua vải Toàn Thắng tại địa chỉ website: thumuavaiton.com nhé!

Vải Tuyết Mưa Là Gì? Tại Sao Vải Tuyết Mưa May Vest Nữ Đẹp?

áo vest nữ làm từ vải tuyết mưa đẹp

Các loại vải dùng trong may mặc hiện nay được rất nhiều chị em quan tâm để đặt may cho mình những bộ trang phục đẹp mắt, độc đáo và tinh tế, đặc biệt là loại vải tuyết mưa. Vậy vải tuyết mưa là vải gì? Các chị em có đang muốn may quần áo bằng vải tuyết mưa? Cách bảo quản vải tuyết mưa thế nào cho bền đẹp? Mời bạn đọc cùng ”dịch vụ thu mua vải khúc giá cao Toàn Thắng” tham khảo bài viết dưới nhé!

Vải tuyết mưa
vải tuyết mưa được dùng để may vest nữa rất đẹp

Vải tuyết mưa là vải gì?

Vải tuyết mưa là một loại vải được sản xuất rất nhiều tại Roma, Ý, được đan đôi từ một chiếc máy may có 2 kim. Vải tuyết mưa thường không quá dày cũng như quá mỏng, chúng có độ bền cao, không bị bám lông bụi hay bị nhăn khi tác động lực mạnh. Trang phục làm từ vải tuyết mưa này sẽ mang lại sự thoải mái cho người mặc, dễ giặt là và không bị hao mòn quá nhanh.

ứng dụng của vải tuyết mưa
ứng dụng vải tuyết mưa may vest nữ

Tính chất của vải tuyết mưa

Vải tuyết mưa có kết cấu các sợi vải rất chặt chẽ, nên nếu quan sát kỹ sẽ thấy các sợi gân của vải nổi lên ở bề mặt, các sợi gân này vô tình tạo nên một sự bắt mắt riêng cho vải. Vải được dệt từ các loại sợi như rayon, polyester, viscose và spandex. Tùy vào phần trăm của thành phần trong đó mà chúng sẽ có tính chất vải khác nhau.

vải tuyết mưa là gì
tính chất vải tuyết mưa có sợi spandex co giản tốt dễ lên phom

Nếu vải có hàm lượng spandex cao, chất vải sẽ mỏng nhẹ và có độ co dãn khá tốt, đàn hồi và có tính bền màu cao. Vải nhiều viscose thì sẽ mềm và có độ thấm hút cao hơn nhiều, còn nếu có nhiều thành phần của polyester thì sẽ có độ chắc chắn hơn, chất vải thô và bóng hơn, rất đứng dáng khi may quần áo.

Tìm Hiểu thêm dịch vụ thu mua vải tuyết mưa tồn kho tại đây

Ưu nhược điểm của vải tuyết mưa

Ưu điểm

Vải tuyết mưa có tính chất không nhăn, không bám bụi và kiểu dáng, màu sắc đơn giản nên có thể tạo độ thanh lịch và sang trọng cho chị em phụ nữ rất cao. Vải rất bền màu sau một thời gian dài sử dụng, nên khó bị bạc hay sờn rách.

Vải có độ dày rất vừa phải, nên sẽ tạo ra cảm giác dễ chịu và thoải mái cho người mặc và phù hợp mặc trong tất cả các mùa. Vải cũng đàn hồi và co giãn khá tốt, và an toàn với mọi loại da, không lo kích ứng khi mặc.

Nhược điểm

Họa tiết của vải tuyết mưa không nhiều, rất đơn giảm và có itcs màu séc nên lựa chọn của chị em cũng bị hạn chế. Giá thành của vải tuyết mưa cao cấp cũng tương đối cao nên không phải ai cũng có thể đáp ứng được.

vải tuyết mưa ứng dụng để may vest nữa
vải tuyết mưa ứng dụng để may vest nữa đẹp nhất

Với nhược điểm này chị em có thể khắc phục bằng cách may trang phục phối hợp vải tuyết mưa và các loại vải khác như ren, voan, đính thêm các loại hạt cườm để tạo sự sáng tạo, bắt mắt cho trang phục.

>> Xem thêm: công thức cắt may áo vest nam, nữ mới nhất 2022 tại đây

Ứng dụng của vải tuyết mưa

Với sự mỏng nhẹ và thoải mái cho người mặc, vải tuyết mưa được ứng dụng rất nhiều trong các bộ trang phục công sở, các kiểu dáng váy đầm đa dạng, áo vest, blazer,… để tạo một độ cứng cáp và đứng dáng nhất định cho người mặc, nhưng vẫn tôn lên được vẻ đẹp quyến rũ và quý phái của các chị em.

Ngoài ra chúng còn được tận dụng để may những bộ áo dài sang trọng và tuyệt đẹp, tạo cho người mặc một sự kín đáo nhất định mà vẫn rất mềm mại và trang nhã.

Cách bảo quản vải tuyết mưa

Vải tuyết mưa có tính bền màu rất cao, tuy nhiên chúng ta cũng cần biết cách bảo quản để giữ cho sản phẩm luôn trong trạng thái đẹp và cứng cáp nhất. Khi giặt vải tuyết mưa hoặc quần áo làm từ loại vải này, chúng ta không nên ngâm haocj giặt quá lâu, tránh phơi đồ dưới ánh nắng mặt trời gay gắt sẽ làm mất độ liên kết của vải, dẫn đến vải dễ sờn rách hơn và phai màu. Các thuốc tẩy mạnh và bàn ủi ở nhiệt độ cao cũng gây mất màu, mất độ đàn hồi và co rút vải đi trông thấy nên cần tránh tuyệt đối cách làm này.

>> Xem thêm: Dịch vụ bán vải cây ngành may của Toàn Thắng tại đây

Mua vải tuyết mưa để may vest ở đâu đẹp nhất?

Để chọn được một loại vải tuyết mưa may vest đẹp nhất với mình, chị em trước tiên nên thử các mẫu vải khác nhau thay vì mua luôn vài mét vải cây vì rất tốn kém và khả năng không phù hợp với mình là rất cao. Nên chị em có thể tham khảo các loại vải vụn, khúc trước khi mua vải may áo dài tại các tiệm may lớn.

áo vest nữ làm từ vải tuyết mưa đẹp
áo vest nữ làm từ vải tuyết mưa đẹp

Nếu bạn đang muốn có nhu cầu thanh lý các loại vải: vải thanh lý, vải cây, vải khúc, … vui lòng liên hệ với dịch vụ Thu mua vải của Toàn thắng để có những giá thành vải may áo dài hấp dẫn nhất.

  • Cơ sở 1: chợ, Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh 700000
  • Cơ sở 2: 43 Phan Chu Trinh, Phường Bến Thành, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh 70000
  • Cơ sở 3: b13f/182 Đ. Liên Khu 5-6, Bình Hưng Hoà B, Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh 70000
  • Cơ sở 4: 113 Đường Dĩ An, Dĩ An, Bình Dương thủ dầu một Binh Duong Province, 75000
  • cơ sở 5 : Ba Tháng Hai, Phường 11, Thành phố Vũng Tầu, Bà Rịa – Vũng Tàu 78000

Email: chuyenthumuavaitoncongty@gmail.com

Điện thoại / zalo : 0911 358 967

Website :  https://thumuavaiton.com/

Có thể bạn quan tâm:

Cách may quần áo trẻ em từ vải vụn dễ dàng nhất

thu mua dây khóa kéo các loại giá cao

thu mua phụ liệu may mặc giá cao

Thông Tin Về Dây Khóa Kéo Trong Ngành Dệt May

cấu tạo dây khóa kéo

Dây khóa kéo là một vật dụng không thể thiếu của nhiều loại trang phục quần áo hay váy vóc. Hiện nay với sự bùng nổ dân số, nhu cầu về ngành may mặc càng cao. Tuy nhiên việc sản xuất dây khóa kéo mới để lại rất nhiều nguy hại cho môi trường sống, dẫn đến nhu cầu về thu mua dây khóa kéo cũng tăng rất cao. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu thêm các thông tin về dây khóa kéo cũng như một địa chỉ mua lại dây khóa kéo cũ, cùng tham khảo bài viết dưới đây với ”thu mua vải Toàn Thắng” nhé!

Dây khóa kéo là gì? Cấu Tạo Dây Khóa Kéo Như Thế Nào?

Dây khóa kéo là gì?

Dây khóa kéo
Hình ảnh Dây khóa kéo thành phẩm đã được đóng gói

Dây khóa kéo là một loại phụ liệu ngành may được làm từ nhựa hoặc kim loại dùng để tháo hoặc nối 2 mảnh vải lại với nhau mà không cần phải khâu chúng lại. Trên dây khóa có đường răng cưa và chốt khóa để chốt trượt vào nhau và gắn liền 2 mảnh vải lại với nhau khi răng khóa được kéo lên.

Cấu tạo dây khóa kéo

Đầu tiên ‘’Thu mua vải Toàn Thắng’’ sẽ nói qua về lịch sử của ngành dây khóa kéo như sau: Đầu Năm 1950 và sau cuộc chiến tranh thế giới thứ Nhất thì dây khóa kéo đã trở thành xu hướng thời trang hồi đó dần dần theo thời gian thì tới ngày nay nó đã trở thành một loại phụ liệu ngành may không thể thiếu được. Vậy ở trong bài viết này chúng tôi sẽ trình bày ngắn gọn và dễ hiểu nhất về cấu tạo cơ bản của dây khóa kéo mà bạn nên biết nhé!

Trích nguồn cấu tạo về dây khóa kéo của https://www.inofermuar.com/  Như sau:

  1. Chuỗi: Được hình thành khi răng khóa kéo được khóa vào nhau khi dây kéo được kéo lên.
  2. Loại dây kéo (Kích thước dây kéo): Chỉ định độ dày của dây kéo. Loại #3, Loại #5 và Loại #8 là loại dây kéo tiêu chuẩn thường hay được sử dụng nhất.
  3. Zipper Teeth: Tên được đặt cho mỗi phần của dây kéo.
  4. Zipper Slider: Một miếng trượt lên và xuống trên dây kéo để nén và giải nén các răng dây kéo.
  5. Pull Tab (Puller Zipper): Phần mà chúng tôi giữ để nén và giải nén dây kéo.
  6. Vật liệu dây kéo: Vật liệu xác định loại dây kéo theo vật liệu được sử dụng trong dây kéo: dây kéo kim loại, dây kéo nylon, dây kéo Vislon, v.v…
  7. Dây kéo băng: Các mảnh vải mà chuỗi dây kéo được gắn vào.
  8. Top Stop: Một miếng kim loại được gắn vào dây kéo nơi răng bắt đầu. Nó ngăn không cho thẻ kéo ra.
  9. Điểm dừng chân dưới cùng: Một miếng kim loại được gắn vào băng kéo nơi răng kết thúc. Nó ngăn không cho thẻ kéo ra.
  10. Pin: Một mảnh được sử dụng trong dây kéo mở (dây kéo trên áo khoác) cho phép cả hai bên của dây kéo được nối với nhau.
  11. Pin Box: Một mảnh được sử dụng trong dây kéo mở (dây kéo trên áo khoác) đảm bảo rằng khi cả hai bên được gắn với nhau, chúng sẽ được sắp xếp đúng cách.
  12. Nylon Film (Polyester Reinforcement): Một miếng nylon được đặt ở đầu dây kéo mở có nhiệt để gia cố.
  13. Chuỗi liên tục: Trạng thái trong đó dây kéo chỉ được tạo thành từ một chuỗi và răng, mà không có bất kỳ tab kéo, điểm dừng chân dưới cùng hoặc điểm dừng trên cùng nào. Một số khách hàng mua một chuỗi liên tục để cắt dây kéo theo kích thước mong muốn của họ.
cấu tạo dây khóa kéo
Hình ảnh cấu tạo dây khóa kéo

Trong hình minh họa trên, các phần của dây kéo và các bộ phận tạo nên dây kéo được dán nhãn để bạn có thể nhìn thấy chúng trực quan. Bạn có thể tìm hiểu thêm về cấu trúc của dây kéo, các bộ phận của dây kéo và các phần của dây kéo bằng cách xem những hình ảnh này.

Có thể hiểu ngắn gọn là dây khóa kéo có cấu tạo bao gồm phần băng vải hay còn được gọi là tape. Trên đường băng vải sẽ có 2 đường răng cưa bằng nhựa poly hoặc kim loại sắt, đồng hoặc niken.

2 mảnh vải kết hợp lại được với nhau là nhờ đầu khóa trượt, trong tiếng Anh là slider, sẽ di chuyển trên đường răng cưa để làm nhiệm vụ của nó. Ở chốt cuối đường băng vải sẽ có đầu chốt chặn để tránh cho đầu khóa trượt rơi ra ngoài.

>> Xem thêm: Thu mua vải – Toàn thắng

Tại sao nên tái sử dụng các dây khóa kéo trong may mặc?

Hiện nay, ngành dệt may được cho là một ngành gây ô nhiễm môi trường lớn thế 2 trên thế giới chỉ sau ngày công nghiệp cơ khí. Những chất thải của ngành dệt may trong đó bao gồm khóa kéo là những chất thải khó phân hủy và để lại nhiều hệ lụy gây nguy hại đến sự sống trên trái đất. Do đó chúng ta cần phải tái sử dụng lại các dây khóa kéo để hạn chế các vấn đề sau đây.

Giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước

Ngành dệt may có nhu cầu về nước là rất lớn. Vì để tạo ra 1kg sợi để dệt thành tấm vải thì cần phải mất ít nhất 200 lít nước. Lượng nước này cần thiết cho các công đoạn như giặt sợi, tẩy màu sợi, nhuộm màu cho sợi vải.

Chưa kể, lượng nước thải ra sau quá trình chế biến vải như giặt, tẩy rửa, nhuộm chứa đựng rất nhiều các chất hóa học độc hại như các chất hữu, anion cơ độc hại, muối, ion kim loại nặng, các chất bioxit và các chất hoạt tính, gây ra hiện tượng sủi bọt nước có màu sắc ô nhiễm do các chất độc gây ra.

Lượng chất thải có trong nước này gây nguy hại cho các sinh vật và tàn phá hệ sinh thái ở dưới nước, gây mất cân bằng hệ sinh thái và làm ô nhiễm nghiêm trọng. Vì thế, tiết kiệm vải, dây khóa kéo và những loại đồ dùng trong may mặc khác sẽ làm giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước một cách đáng kể.

Giảm thiểu ô nhiễm không khí

Các tác nhân gây ô nhiễm không khí bao gồm khí nitrous oxide, surplus dioxide. Những khí độc hại này được tạo ra trong quá trình làm khô, nhuộm tẩy và đốt các chất thải may mặc.

Tuy không thể lấy mẫu hết toàn bộ các khí thải may mặc để phân tích xem bên trong lượng khí thải bao gồm những chất hóa học gì, nhưng khối lượng khí thải may mặc thải ra mỗi ngày là rất lớn và ít nhiều gây ảnh hưởng đến sức khỏe hô hấp ở người và động vật, nhát là những khu vực xung quanh các nhà máy và xưởng may.

Chính vì thế để làm giảm thiểu ô nhiễm không khí, bảo vệ bầu khí quyển của trái đất, chúng ta cần tiết kiệm, tăng cường thu mua dây khóa kéo, thu mua vải vụn nhiều nhất có thể

Giảm thiểu ô nhiễm chất thải rắn

Vải vụn, dây khóa kéo kim loại, dây khóa kéo nhựa cùng với rác thải nhựa là những chất thải rắn khó phân hủy, góp phần tạo ra một lượng lớn rác thải mỗi năm xuống đáy đại dương. Vì vậy chúng ta cần phải tái chế những sản phẩm này để bảo vệ môi trường.

Tiết kiệm chi phí may mặc

Tận dụng lại vải vụn hay những dây khóa kéo để làm những vật dụng DIY, may quần áo hoặc làm đồ dùng cho thú cưng, hay trang trí nhà cửa sẽ giúp tiết kiệm một lượng chi phí lớn trong việc mua nguyên vật liệu may mặc. Việc tận dụng lại đồ cũng cũng thể hiện sự sáng tạo, cá tính của người thiết kế.

Những cơ sở nào chuyên thu mua dây khóa kéo?

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều cơ sở thu mua dây khóa kéo và vải vụn, tuy nhiên không phải cơ sở nào cũng thu mua với giá cực kì tốt và ưu đãi. Nếu bạn đang cần tìm một cơ sở thu mua dây khóa kéo giá tốt nhất trên thị trường, có thể tìm hiểu và liên hệ Thumuavaiton.com. Chúng tôi chuyên mua bán dây khóa kéo và thu mua vải tồn với giá cao nhất, phục vụ tận tình và chuyên nghiệp nhất.

dây khóa kéo cuộn
Hình ảnh dây khóa kéo cuộn các loại

>> Xem thêm: Thông tin về thu mua các phụ liệu ngành may

Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ:

CHUYÊN THU MUA VẢI & PHỤ LIỆU THANH LÝ GIÁ CAO

Cơ sở 1: chợ, Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh 700000

Cơ sở 2: 43 Phan Chu Trinh, Phường Bến Thành, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh 70000

Cơ sở 3: b13f/182 Đ. Liên Khu 5-6, Bình Hưng Hoà B, Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh 70000

Cơ sở 4: 113 Đường Dĩ An, Dĩ An, Bình Dương thủ dầu một Binh Duong Province, 75000

cơ sở 5 : Ba Tháng Hai, Phường 11, Thành phố Vũng Tầu, Bà Rịa – Vũng Tàu 78000

Điện thoại / zalo : 0911 358 967

Email: chuyenthumuavaitoncongty@gmail.com

Website: https://thumuavaiton.com/

Xem thêm:

Cách may khẩu trang từ vải vụn

thu mua chỉ may tồn kho giá cao

các loại vải không nhăn

Công thức may đầm là gì? Cách may đầm đẹp đơn giản ngay tại nhà

Hình ảnh một chiếc đầm đẹp

Đầm là một trang phục cho các chị em phụ nữ và các cô gái. Đầm bao gồm một chiếc váy cùng với một chiếc áo lót kèm theo, gồm một mảnh trên cùng che thân và phủ xuống chân. Một chiếc váy đầm có thể là trang phục một mảnh đi cùng với 1 chiếc váy có độ dài bất kì, có thể sang trọng hoặc dản dị. Các chi tiết đường may trên chiếc đầm sẽ giúp cho chiếc đầm ấy trở nên tinh tế, sắc xảo hơn cũng như mang đến cho người mặc cảm giác lộng lẫy hơn. Vậy còn gì bằng khi chính tay các bạn tự lên công thức và bản vẽ thiết kế và may cho mình một chiếc đầm đẹp ngay tại nhà. Bài viết này ”thu mua vải cây Toàn Thắng” muốn gửi tới các bạn đọc và cùng thực hành ngay về công thức may đầm cho riêng mình nhé!

Hình ảnh một chiếc đầm đẹp
Hình ảnh một chiếc đầm đẹp

Chuẩn bị nguyên liệu, tuyển chọn vải để tạo nên một chiếc đầm đẹp

  1. Chất liệu vải: Việc lựa chọn chất liệu vải rất quan trong trong việc tạo nên một trang phục nào đó, các chất liệu vải mà bạn có thể lựa chọn để may một chiếc đầm là vải cotton, vải ren, vải Tafta, vải đũi, vải chiffon, vải lua, vải nhung,…
  2. Lựa chọn form dán, mẫu mã: Lựa chọn một form dáng phù hợp cho cơ thể, chiều cao, cân nặng và sở thích thời trang của bản thân sẽ giúp chiếc đầm càng trở nên hoàn hảo hơn.

Công thức cắt may đầm đơn giản dễ làm

Chuẩn bị công cụ:

  1. Vải.
  2. Máy may.
  3. Kim, chỉ cùng màu vải.
  4. Thước đo, thước dây, phấn kẻ.
  5. Phụ kiện trang trí.(Tùy thích)

Lấy số đo

  1. Cổ: Đo quanh chân cổ.
  2. Vai: Đo từ đầu vai này sang vai bên kia.
  3. Dài tay: Đo từ phần đầu vai đến độ dài tay tùy thích.
  4. Ngực: Đo quanh vòng ngực chỗ lớn nhất.
  5. Hạ ngực: Đo từ chân cổ đến đầu ngực.
  6. Eo: Đo quanh vòng eo chỗ nhỏ nhất (Thắt eo).
  7. Hạ eo: Đo từ chân cổ đến phần ngang eo.
  8. Mông: Đo vòng quanh mông chỗ lớn nhất
  9. Hạ mông ( Nếu may đầm ôm): Đo từ chân cổ, vai đến ngang mông.
  10. Chiều dài đầm: Đo từ chân cổ, qua ngực xuống chiều dài tùy thích.

Cách tính vải để cắt may thực tế

Ví dụ: Giả sử có một vị khách đến may và có các số đo như sau:

cách cắt may một chiếc đầm đẹp
cách cắt may một chiếc đầm đẹp
  • Dài 100cm.
  • Hạ đỉnh ngực 25cm.
  • Hạ eo 39cm.
  • Hạ đỉnh mông 58cm.
  • Ngang vai 37cm.
  • Vòng ngực 80cm.
  • Vòng eo 68cm.
  • Vòng mông 88cm.
  • Dài tay 58cm ( Bằng số đo ): Bắp tay 26cm + cử động tổng vòng từ 4-6cm (Chất thun +2cm).

Lưu ý: Cách cộng cử động.

  • Vòng ngực : Số đo + 2 đến 4cm (Đầm chất thun trừ đi từ 2 đến 4cm).
  • Vòng eo: Bằng số đo ( Chất thun thì ta cắt bằng không cộng thêm 3cm ly eo).
  • Vòng mông: Bằng số đo có thể trừ đi 2cm (Chất thun thì trừ 4cm).
  • Các điểm hạ giữ nguyên.

Quy cách thực hiện đo và cách cắt may đầm ngay tại nhà

Công thức cắt may đầm thân trước

công thức cắt may đầm thân trước
Hình ảnh cách thức cắt may đầm thân trước
  1. Hạ nách: Đo từ trên người (Tính từ đường hạ xuôi vai)
  2. Hạ eo: 39cm (Bằng số đo thực tế).
  3. Hạ đỉnh mông: 58cm (Bằng số đo thực tế).
  4. Ngang ngực thân trước: 1/4 vòng ngực (Đã cộng cử động 1.5cm).
  5. Ngang geo thân trước: 1/4 vòng eo+3cm đường ly (Nếu không có ly ta không cộng).
  6. Ngang mông thân trước: 1/4 vòng mông.
  7. Ngang gấu thân trước: Ngang mông – 3cm đường ly .

Lưu ý:

  • Các dáng đầm và các thông số ta nên đo thực tế trực tiếp trên cơ thể khách hàng.
  • Các dáng đầm xuông cắt theo ý khách hàng (Ta nên đo).

Công thức cắt may đầm thân sau

công thức cắt may đần thân sau
Hình ảnh cách thức cắt may đần thân sau
  1. Ngang vai: 1/2 vai.
  2. Ngang ngực thân sau: 1/4 vòng ngực – 1.5cm (Có đầu ly ta cộng 0.5cm ly còn không ta không cộng).
  3. Ngang eo: 1/4 vòng eo +2cm ly (Nếu không có ly thì ta không cộng).
  4. Ngang mông: 1/4 vòng mông.

Công thức cắt may tay áo

công thức cắt may tay áo
Hình ảnh cách thức cắt may tay áo
  1. Dài áo: Số đo đã tính cả mang sét.
  2. Ngang bắp tay: Số đo cả vòng + cử động từ 4-6cm (chất thun +2cm).
  3. Đường chéo tay: Số đo vòng nách chia hai trừ đi 1cm.

Lưu ý:

  • Công thức thân trước ta cộng bao nhiêu thì thân sau ta trừ đi bao nhiêu.
  • Lưu ý cách làm sống lưng thân sau.
  • Phần trên từ đầu cổ xuống 8cm.
  • Vào sống lưng thân sau phần eo 3cm hoặc 3.5cm.
  • Vào sống lưng phần đỉnh mông lấy 1cm thẳng xuống tận gấu.
  • Ta vẽ nối từ điểm 8cm tới eo vào từ eo tới hông chỗ 1cm.
  • Dài xẻ 17 cm tính từ gấu lên. Bản xẻ 4cm.
một chiếc đầm đã được cắt may hoàn thiện
một chiếc đầm đã được cắt may hoàn thiện

Video dạy cắt may đầm cơ bản

Trích Nguồn videos youtube dạy cắt may đầm cơ bản của Lưu Thu Trang sau:

Tổng kết lại

Để có thể may được một chiếc đầm, váy thì các bạn sẽ trải qua nhừng bước trên và thông qua đó sẽ giúp cho các bạn hiểu được các cách, quy trình để tạo ra một chiếc đầm, váy đẹp ngay tại nhà. Mọi ý kiến đóng góp hay thắc mắc của các bạn chúng tôi sẳn lòng giải đáp tại wedsite: https://thumuavaiton.com/. Cảm ơn bạn đã đọc hết bài viết này! Chúc các bạn thành công!

Xem Thêm Tại

Công thức cắt may quần âu nam chuẩn nhất năm 2022

hướng dẫn cắt may áo sơ mi nam

học ngành thiết kế thời trang ở đâu để có việc làm

Cách May Áo Dài Truyền Thống Việt Nam Mới Nhất năm 2023

sơ đồ may áo dài
tà áo dài truyền thống Việt Nam
Xu hướng mới năm 2023 này là những chiếc áo dài đẹp thướt tha của người phụ nữ Việt Nam

Áo dài không chỉ đơn thuần một trang phục mà đó còn là biểu tượng, vẻ đẹp truyền thống của Việt Nam. chúng có thể dành cho cả nam lẫn nữ và thường sử dụng trong các dịp lễ tết, cưới, chụp ảnh kỉ niệm  vì nó là sự lựa chọn hàng đầu. Áo dài là bộ trang phục không thể thiếu trong tủ đồ của các cô gái Việt.

Tà áo dài truyền thống Việt Nam mà Bài viết sau đây ”thumuavaiton.com” muốn gửi tới các bạn đọc hiểu biết thêm về cách thức tuyển chọn vải, cách lấy các số đo và công thức cắt may để cắt may áo dài truyền thống cho mình đẹp ngay tại nhà!

Tuyển chọn vải để cắt may thành một bộ áo dài đẹp

áo dài được cắt may hoàn thiện đẹp
áo dài được cắt may hoàn thiện đẹp
  1. Chất liệu vải: Việc lựa con chất liệu vải là việc quan trọng. Trên thị trường vải Việt Nam có rất nhiều loại để lựa tốt như vải chiffon, vải voan, vải ren, vải lụa, vải nhung, vải gấm,…
  2. Form dáng: Lựa chọn một form dáng phù hợp cho cơ thể, chiều cao, cân nặng của bản thân sẽ giúp chiếc áo dài càng trở nên hoàn hảo hơn.
  3. Các hoa văn họa tiết trên vải hoặc đính thêm trên áo sẽ giúp chiếc áo dài ấn tượng hơn, tinh tế hơn.

Công thức cắt may áo dài đẹp đơn giản

Chuẩn bị công cụ:

  1. Vải
  2. Máy may
  3. Kim, chỉ cùng màu vải
  4. Thước đo, thước dây, phấn kẻ
  5. Phụ kiện trang trí
  6. Các bước để may áo dài.

Lấy Số Đo

chiếc áo dài được may hoàn thiện qua các bước
chiếc áo dài được may hoàn thiện qua các bước
  1. Hạ ngực: Đo từ vai cho đến ngang ngực.
  2. Hạ eo: Đo từ vai cho đến ngang eo.
  3. Hạ mông: Đo từ vai cho đến ngang mông.
  4. Độ dài áo: Đo từ eo cho đến mắt cá chân.
  5. Độ dài tay: Đo từ khuỷu tay (Tùy thuộc vào độ dài tay mà bạn mong muốn).
  6. Vòng cửa thân tay trước: 13cm.
  7. Vòng cửa thân tay sau: 15cm.
  8. Mang tay trước: Đo từ hạ ngực thân trước trên thân.
  9. Mang tay sau: Đo từ hạ ngực thân sau trên thân.
  10. Độ dài quần: Đo từ ngang hông đến gót chân.

Lưu Ý: Lấy số đo là bước quan trọng nhất khi may áo dài. Vì khi lấy được số đo chính xác thì mới có thể tôn lên hết các đường nét và vẻ đẹp của người mặc.

Xem thêm dịch vụ mua bán vải các loại tồn kho giá cao tại đây

Quy trình thực hiện và cách cắt may áo dài ngay tại nhà

Vẽ trên áo

Sau khi lấy số đo ta tiến hành thực hiện vẽ trên vải ( các bạn có thể vẽ trên giấy báo để tập luyện dành cho các bạn mới bắt đầu).

Kẻ 5 thẳng  song song như hình dưới đây với các kích thước sau.

sơ đồ may áo dài
sơ đồ may áo dài mới nhất
  1. Trên đường kẻ đầu tiên vẽ chiều dài cổ bằng 6cm.
  2. Trên đường hạ ngực lấy số đo vòng ngực.
  3. Trên đường hạ eo lấy số đô vòng eo + 2cm.
  4. Trên đường hạ mông lấy số đo vòng mông.
  5. Độ dài áo sẽ phụ thuộc vào chiều cao của người mặc.

Cắt vải

Khi cắt trực tiếp lên trên bề mặt vải bạn cần chừa 1cm đường may ở các cạnh, gấu áo chừa 2cm và chừa 1.6cm cho phần tra khóa giọt nước. Còn đối với đường viền tay và viền cổ bạn cần cắt sát.

Quy trình may

Là quy trình cuối cùng nhưng cũng khá quan trọng trong việc may áo dài truyền thống. Bạn cần thực hiện công thức may chiết ngực, may viền đường hò áo, may viền đường sườn có cài khuy, may nẹp tà áo, may lai và ráp sườn tay, may ráp sườn thân, tiến hành ráp tay vào thân, may bâu áo và rap bâu áo vào thân, lên lai áo. Cuối đường là vắt đường hò, kết nút và kết nút áo.

Videos hướng dẫn cách may áo dài cổ đứng Việt Nam

Trích Nguồn videos youtube: Chi Áo Dài TV

Thông qua bài viết ngắn gọn về Các bước cách may áo dài truyền thống Việt Nam của chúng tôi.  thu mua vải Toàn Thắng sẽ giúp bạn tự thực hành ngay tại nhà để may một bộ áo dài đẹp. Cảm ơn bạn đã đọc hết bài viết này!

Xem thêm tại:

Giới Thiệu 10 loại vải may áo dài đệp nhất

các loại vải may áo dài đẹp

Chợ vải tân bình