Trong xã hội ngày càng phát triển hiện nay, hình thức bên ngoài ngày càng được chú trọng hơn. Cách phối đồ từ đó cũng phải được chú ý hơn, nó giúp chúng ta trở nên tự tin và cuốn hút hơn. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách phối đồ hợp lý.
Bài viết này dịch vụ thu mua vải Toàn Thắng sẽ hướng dẫn bạn cách phối đồ nam cho mùa hè và mùa đông sao cho phong cách nhất nhé!
Cách phối đồ nam cho mùa hè oi nóng
Vào những ngày oi bức, khó chịu của mùa hè. Những chàng trai cần phối đồ sao cho vừa đơn giản, thoải mái nhưng lại tinh tế nhất. Dưới đây là 1 số concept đẹp và hiệu quả nhất.
Quần Jeans + Áo phông + Giày Sneaker
Đây là outfit tuy đơn giản nhưng chưa bao giờ lỗi thời, nhàm chán. Set đồ nam này rất thoáng mát từ quần jeans được phối với 1 chiếc áo phông thời trang kết hơp với 1 đôi sneaker, nhìn vừa năng động lại rất phong cách. Thích hợp cho cả đi học, đi làm, đi chơi, …
Nếu bạn thuộc tuýp người yêu thích sự đơn giản nhưng lại lịch sự thì hãy thử ngay combo quần vải + Áo sơ mi trắng + Giày sneaker này. Nó chắc chắn sẽ không làm bạn thất vọng đâu.
Quần vải + Áo sơ mi trắng + Giày sneaker
Quần short nam + áo thun ba lỗ + Giày sneaker
Đây là concept rất đơn giản với quần short + áo ba lỗ phối với đôi giày sneaker. Với concept này sẽ khiến bạn trở lên năng động hơn, thoải mái di chuyển vận động cả ngày dài.
Quần short nam + áo thun ba lỗ + Giày sneaker
Quần kaki + Áo Phông + Giày sneaker
Đây cũng là 1 phong cách dành cho những chàng trai yêu thích sự năng động. Với set đồ không quá cầu kì, nổi bật những vẫn tôn được vẻ điển trai và cá tính của cánh mày râu.
Đơn giản, năng động, thoáng mát và thoải mái đó chính là bộ outfit quần đùi + áo ba lỗ + giày sneaker. Set đồ này đem đến sự năng động, mạnh mẽ, cuốn hút. Tuy nhiên có 1 lưu ý nhỏ khi chọn lựa quần đùi không nên chọn quần quá rộng hoặc quá bó, hãy chọn cho mình 1 chiếc quần vừa vặn nhất nhé.
Đây là set đồ không thể bỏ qua, nó là sự kết hợp giữa quần vải sáng màu + Áo sơ mi dáng pijama đi với đôi giày sandals. Đây là sự kết hợp hài hoá giữa các tone màu đối lập, phù hợp với rất nhiều người.
Mùa đông nhiệt độ thấp nên ta cần chọn lựa những trang phục để phối đồ sao cho vừa có thể giữ ấm cho cơ thể vừa phong cách và cuốn hút. Hãy tham khảo những set đồ sau nhé.
Áo nỉ là 1 trong những món đồ không thể thiếu trong mỗi tủ đồ của các chàng trai. Vào những ngày lạnh, 1 chiếc áo nỉ phối với quần jeans kết hợp với 1 đôi sneaker sẽ tạo thành set đồ hoàn hảo, thu hút mọi ánh nhìn.
Quần jeans + Áo Nỉ + Giày sneaker
Quần âu + Áo khoác dài tay + Giày sneaker
Nếu bạn muốn trở lên thanh lịch và cuốn hút thì hãy thử phối đồ giữa quần âu, áo khoác dài tay và thêm 1 đôi sneaker.
Quần âu + Áo khoác dài tay + Giày sneaker
Quần dài tối màu + Áo cardigan + Giày sneaker
Phong cách Hàn Quốc này đang được rất nhiều các bạn trẻ ở Việt Nam diện hàng ngày. Sự kết hợp giữa quần dài tối màu, áo cardigan và 1 đôi sneaker sẽ khiến bạn trở lên cuốn hút và lãng mạn hơn rất nhiều đấy. Phong cách này có thể dành cho cả nam và nữa đều rất hợp và dễ dàng ghi điểm trong mắt đối phương.
Quần dài tối màu + Áo cardigan + Giày sneaker
Quần jeans + Áo khoác gió + Giày Sneaker
Kết hợp quần jeans, áo khoác gió và giày sneaker sẽ rất phù hợp với những chàng trai đam mê thể thao, vận động. Với set đồ này toát lên vẻ mạnh mẽ, khoẻ khoắn, trẻ trung và năng động hơn. Khi diện bộ outfit này bạn sẽ thấy thoải mái và có thể hoạt động cả 1 ngày dài.
Quần jeans + Áo khoác gió + Giày Sneaker
Quần đùi + Áo hoodie + Áo khoác bò
Khi phối quần đùi + áo hoodie + áo khoác bò này sẽ đem đến cho bạn sự trẻ trung, năng động hơn. Set đồ này vừa có thể giữ ấm cơ thể vừa có thể gây ấn tượng với người khác.
Quần đùi + Áo hoodie + Áo khoác bò
Lời kết
Với những cách phối đồ nam theo mùa được thu mua vải kýToàn Thắng chia sẻ phía trên, hi vọng đã có thể giúp bạn có được thêm những kinh nghiệm trong việc phối đồ để có thể có một vẻ bề ngoài điển trai và chỉn chu nhất.
Để có thể phối những trang phục thành 1 set đồ hoàn hảo nhất thì cần phải đảm bảo những quy tắc “bất di bất dịch” khi phối đồ, nó là nền tảng để có 1 bộ concept chỉn chu nhất.
Bài viết này dịch vụ thu mua vải vụn Toàn Thắng sẽ chia sẻ đến bạn các lưu ý khi chọn trang phục và những quy tắc phối đồ nam mà bạn cần phải nắm chắc để có những set đồ bắt mắt nhất.
Những lưu ý khi lựa chọn trang phục
Chọn những bộ trang phục vừa vặn với vóc dáng
Khi đi ngoài đường, không khó để có thể bắt gặp những bạn nam diện những chiếc áo sơ mi không rộng thùng thình thì cũng bị bó quá sát cơ thể. Nếu là áo quá rộng sẽ khiến bạn trông rất là luộm thuộm, lôi thôi. Ngược lại, nếu bạn mặc áo quá bó sát thì vải sẽ bị căng ra vừa không được thoải mái vừa để lộ những khuyết điểm trên cơ thể. Chính vì vậy, việc lựa chọn 1 chiếc áo đúng kích cỡ là rất quan trọng, nó sẽ vừa tôn được dáng của bạn mà lại thoải mái vận động, không gò bó.
Hình Ảnh bộ trang phục vừa vặn với vóc dáng
Hãy là ủi trang phục trước khi mặc
Đây là điều rất quan trọng nếu bạn muốn có được những bộ trang phục đẹp. Một bộ trang phục dù có đắt tiền hay đẹp đến đâu mà bị nhăn nhúm thì cũng không còn gì là đẹp nữa rồi. Vậy nên bạn hãy dành ra 1 vài phút để có thể chăm sóc và chỉnh đốn lại bộ trang phục của mình nhé.
là ủi trang phục trước khi mặc
Phối giày phù hợp với quần áo
Tuỳ vào những dịp mà bạn có thể diện cho mình những đôi giày khác nhau. Vào những dịp trang trọng bạn sẽ cần đến những đôi giày tây, giày derby,…bóng bẩy, tạo phong thái của 1 quý ông, thanh lịch, cuốn hút. Còn vào những sự kiện thường nhật, bạn có thể sử dụng những đôi giày sneaker để đôi chân có thể được thả lỏng và linh hoạt khi di chuyển hơn.
Phối giày phù hợp với quần áo
Chọn đồ có tone màu phù hợp với hoàn cảnh
Màu sắc cũng là 1 trong những yếu tố qua trọng quyết định đến độ phù hợp của trang phục. Với những nơi cần sự uy tín, nghiêm túc như gặp gỡ đối tác, họp mặt công ty, … bạn nên diện những bộ trang phục có tone màu trung tính sẽ rất phù hợp. Tuy nhiên, bạn cũng có thể làm mới bản thân bằng những màu sắc khác vào lần tới.
Chọn đồ có tone màu phù hợp với hoàn cảnh
Lựa chọn thêm những phụ kiện đi kèm
Để bộ trang phục có thể trở nên đẹp đẽ hơn thì cần phải có điểm nhấn, cụ thể đó chính là những món phụ kiện. Vì vậy, ngoài những bộ quần áo ra thì những chàng trai cũng cần trang bị thêm cho mình những phụ kiện đi kèm. Một chiếc đồng hồ cũng là 1 món trang sức tuyệt vời cho các quý ông, nó có thể giúp bạn kiểm soát được quỹ thời gian cũng khiến set đồ của bạn trở lên chỉn chu hơn.
Lựa chọn thêm những phụ kiện đi kèm
Kiểm tra tủ đồ thường xuyên
Việc thường xuyên kiểm tra tủ đồ sẽ giúp bạn có thể kiểm soát và cập nhật được tình hình, tù đó có thể phát hiện mình đã bị thiếu hụt hay dư thừa những món đồ nào để có thể cân bằng lại.
Kiểm tra tủ đồ thường xuyên
Diện quần áo phù hợp với hoàn cảnh
Khi chọn cách ăn mặc đẹp thì bạn cũng cần chú ý đến hoàn cảnh đó có phù hợp với trang phục không. Việc chọn trang phục sai hoàn cảnh sẽ khiến trang phục của bạn chẳng những không đẹp mà còn trở lên kệch cỡm.
Diện quần áo phù hợp với hoàn cảnh
Giữ cho quần áo, giày dép luôn sạch sẽ và thơm tho
Mùi của trang phục cũng rất được chú trọng. Những bạn thường xuyên phải gặp gỡ đối tác thì càng phải chú ý hơn. Bởi không thể tránh được những cái ôm xã giao, nên quần áo thơm tho sẽ là 1 điểm cộng lớn cho các bạn đấy.
Ngoài ra, giày dép cũng cần được vệ sinh lâu chùi thường xuyên để không có những mùi khó chịu cho người khác.
Giữ cho quần áo, giày dép luôn sạch sẽ và thơm tho
Những quy tắc phối đồ nam bạn nên biết
Đừng bao giờ cài nút dưới của áo vest, áo blazer
Áo Vest và Blazer là loại áo thường được sử dụng trong những dịp trang trọng và những ngày đi dạo phố. Tuy nhiên, có một quy tắc khi sử dụng 2 loại áo này đó là “không được cài nút dưới” của 2 loại áo này. Trường hợp có 3 khuy áo thì bạn có thể cài 2 nút ở trên hoặc có thể buông thả tự nhiên chứ tuyệt đối không được cài nút cuối dùng để trang phục trở nên đẹp nhất.
Đừng bao giờ cài nút dưới của áo vest, áo blazer
Càng ít giặt suits càng tốt
Một bộ có suits đẹp là bộ đồ đứng form, có những đường cắt mềm mại show được những ưu điểm của cơ thể, vừa cứng cáp tôn vẻ nam tính của người mặc. chính vì vậy không nên dành sự chăm sóc cho bộ suits bằng cách giặt ủi quá nhiều lần. Ngoài ra, khi tiếp xúc với hoá chất nhiều sẽ gián tiếp khiến những bộ đồ đó nhanh chóng bị biến dạng, bạc màu, sờn vải, … mất form dáng.
Hình Ảnh áo suits
Chỉ bỏ áo trong quần với những loại áo sơ mi dài
Không phải cứ sơ vin là chỉn chu, đứng đắn. Việc bỏ áo trong quần chỉ áp dụng cho những loại áo sơ mi dài, nó sẽ có độ phồng phù hợp cũng như không quá ôm sát cơ thể. Những chiếc áo có chiều dài ngắn khi sơ vin sau khi hoạt động sẽ bị tuột, lúc đó sẽ rất lôi thôi.
bỏ áo trong quần với những loại áo sơ mi dài
Không sử dụng tất trắng với giày tây (đen)
Đây là lỗi rất nghiêm trọng khi phối tất trắng với giày tây (đặc biệt giày đen).
Không sử dụng tất trắng với giày tây (đen)
Giày, thắt lưng và túi phải đồng bộ màu với nhau
Bạn hãy lựa chọn giày, thắt lưng và túi đồng bộ màu với nhau. Từ đó sẽ tạo nên sự tổng thể, hài hoà, không rườm rà nên rất thu hút và ấn tượng.
Giày, thắt lưng và túi phải đồng bộ màu với nhau
Lời kết
Vừa rồi thu mua vải ký Toàn Thắng đã chia sẻ đến bạn các lưu ý khi chọn trang phục và những quy tắc phối đồ nam. Hy vọng bạn đã biết cách điều chỉnh lại để có thể ăn mặc được đẹp và chuẩn chỉ hơn.
Chúc các bạn có thể phối được những set đồ đẹp và ưng ý nhất cho bản thân.
Mỗi khi mùa giải mới được khởi tranh, các câu lạc bộ hàng đầu thế giới sẽ ra sân trong bộ trang phục khác nhau. Những chiếc áo đấu đó có thể được lấy ý tưởng từ lịch sử của đội bóng, chiến tích của câu lạc bộ, …và sẽ được những nhãn hàng sản xuất đồ thể thao hàng đầu thế giới như: Nike, Adidas, Puma, …hợp tác và sản xuất ra những chiếc áo đấu hoàn hảo và ý nghĩa nhất.
Hãy cùng với dịch vụ thu mua vải tồn Toàn Thắng điểm qua top 10 áo đấu bóng đá đẹp nhất mùa giải mới 2022 – 2023 này nhé!
Áo đấu của CLB Manchester United (sân nhà)
Áo đấu bóng đá của câu lạc bộ Manchester United có nhà tài trợ là nhãn hàng Adidas. Những yếu tố chính mà Adidas đã gắn bó với clb Man Utd từ rất lâu rồi đó là: “Tuổi trẻ – Dũng cảm – Thành công”. Chính vì triết lý này mà bộ trang phục sân nhà của MU thường sẽ có màu đỏ mang tính biểu tượng của CLB và được điểm thêm số chi tiết màu trắng ở viền cổ và tay áo.
Điểm khác biệt của bộ áo đấu này so với những bộ trước đó là có sự xuất hiện của logo Team Viewer (1 công ty về công nghệ của Đức) thay thế cho logo Chevrolet đã đồng hành cùng với CLB trong 6 năm qua. Phía sau lưng áo, ở ngay phía dưới cổ áo lần đầu tiên trong lịch sử áo đấu được in hình con quỷ đỏ cầm cây đinh 3 màu vàng.
Hình Ảnh Áo đấu của CLB Manchester United (sân nhà)
Áo đấu của CLB Inter Milan (sân nhà)
Áo đấu bóng đá của Clb này có nhà tài trợ là hãng Nike. Nhắc tới Inter Milan người ta sẽ nhớ ngay đến màu sắc biểu tượng của clb là sọc xanh lam và đen. Tuy nhiên, vẫn những màu sắc đó nhưng mẫu áo mùa giải 21 – 22 đã được làm lại tinh tế và bắt mắt hơn.
Lấy ý tưởng từ hình ảnh con rắn Biscione trên huy hiệu được thiết kế vào mùa giải 2010 – 2011. Bộ trang phục mùa giải này ý tưởng đó sẽ được chuyển hoá từ những sọc xanh đen cổ điển được chuyển thành hiệu ứng da rắn, được tạo từ màu xanh hoàng gia, xanh nước biển và đen sắp xếp với nhau bằng những sọc có điểm ảnh của 3 màu trên.
Áo đấu của CLB Inter Milan (sân nhà)
Áo đấu của CLB Liverpool (sân khách)
Bộ áo đấu bóng đá của Liverpool cũng được Nike tài trợ sản xuất. Với mùa giải năm nay, Nike đã hướng Liverpool đến sự cổ điển đình đám của Clb. Những chi tiết đáng chú ý trong bộ thiết kế mới này là phần đế đá trắng cùng với màu đỏ thẫm và xanh đậm là điểm nhấn của CLB suốt những mùa giải 96 – 97. Có rất nhiều chuyên giá đánh giá đây chính là mẫu áo đấu đẹp nhất của Liverpool từ trước đến nay.
Được biết màu sắc được chọn làm nền áo được lấy cảm hứng từ 1 bộ ba toà nhà lịch sử “Three Graces” nằm nguy nghi bên bờ sông của Liverpool, tạo nên đường chân trời nổi tiếng khắp thế giới.
Áo đấu của CLB Liverpool (sân khách)
Áo đấu của CLB Ajax Amsterdam (sân nhà)
Cũng như Man Utd áo đấu bóng đá của clb này cũng được Adidas tài trợ. Với mẫu áo 21 – 22 này Adidas thiết kế hướng mọi thứ trở về những điều cơ bản nhất, với trắng cổ điển và màu đỏ. Nhưng logo của clb đã được thu nhỏ lại và sọc đỏ giữa áo cũng được thu hẹp lại 1 chút, còn lại thì vẫn giữ nguyên như thiết kế của năm trước. Logo của nhà tài trợ cũng được làm nhỏ hơn và đặt ở trung tâm áo.
Để phù hợp với truyền thống của clb, Ajax cũng đã xác nhận bộ trang phục của họ ở trong nước sẽ chỉ có số phía sau mà không có tên gì hết.
Áo đấu của CLB Ajax Amsterdam (sân nhà)
Áo đấu của CLB Real Madrid (sân nhà)
Áo đấu bóng đá của Clb Real cũng được tài trợ bởi Adidas. Bộ trang phục mùa giải này của Real Madrid có sự khác biệt lớn, một mô hình xoắn ốc nhịp nhàng và tinh tế được tạo nên toàn bộ phần nền của áo, lấy ý tưởng các đài phun nước của Plaza de Cibeles (nơi mà Madrid dành cho những người ủng hộ Galacticos).
Clb luôn nhắc lại “sự vĩ đại” của clb được đến từ những cổ động viên luôn bên cạnh họ bất kể thắng hay thua 1 cách chân thành. Cùng với đó là sự trở lại của màu cam may mắn với màu xanh lam có độ tương phải cao.
Áo đấu của CLB Real Madrid (sân nhà)
Áo đấu của CLB Southampton (sân nhà)
Với tone màu chủ đạo là màu đen có hoạn tiết in chìm, cùng với đó là những chi tiết màu đỏ nổi bật. Áo đấu mới của Clb này đã nhận được cơn mưa lời khen từ những người hâm mộ bóng đá trên khắp thế giới.
Áo đấu của CLB Southampton (sân nhà)
Áo đấu của CLB Paris Saint – Germain (sân nhà)
PSG được nhãn hàng Nike tài trợ. Áo đấu bóng đá mùa 2021 – 2022 của PSG có màu chủ đạo là màu xanh navy. Cùng với các đường viền kẻ trắng kẻ đỏ bo quanh cổ, tay, quần và tất tạo cảm giác khoẻ khoắn, năng động hơn.
Áo đấu của CLB Paris Saint – Germain (sân nhà)
Áo đấu của CLB AC Milan (sân nhà)
AC Milan cũng được nhãn hàng Puma tài trợ sản xuất áo đấu. Bộ áo đấu bóng đá mới của AC Milan được thiết kế hiện đại và mới mẻ hơn so với những phiên bản trước của đội bóng. Những sọc đen đỏ trong mẫu áo mới của clb sẽ không còn bằng nhau như trước mà sẽ có những độ rộng hẹp khác nhau.
Áo đấu của CLB AC Milan (sân nhà)
Áo đấu của CLB Lyon (sân nhà)
Clb Lyon được Adidas tài trợ. Các mẫu áo đấu bóng đá của Lyon thường được tạo nên từ 3 màu truyền thống đó là trắng, đỏ và xanh. Áo đấu màu giải mới này sẽ có sọc đỏ và xanh chạy từ trên xuống dưới qua logo của đội bóng.
Áo đấu của CLB Lyon (sân nhà)
Áo đấu của CLB Atletico Madrid (sân nhà)
Áo đấu bóng đá của clb này cũng được nhãn hàng Nike tài trợ. Áo đấu của đội bóng này được sản xuất từ chất liệu nhựa tái chế. Mẫu thiết kế này đã nhận được rất nhiều phản hồi tích cực khi đã phá cách những sọc trắng đỏ truyền thống, nhìn cuốn hút và đẹp hơn rất nhiều.
Áo đấu của CLB Atletico Madrid (sân nhà)
Lời kết
Vừa rồi thu mua vải thanh lý Toàn Thắng đã giới thiệu đến bạn top 10 mẫu áo đấu bóng đá đẹp nhất mùa giải mới 2022 – 2023. Bạn thích mẫu áo của câu lạc bộ nào nhất. Hãy comment cho chúng mình biết với nhé!
Khi nhắc đến vải Lanh chắc hẳn chúng ta sẽ không quá bất ngờ, vì độ phổ biến của nò trên thị trường may mặc, đặc biệt là mỗi độ hè về. Vậy bạn có biết vải lanh là gì không? Nó có nguồn gốc từ đâu? …
Hãy cùng ”thu mua vải tồn Toàn Thắng” đi tìm hiểu những điều cơ bản về vải lanh mà bạn cần biết nhé!
Vải Lanh là gì?
Đúng như tên gọi của nó, vải lanh là loại vải được sợi, vỏ hoặc phần xơ 100% của cây lanh. Cây lanh là loại cây sống chủ yếu ở những vùng khí hậu mát mẻ, cụ thể ở Việt Nam thì loài cây này được trồng và sống chủ yếu ở cùng Tây Bắc nước ta (nơi có nhiệt độ tương đối thấp so với cả nước).
Hình Ảnh Cây Lanh được thu hoạch về dệt ra vải lanh
Khi xưa còn lạc hậu, những người thợ dệt vải phải mất rất nhiều thời gian và công sức để quay tơ để có thể sản xuất ra những tấm vải Lanh. Nhưng khi công nghệ loài người phát triển, máy móc đã can thiệp và hỗ trợ nên quá trình dệt sản xuất cũng trở lên đẽ dàng hơn.
Nguồn gốc của vải Lanh
Nhiều nghiên cứu cho rằng, vải lanh đã xuất hiện cách đây khoảng 36000 năm. Điều đó được chứng minh bởi những xác ướp Ai Cập cổ đại đã sử dụng những loại vải này để quấn quanh người. Người ta nhận thấy sau 1 khoãng thời gian rất dài mà loại vải nãy không hề bị thời tiết tác động và phá huỷ đi.
Hình Ảnh xác ướp Ai Cập cổ đại đã sử dụng vải lanh để quấn quanh người
Cho đến những năm 1685, tại các bán đảo của vương quốc Anh đã bắt đầu xuất hiện loại vải lanh này. Từ đó, Ireland đã trở thành trung tâm sản xuất vải lanh lớn nhất trên thế giới lúc bấy giờ. Tuy nhiên một thời gian sau, vải lanh dần bị sử dụng hạn chế bởi quy trình sản xuất ra loại vải này vô cùng khó khăn, phức tạp và mất rất nhiều thời gian.
Quy trình, phương pháp sản xuất vải lanh
Để có những tấm vải lanh vừa mềm vừa thoáng mát để bày bán trên thị trường, những người thợ ngày xưa đã phải mất rất nhều thời gian và công sức để có được. Ngày nay, với sự hỗ trợ của máy móc, quy trình sản xuất ra vải Lanh cũng trở lên dễ dàng hơn nhiều nhưng vẫn phải qua những bước sau:
Bước 1: Thu hoạch nguyên liệu
Thu hoạch nguyên liệu cây lanh
Nguyên liệu ở đây được đề cập đến chính là cây Lanh. Để vải sản xuất ra được đảm bảo chất lượng thì những cây lanh phải cần được thu hoạch vào đúng độ nhất. Những cây lanh cần phải được cắt đến sát gốc để có thể có được những sợ lanh dài và đều nhất.
Bước 2: Giầm lanh
Công Đoạn Giầm lanh
Sau khi những cây lanh được thu hoạch sẽ đến bước giầm cây. Những cây lanh sẽ được tập kết và giầm ngay tại ruộng để có thể pân huỷ chất Pectin hoặc cũng có thể phân huỷ chất đó bằng cách ngâm cây lanh với những loại vi khuẩn. Có 1 số loại háo chất giúp giầm lanh nhưng chúng có tác động xấu đến môi trường nên không được sử dụng rộng rãi trên thị trường.
Bước 3: Tách và phân loại sợi lanh
Tách và phân loại sợi lanh
Để tách riêng phần cuống, xơ và phần gỗ bên trong ta cần sử dụng đến con lăn bằng kim loại. Sau khi tách xong, những sợi lanh mềm và dài sẽ được giữ lại và loại bỏ những sợi ngắn, không đảm bảo chất lượng. Công đoạn này khá quan trọng vì nó ảnh hưởng đến chất lượng và sự đồng đều khi dệt lanh.
Bước 4: Se sợi
Công Đoạn Se sợi
Từ những sợi lanh được tách và phân loại phía trên sẽ được cuộn vào phần suốt chỉ để bắt đầu quá trình se. Công đoạn này đòi hỏi phải được tiến hành trong điều kiện nóng và ẩm ướt giúp dễ dàng kết dính hơn.
Bước 5: Sấy khô sợi và tiến hành dệt
Sấy khô sợi và tiến hành dệt
Những sợi lanh được se và được sấy khô sau đó sẽ được cuộn vào ống chỉ và tiến hành dệt vải. Vải lanh sau khi được dệt xong sẽ được đem đi tẩy trắng, nhuộm màu và tiến hành phủ bóng.
Bước 6: Kiểm tra lại và xuất hàng
Kiểm tra lại và xuất hàng
Sau khi trải qua tất cả những bước trên, những tấm vải lanh sẽ được kiểm tra lại xem có lỗi không. Những tấm vải đạt yêu cầu sẽ được đem đi đóng gói và xuất đi khắp giao dịch ở khắp cả nước để phục vụ nhu cầu của người sử dụng.
Đặc tính nổi trội của vải lanh
Tính hoá học
Với ưu điểm là thoáng khí nên được ưa chuộng vào mùa hè và mùa đông ở những vùng khí hậu nóng ẩm. Tuy nhiên, loại vải này cần phải được vệ sinh thường xuyên để tránh bị sâu bọ xâm hại.
Tính vật lý
Vải có khả năng thay đổi độ dày đem lại cảm giác nhám đặc trưng và có thể chuyển đổi từ chất cứng thô thành mềm mại, mịn màng.
Với độ bóng tương đối cao và màu sắc của vải được chuyển đổi khá linh hoạt từ màu xám, nâu vàng rồi đến trắng ngà.
Cách nhận biết vải lanh
Nhận biết bằng cách nhìn và quan sát
Cách nhận biết vải lanh đơn giản nhất là qua màu sắc, vải lanh sẽ không bao giờ có được màu trắng tinh mà chỉ có màu trắng ngà, xám hoặc vàng nâu.
Nhận biết bằng cách nhìn và quan sát
Nhận biết bằng cách sờ và cảm nhận
Nhận biết bằng cách sờ và cảm nhận. Khi sờ vào vải lanh chất lượng tốt, ta sẽ cảm nhận được mặt vải rất mềm mịn, không có sơ.
Nhận biết bằng cách sờ và cảm nhận
Nhận biết bằng cách đốt
Nếu là vải lanh thật khi đốt thì lửa cháy sẽ không to và có mùi giống mùi giấy cháy rất đặc trưng.
Nhận biết bằng cách đốt
Tổng kết lại
Hy vọng với những chia sẻ phía trên của thu mua vải Toàn Thắng đã giúp bạn có thể biết được vải lanh là gì? Và biết được những điều cơ bản nhất về vải lanh. Hãy theo dõi chúng mình để có thể biết được thêm nhiều kiến thức hay và thú vị về thị trường may mặc nữa nhé! Chúc bạn thành công.
Quần âu nam từ rất lâu đã trở thành một trang phục không thể thiếu của nhiều lứa tuổi khác nhau. Quần âu được cánh mày râu yêu thích bởi sự trẻ trung, lịch lãm và sự tự tin. Chính vì vậy hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ tới bạn công thức cắt may quần âu nam đơn giản và đẹp nhất hiện nay.
Nào hãy cùng dịch vụ thu mua vải quần tây giá cao tận tâm của Toàn Thắng Tìm hiểu nhé!
Bảng chọn size quần âu nam chuẩn
Hình Ảnh Bảng chọn size quần âu nam chuẩn
Công thức cắt may quần âu nam chuẩn
Lấy số đo mẫu
Lấy số đo mẫu
– Độ dài quần: Được đo từ ngang eo xuống đến quá mắt cá chân (hoặc có thể dài hơn tuỳ theo ý thích của khách hàng).
– Hạ mông: Được đo từ ngang eo xuống đến vị trí nở nhất của mông.
– Hạ gối: Được đo từ ngang rốn xuống đến ngang đầu gối.
– Vòng bụng: Được đo vòng quanh bụng.
– Vòng mông: Được đo vòng quanh vị trí nở nhất của mông.
– Vòng đùi: Được đo cách đũng 5 cm.
– Vòng gối: Được đo sát với đầu gối.
– Vòng ống: Được đo theo tuỳ ý thích của mẫu, thông thường sẽ là 26 cm.
Cách tính toán khổ vải:
– Khổ vải: 1,5 m: 1 lần bề dài của quần bao gồm cả lai và lưng.
– Khổ vải: 1,2 m: 1 lần bề dài của quần bao gồm cả lai và lưng.
– Khổ vải: 0,9 m: 2 lần bề dài của quần bao gồm cả lai và lưng.
Cắt vải và thiết kế quần
Thiết kế thân trước
Thiết kế thân trước
– Gấp hai biên vải trùng nhau, hai mặt phải của vải úp vào nhau, mặt trái hướng ra bên ngoài để có thể dễ dàng vẽ các đường định vị cũng như tính toán khi cắt vải.
– Biên vải được quay hướng về phía người cắt, đầu vải hướng về phía tay phải của người cắt.
– Bắt đầu vẽ, ta kẻ một trục thẳng đứng với độ dài bằng chiều dài của quần.
– Tiếp tục ta hạ từ điểm đầu xuống hạ đáy = công thức 1/4 mông -1.
– Khi ta có được điểm hạ đáy ta tiếp tục hạ hết các đường ngang theo trình tự: hạ đùi, hạ gối rồi đến gấu quần.
– Khi ta được các điểm hạ rồi bắt đầu ta sẽ tính vào các điểm ngang.
– Ngang đáy: được tính = 1/4 mông + 3 cm.
– Ta lấy thụt vào 3 cm rồi kẻ đường vuông góc lên trên, từ điểm vuông góc trên ta lấy vào 2 cm và được tính theo công thức cạp = 1/4 bụng.
– Hạ trễ xuống 2 cm để tạo độ cong cho cạp thân trước.
– Chia đôi đường hạ đáy lấy trung điểm rồi kẻ thẳng xuống gấu quần để làm sống quần.
– Gối ta sẽ tính gối = 1/2 gối -1.( lưu ý: lấy sống quần làm chuẩn trung điểm) ống = 1/2 ống -1.
– Tiếp theo ta sẽ nối các điểm đã được đo được từ điểm cạp kẻ thêm đường chéo vào điểm hạ mông đo được, kéo xuống hạ đáy, đùi đến gối và gấu quần.
– Về đáy quần ta cũng làm tương tự, nối từ điểm đáy đến gối và gấu quần. Đánh cong trơn các đường để có dáng quần đẹp nhất.
Thiết kế thân sau
Thiết kế thân sau
– Ta gióng những điểm của thân trước sang. Hạ đáy sao cho thấp hơn đáy trước 1,5 cm.
– Gối sau rộng = 1,2 vòng gối + 1.
– Gấu quần rộng = 1/2 gấu +1.
– Đáy sau ta dựa theo công thức 1,4 mông + 1/10 mông.
– Tiếp theo ta kẻ vuông góc từ điểm 1/10 mông lên cạp sau đó thụt vào 5 cm, từ điểm ta lấy được tăng lên 3 cm rồi tính điểm cạp sau = 1/4 bụng.
– Nối các điểm đó lại ta có được thân quần sau.
Thiết kế cạp quần
Thiết kế cạp quần
Sau khi đã hoàn thành được thân trước, ta bắt đầu cắt đến cạp quần. Ta lấy thước kẻ điểm cạp thụt vào đều 5 cm trên thân ta vừa vẽ, rồi sau đó cắt rời nó ra khỏi thân quần.
Thiết kế túi quần
Thiết kế túi quần
Tuỳ theo ý thích của khách hàng mà bạn có thể cắt túi chéo, túi miệng ếch hoặc túi dọc. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý cắt lót phía bên trong sao cho khớp được với thân trước, tránh tình trạng khi máy túi lại không khớp lại được với thân quần.
Quy trình may quần
Để may hoàn chỉnh được chiếc quần âu ta cần thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Nhấn banh thân sau ra.
Bước 2: May li quần và túi sau, túi hông.
Bước 3: May ráp đường hông quần của thân trước và thân sau lại với nhau.
Bước 4: Ủi rẽ đường hông sau đó cắt nẹp theo đường eo quần.
Bước 6: May ráp đáy quần từ phía trước đến hết vòng đáy phía sau.
Bước 7: Cắt thêm đường dây kéo cho quần.
Bước 8: Lên đường li, lai quần.
Bước 9: Thêm móc quần và kết thúc.
Những mẫu quần âu nam đẹp, được ưa chuông nhất hiện nay
Sau đây thumuavaiton sẽ giới thiệu đến bạn những mẫu quần âu trẻ trung, năng động nhưng lại rất lịch lãm.
Quần âu nam ống côn
Quần âu nam ống côn
Quần âu nam ống đứng
Quần âu nam ống đứng
Quần âu nam Hàn Quốc
Quần âu nam Hàn Quốc
Tham khảo video Hướng dẫn cắt may quần nam chuẩn nhất năm nay
Trích Nguồn Video Từ youtube của kênh “Nha May Phuoc 173” mời các bạn cùng xem và thực hiện nhé.
Lời kết
Hy vọng với công thức cắt may quần âu nam được thu mua vải giá cao Toàn Thắng chia sẻ phía trên đã có thể giúp ích bạn trong công việc, cũng như lựa chọn được cho mình mẫu quần mà bạn ưng ý nhất.
Trên thị trường may mặc hiện nay có rất nhiều loại vải khác nhau. Mỗi loại sẽ có cho mình những đặc tính nổi trội riêng để có thể đáp ứng nhu cầu sử dụng theo từng mẫu thời trang khác nhau. Một trong những loại vải rất được giới trẻ ưa chuộng đó là vải Nỉ. Vậy vải Nỉ là gì? Nguồn gốc và cách nhận biết vải Nỉ ra sao?
Hãy cùng dịch vụ ”thu mua vải tồn Toàn Thắng” tìm hiểu trong bải viết dưới đây nhé!
Vải Nỉ là gì?
Vải Nỉ là sản phẩm của sự kết hợp giữa vải và len, loại vải này mềm mại, có độ ấm áp cao, ngoài ra trên bề mặt của vải còn được phủ thêm 1 lớp lông mượt giúp tăng thê độ ấm khi sử dụng.
Vải này cũng rất đa dạng về độ dày cũng như màu sắc tuỳ thuộc vào tỉ lệ của vải và len. Chính vì đa dạng về độ dày mỏng thế nên loại vải này được ứng dụng để may mặc cho nhiều miền khí hậu khác nhau, chứ không chỉ riêng gì miền khí hậu lạnh.
Hình Ảnh Chiếc áo khác được may từ vải nỉ
Nhờ vào khả năng giữ ấm tốt, mẫu mã đa dạng mà giới trẻ hiện nay rất yêu thích những chiếc áo được làm từ chất liệu này, điển hình nó là mẫu áo Hoodie.
Phân loại vải Nỉ trên thị trường và ứng dụng của nó
Hiện nay người ta thường phân loại vải Nỉ dựa theo độ cứng của từng loại vải. Những loại vải mềm được sử dụng cho thời trang may mặc, decor nội thất, … Còn những loại vải cứng thì thường được sử dụng để sản xuất đồ công nghiệp hoặc để trang trí. Cụ thể chia thành những loại sau đây:
Vải Nỉ thường
Vải Nỉ này là loại vải được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất trong các loại Nỉ hiện nay nhờ có giá thành rẻ và đa dạng màu sắc.
Không những thế, loại vải này có khả năng co dãn tốt, ít bị xù lông, mỏng và nhẹ nên thường được dùng để làm những món đồ handmade như: túi nhỏ, móc khoá, …
Hình Ảnh những món đồ handmade như: túi nhỏ, móc khoá làm từ vải Nỉ
Vải Nỉ Hàn Quốc
So với vải Nỉ thường, thì vải Nỉ Hàn Quốc này được đánh giá cao hơn rất nhiều do nó có thể khắc phục được những nhược điểm của vải Nỉ thường như: Mềm mại hơn, không bị xổ lông, không bám bụi,…
Vải Nỉ Hàn Quốc có độ bền cao, độ co dãn tốt, siêu nhẹ, thông thoáng và có khả năng giữ nhiệt cực tốt. Nên loại này rất thích hợp với ngành thời trang may mặc với nhiều kiểu dáng và mẫu mã thiết kế đa dạng.
Hình Ảnh Thú Nhồi Bông Làm Từ Vải Nỉ Hàn Quốc
Loại vải này cũng có thể được dùng để làm gấu nhồi bông, đồ trang trí handmade,…
Vải Nỉ bông
Vải Nỉ Bông thành phần và bề mặt vải tương tự với vải nỉ thường. Chỉ khác ở chỗ mặt trái của loại vải này có lớp lông tơ mềm mịn và dài hơn.
Loại vải này thường được dùng để may lót cho các loại áo khoác thời trang hoặc áo khoác thể thao vào mùa đông.
Hình ảnh áo khác làm từ Vải Nỉ bông
Vải Nỉ cotton
Loại vải này là chất liệu vải nỉ, bề mặt được phủ 1 lớp lông tơ mềm mịn, nhưng toàn bộ những sợi lông tơ đó lại có thành phần là lại cotton 100% tự nhiên. Chính vì vậy, loại vải này mặc rất mát vào mùa hè nhờ khả năng thấm hút mồ hôi cực tốt. Tuy nhiên, vào mùa đông nó lại có thể giữ nhiệt tốt.
Vì vậy, chúng thường được sử dụng để may quần áo thể thao 1 lớp hoặc áo khoác thể thao mùa đông.
Bộ quần áo làm từ Vải Nỉ cotton
Vải Nỉ polyester
Trái ngược với vải nỉ cotton, vải nỉ polyester lại có thành phần từ các sợi PE. Loại vải này mặc khá nóng nhưng lại rất dai và bền. Chính vì vậy, vải này thường sẽ được dùng để bọc lót ghế sofa, bàn bi-a, …
hình ảnh ghế sofa làm từ Vải Nỉ polyester
Vải nỉ da cá
Vải nỉ da cá là loại vải được làm từ 35% sợi cotton và 63% sợi PE tổng hợp, nên sẽ không thể thoáng mát và thấm hút tốt bằng vải Nỉ Hàn Quốc được. Vải này tương đối dày và cứng, bề mặt vải còn có những sợi dệt đan chồng lên nhau tạo thành hình như vảy cá còn mặt trong của vải thì được đan xen lộn xộn lại với nhau.
Vải này khá nóng vào mùa hè nhưng lại ấm vào mùa đông nên thường được dùng để may áo khoác mà nhiều người vẫn thường mặc.
Vải nỉ da cá
Vải nỉ chân cua
Vải nỉ chân cua là loại vải có cấu tạo 2 mặt hoàn toàn khác nhau. Mặt phải được đan khít lại với nhau trông khá là mịn màng, nhưng mặt trái của vải lại được đan dệt xen kẽ và chồng chéo lên nhau, tạo thành những vòng tròn to nhỏ giống hình chân cua.
Vải nỉ chân cua
Vải này có khả năng thấm hút mồ hôi kém nhưng lại giữ ấm tốt vào mùa đông. Nên loại vải này thường được dùng để may lót cho các loại áo khoác thể thao vào mùa đông. Ngoài ra loại vải này còn được ứng dụng để làm khăn choàng cổ, thảm, bọc sofa,….
Ưu – nhược điểm của vải Nỉ
Ưu điểm
Vải Nỉ Cotton mềm mại ấm áp đồng phục cho cả gia đình mặc lên sang trọng
Chất liệu vải mềm mại và giữ nhiệt tốt: Nhờ bề mặt của vải được phủ 1 lớp lông nên bề mặt vải được mềm mại, mịn màng hơn. Không chỉ vậy, vải có khả năng giữ nhiệt tốt, tạo cảm giác ấm áp vào những ngày đông gió rét.
Vải ít thấm hút nước: Nhờ có cấu tạo đặc biệt của bề mặt vải giúp vải có ít khả năng thấm hút nước hơn. Phù hợp để may những loại quần áo thể thao cao cấp, được dùng trong điều kiện mưa phùn của nước ta.
Trọng lượng vải nhẹ và giặt nhanh khô: mặc dù nhìn những bộ quần áo làm từ nỉ nhìn rất đồ sộ nhưng thực tế nó rất nhẹ. Cũng vì lý do đó nên quá trình giặt phơi quần áo nỉ rất nhanh khô so với những loại vải khác.
Vải rất dai và ít khi bị xước vải: Mặc dù vải có độ co dãn 4 chiều cho người mặc cảm thấy thoải mái nhưng khi kéo căng ra vải lại cực kỳ dai, không quá dẫn khi co kéo. Hơn thế loại vải này cũng rất khó để có thể bị xước.
Không bị nhăn và ít bám bụi bẩn: Nhờ bề mặt vải được thiết kế đặc biệt nên bạn sẽ không phải lo về vấn đề quần áo nỉ của mình sẽ bị nhăn và bám bụi trong suốt quá trình sử dụng.
Vải thấm hút mồ hôi khá tốt và mặc rất mát: Với những loại vải cao cấp, có tỉ lệ cotton cao, nên khả năng thấm hút mồ hôi cực kỳ tốt, tạo cảm giác thoáng mát vào mùa hè.
Mặc ấm áp vào mùa đông: Đặc điểm của vải Nỉ là dày dặn, giữ nhiệt tốt. nên rất thích hợp để may trang phục cho mùa đông.
Đa dạng màu sắc, mẫu mã: Để có thể đáp ứng được mọi nhu cầu của khách hàng nên loại vải Nỉ này rất đa dạng và mẫu mã, kiểu cách, và màu sắc chó mọi người có thể lựa chọn.
Nhược điểm
Mặc rất nóng vào mùa hè: Ngoại trừ những loại Nỉ có hàm lượng cotton ra thì đa số những loại vải Nỉ còn lại thường rất nóng nếu mặc vào mùa hè.
Làm rối người sử dụng: Chính vì đa dạng về màu sắc và mẫu mã nên người tiêu dùng rất phân vân trong việc chọn lựa sản phẩm cho mình.
Phải cẩn thận khi giặt giũ: mặc dù giặt được cả bằng máy và bằng tay nhưng bạn vẫn cần phải chú ý không được vò mạnh để tránh bị hỏng bề mặt vải
Nguồn gốc xuất xứ của vải Nỉ
Vải Nỉ được ra đời từ những năm 1990 và được duy trì và phát triển đến tận ngày nay. Đi qua bao nhiêu năm cải tiến để có thể phù hợp với nhu cầu của người sử dụng thì ngày nay chất liệu Nỉ này đã trở thành 1 trong những loại vải được khách hàng sử dụng nhiều nhất trong những ngày đông giá rét.
trang phục vải nỉ ấm áp
Không những thế, loại vải này còn được sử dụng để may trang phục cho những ngành nghề có tính chất đặc thù, chẳng hạn như đồ của phi hành gia, thợ lặn dưới nước, đồ tập leo núi, ….
Quy trình sản xuất ra vải Nỉ
Để có thể sản xuất ra những tấm vải nỉ bày bán trên thị trường thì nó phải trải qua những quá trình rất phức tạp và nghiệm ngặt. Thumuavaiton sẽ tóm tắt nhanh lại các bước để thực hiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị nguyên vật liệu và tiến hành hoà trộn.
Bước 2: Chải sợi cho đến khi thô.
Bước 3: Công đoạn bắt đầu dệt vải Nỉ.
Bước 4: Đem vải đã dệt ra phơi khô.
Bước 5: Ép vải thật chặt lại.
Bước 6: Làm sạch vải Nỉ đến khi tốt nhất.
Bước 7: Cán láng vải thật phẳng và đều.
Bước 8: Hoàn thành và cho ra sản phẩm.
Các đặc tính cơ bản của vải Nỉ
Tính vật lý
Chất vải có độ bền cực cao, giặt rất nhanh khô.
Vải có trọng lượng siêu nhẹ.
Có khả năng giữ ấm cơ thể cực tốt.
Tính hoá học
Loại vải này rất dễ nên màu chính vì vậy các sản phẩm của loại vải này thường rất đa dạng về màu sắc.
Vải Nỉ có khả năng ngăn nhiễm nước cao.
Cách nhận biết vải Nỉ nhanh chóng, đẽ dàng nhất
Có rất nhiều cách để có thể phân biệt chất Nỉ. Dưới đây là một số mẹo phân biệt đơn giản nhất:
Phân biệt vải bằng mắt thường: Nếu là vải Nỉ thì bạn có thể dễ dàng nhìn thấy trên bề mặt của vải có một lớp lông mượt có tác dụng tăng thêm độ ấm áp cho cơ thể người sử dụng.
Phân biệt bằng cách cảm nhận bằng tay: Khi ta sờ tay vào vải nỉ sẽ có cảm giác mềm mại và có độ ấm. Nếu không có thì đó không phải là vải Nỉ.
Những câu hỏi liên quan đến vải Nỉ
Vải Nỉ khi mặc vào mùa hè sẽ mát hay nóng?
Trả lời: Đa số các loại vải Nỉ thường khá dày nên khi mặc vào mùa hè sẽ không có cảm giác mát mẻ cho lắm. Tuy nhiên, với một số loại vải Nỉ cao cấp như vải Nỉ Hàn Quốc có chứa thành phần cotton nên khi mặc rất thoáng mát và thấm hút mồ hôi tốt.
Vải Nỉ mặc có ấm không?
Trả lời: Như đã trình bày ở trên, vải nỉ là loại vải sinh ra để có thể giữ ấm cho cơ thể. Chính vì vậy mặc rất ấm, nên thường dùng để may áo khoác mùa đông.
Vải Nỉ có bị xổ lông (xù lông) hay không?
Trả lời: Thông thường vải Nỉ sẽ không bị xù lông, thay vào đó sẽ có những sợi bông tơ mềm mại, bé li ti trên bề mặt vải. Tuy nhiên, nếu bạn chà mạnh lên bề mặt vải sẽ rất dễ gây xù lông.
Vải Nỉ có giặt máy được không?
Trả lời: Loại vải này có thể giặt được cả bằng máy và bằng tay. Tuy nhiên, khi giặt bằng tay bạn cần lưu ý không nên dùng bản chải chà mạnh lên bề mặt vải, để tránh bị xù lông và hư hỏng quần áo. Thay vào đó hãy ngâm ít xà phòng lên vết bẩn sau đó dùng tay vò nhẹ thôi nhé.
Tổng kết lại
Hy vọng với những chia sẻ phía trên của thu mua vải nỉ Toàn Thắng đã có thể giúp bạn biết được “vải Nỉ là gì? và cách nhận biết vải Nỉ” một cách nhanh chóng và đơn giản nhất.
Nước Việt Nam có 54 dân tộc anh em, mỗi dân tộc đều có trang phục truyền thống riêng. Những bộ trang phục đều mang nét đẹp và ý nghĩa khác nhau về cả truyền thống, văn hoá và cả phong tục tập quán. Trong số đó, có một số trang phục nổi bật, gây ấn tượng trong mắt bạn bè quốc tế.
Hãy cũng ”thu mua vải tồn Toàn Thắng” điểm qua Top 10 trang phục dân tộc nổi bật nhất Việt Nam trong bài viết dưới đây nhé!
Trang phục truyền thống dân tộc Kinh
Đứng đầu danh sách chắc chắn sẽ là bộ áo dài truyền thống của dân tộc Kinh nói riêng và của Việt Nam nói chung. Đây là bộ trang phục mang linh hồn và dáng dấp của nước Việt ta. Áo dài truyền thống được thiết kế gồm áo dài xẻ thành 2 tà trước và sau kết hợp với quần dài đến chấm gót chân. Chất liệu được dùng chủ yếu là vải lụa hoặc vải trơn, cổ tròn hoặc cổ đứng, hoạ tiết trang trí thì vô cùng đa dạng.
Hình ảnh trang phục áo dài truyền thống của dân tộc kinh
Bộ áo dài truyền thống được may khéo léo ôm sát cơ thể để có thể tôn lên vẻ đẹp dịu dàng và đằm thắm của người phụ nữ Việt Nam. Vậy nên khi mặc trang phục này lên rất đẹp, kín đáo, e lệ nhưng lại vô cùng cuốn hút.
Trang phục dân tộc Kinh ở một số vùng miền
Ngoài áo dài truyền thống thì ở một số vùng miền của dân tộc Kinh có 1 số trang phục cũng rất đặc sắc và nổi bật.
Áo tứ thân là trang phục truyền thống biểu tượng cho các tỉnh đồng bằng sông Hồng, được gắn liền với những làn điệu dân ca quan họ, những câu hát trao duyên của những bậc liền anh, liền chị. Trang phục này được thiết kế gồm áo khoác dài có 4 tà được kết hợp với áo yếm và váy dài hơi xoè, màu sắc đa dạng.
Hình ảnh áo tứ thân
Áo bà ba cũng là trang phục truyền thống của người Kinh và được sử dụng phổ biến hơn ở khu vực phía Nam. Bộ đồ này đem lại sự giản dị mà gần gũi, thân thương. Thiết kế của áo bà ba khá đơn giản, với áo bà ba được may chiết eo phối với quần lụa dài ống rộng. Tuy bộ trang phục này khá đơn giản nhưng nó lại tôn lên được vẻ đẹp nhẹ nhàng của người phụ nữ vùng sông nước.
Hình ảnh áo bà ba duyên giáng
Trang phục dân tộc Thái
Dân tộc Thái là 1 trong 53 dân tộc thiểu số của Việt Nam, họ sống rải rác ở nhiều vùng miền khác nhau. Dân tộc Thái lại được chia ra thành 2 nhóm là: Thái trắng bà Thái đen. Tuy có những văn hoá, phong tục tập quán khác nhau nhưng họ có nhiều điểm chung trong trang phục truyền thống.
Hình ảnh trang phục dân tộc thái
Trang phục của người phụ nữ Thái khá thanh thoát toát lên được nét đẹp dịu dàng của người con gái Thái. Một bộ trang phục tuyền thống của dân tộc Thái khá là cầu kì, bao gồm: áo ngắn, áo dài, váy, thắt lưng, khăn, nón, xà cạp, xà tích, vòng cổ, vòng tay và các loại bông tai. Áo được may khéo léo ôm sát cơ thể, theo kèm váy áo là thắt lưng, khăn Piêu cùng một số loại trang sức bằng bạc càng làm toát lên vẻ đẹp xinh xắn của người phụ nữ Thái.
Trang phục truyền thống của dân tộc H’Mông
Trang phục truyền thống của dân tộc H’Mông rất cầu kì và sặc sỡ. Chúng thường làm bằng vải lanh với nhiều hoa văn cầu kì và màu sắc vô cùng đa dạng. Một bộ trang phục hoàn chỉnh bao gồm: áo xẻ cổ, váy xòe xếp ly, mũ đội đầu và xà cạp. Nữ phục của người H’Mông thường được đính kèm các đồng xu, chuỗi hạt trên trang phục để tăng tính thẩm mỹ cũng như thể hiện các ý chí tâm linh truyền thống của dân tộc.
Trang phục truyền thống của dân tộc H’Mông
NgườI H’Mông cũng có nhiều nhóm và trang phục của họ cũng khác nhau. Trang phục người Mông Hoa và Mông Trắng thì hoa văn, hoạ tiết thổ cẩm chủ yếu tập trung trên lưng áo. Còn trang phục của phụ nữ Mông Đen, Mông Đỏ thì họa tiết lại được tập trung ở vùng tay áo và trước ngực. Váy của họ là loại váy xòe xếp ly, đai thắt lưng dài có màu nổi bật như hồng, xanh, … Đi kèm với váy là xà cạp cũng được thiết kế tỉ mỉ với những đồng xu bạc đươch gắn trang trí.
Trang phục dân tộc Chăm
Trang phục của dân tộc Chăm không được sặc sỡ như những bộ nữ phục của các dân tộc khác. Với thiết kế không cầu kì, lộng lẫy nhưng với người phụ nữ Chăm thì bộ áo dài truyền thống này là thứ trang phục đẹp và thiêng liêng nhất. Một bộ trang phục hoàn chỉnh bao gồm: áo dài được may kín, không xẻ tà, phần dưới của áo được may vừa với những bước chân của người phụ nữ sao cho bước đi vừa phải và duyên dáng; váy kết hợp với áo thường cùng màu nhưng khác về độ đậm nhạt của vải.
Trang phục dân tộc Chăm
Điểm đặc biệt của bộ trang phục này chính là chiếc thắt lưng được buộc chéo qua ngực và vòng quanh eo. Chúng được thiết kế nổi bật với tone vàng, hoạ tiết tỉ mỉ và óng ánh. Đi cùng với nó còn có khăn đội đầu vừa có thể che nắng mà vẫn toát lên vẻ duyên dáng.
Trang phục truyền thống của dân tộc Mường
Trang phục của người Mường khá đơn giản nhưng cũng rất độc đáo. Bộ trang phục này bao gồm: áo cánh khá ngắn, xe ngực và được thiết kế chui đầu; váy dài thường có màu nâu nhạt hoặc màu đen, cạp cao, ôm thâm trên; đầu váy và cạp váy được dệt thổ cẩm rất cầu kì. Phụ nữ Mường thường đội khăn màu xanh hoặc trắng, thêm vào đó còn có thắt lưng màu xanh lá.
Trang phục truyền thống của dân tộc Mường
Mặc dù trang phục của dân tộc Mường không quá cầu kì nhưng lại vô cùng thanh thoát. Họ có những quan niệm riêng về cái đẹp và nó được thể hiện ngay trên những bộ trang phục truyền thống của họ.
Trang phục dân tộc Ba Na
Bộ nữ phục của dân tộc Ba Na được xem là hơi thở đại ngàn của núi rừng Tây Nguyên. Với thiết kế chui đầu kết hợp với váy quấn quanh thân dưới. Hoạ tiết trên trang phục được lấy cảm hứng từ trời đất (màu vàng tượng trưng cho ánh sáng của mặt trời, màu đen tương trưng cho đất), âm dương, … nên thường có hình đối xứng nhau chạy dọc theo trang phục, tạo cảm giác gần gũi với thiên nhiên đại ngàn.
Trang phục dân tộc Ba Na
Trang phục truyền thống của dân tộc Tày
Trang phục của dân tộc Tày cũng rất đơn giản với 1 sắc chàm, điều đặc trưng là những hoạ tiết hoa văn trên vải củ họ. Bộ trang phục tuy đơn giản nhưng khi mặc lên lại đem lại vẻ đẹp thuần khiết rất riêng của người Tày. Một bộ trang phục truyền thống này bao gồm: áo màu chàm, khăn mỏ quạ, áo năm thân có thắt lưng, vòng cổ, vòng tay, vòng chân bằng bạc trắng.
Trang phục truyền thống của dân tộc Tày
Trang phục dân tộc Ê đê
Người phụ nữ Ê đê tạo ra những trang phục truyền thống của họ bằng cách sử dụng khung dệt cổ truyền để dệt vải. Họ dệt ra những tấm vải rồi từ những tấm vải đó làm ra váy, áo, khố, mền hoặc địu… thông qua kỹ thuật khâu viền và khâu đáp. Điểm đặc biệt là trang phục này có thể dùng cho cả Nam và Nữ với nhiều kiểu mặc khác nhau như: choàng, quấn, chui, xỏ.
Trang phục dân tộc Ê đê
Váy và áo đều được làm từ vải sợi bông xe xăn và được nhuộm màu xanh chàm ngả đen. Trên nền váy và áo bao giờ cũng có vài dải hoa văn dệt với bố cục nằm ngang trục thân. Màu chủ đạo của hình họa tiết và những đường diềm trang trí thường là màu đỏ, trắng, vàng. Người Ê Đê phân váy, áo thành từng loại như: miêng dec, miêng bơng, miêng kdruêc piêk, ao Jik, ao dec, ao dêc kuư, k grưh, ao băl…dựa vào số lượng và chất lượng các dải hoa văn trên váy, áo.
Trang phục truyền thống của dân tộc Thổ
Trang phục truyền thống của người Thổ xưa và nay đã thay đổi rất nhiều. Đồng bào Thổ cả nam và nữ ăn mặc khá giống với người Kinh, đặc biệt là lứa tuổi thanh niên và trung niên. Chỉ còn những người cao tuổi còn mặc y phục truyền thống trong những dịp đặc biệt như lễ tết, hay công việc đặc biệt quan trọng như đám ăn hỏi, đám cưới… . Tuy đã có sự giao thoa và thay đổi về trang phục nhưng người Thổ vẫn rất ý thức về trang phục của mìnhđể có thể lưu giữ những trang phục cổ truyền của dân tộc mình, vừa tạo nên sự phong phú và đa dạng về trang phục.
Trang phục truyền thống của dân tộc Thổ
Váy của người Thổ gồm có ba phần: Gấu váy màu đỏ sẫm hoặc trắng, thân váy màu chàm, đen có các đường kẻ ngang và chân váy cũng được trang trí những hoa văn thổ cẩm hình thoi đơn giản. Kết hợp với áo, khăn đội đầu hình vuông màu trắng, thắt lưng màu xanh hoặc đỏ.
Lời kết
Vừa rồi thu mua vải Toàn Thắng đã giới thiệu đến bạn top 10 trang phục dân tộc đẹp và nổi bật nhất Việt Nam. Bạn có ấn tượng với bộ trang phục nào nhất, hãy comment cho chúng mình biết với nhé!
Vải Kate là 1 trong những loại vải không thể thiếu trong giới may mặc hiện nay. Vậy bạn có biết “vải kate” là loại vải gì không? Nó có những đặc điểm gì?…
Bài viết này, thu mua vải Toàn Thắng sẽ giúp bạn tổng hợp lại tất cả kiến thức về loại vải kate này.
Vải Kate là gì?
Vải Kate là loại vải nằm trong nhóm vải tổng hợp. Loại vải này được cấu thành từ 2 loại sợi đó là sợi Cotton và sợi Polyester được pha trộn theo tỉ lệ 65% và 35%, chính vì vậy loại vải này được xếp vào nhóm vải tổng hợp.
Vải Kate cũng là loại vải được nhiều người ưa thích và được sử dụng rộng rãi bậc nhất trong giới may mặc hiện nay.
Nhờ được cấu tạo từ 2 loại sợi Cotton và Polyester nên vải kate cũng có những ưu điểm của cả 2 loại vải trên với những đặc tính nổi bật như:
Khả năng thấm hút mồ hôi cực tốt: Với khí hậu nóng ẩm của nước ta, những trang phục có được đặc tính này rất được ưa chuộng, nhất là những hoạt động thể thao.
Vải phẳng, mịn, không bị nhăn: Với ưu điểm này giúp quá trình giặt giũ quần áo trở nên đơn giản và dễ dàng hơn rất nhiều.
Thân thiện với cơ thể và dễ dàng giặt, là: Do tính chất vải mịn và có khả năng thấm hút mồ hôi tốt nên không hề gây thích ứng với da và cơ thể. Ngoài ra, với khả năng chống nhăn và giữ màu tốt giúp quá trình giặt, là trở lên thuận tiện và không lo bị phai màu trong quá trình sử dụng.
Cách nhận biết vải Kate
Để có thể nhận biết và chọn đúng được vải Kate, bạn cần dựa vào những điểm sau:
Nếu là vải Kate thật thì khi bạn vò vải sẽ thấy vải mịn, thoáng mát và hơn hết là vải sẽ không bị nhăn.
Đốt thử 1 mẫu vải nhỏ để có thể kiểm chứng. Nếu là vải kate khi đốt sẽ thoang thoảng mùi nhựa cháy và phần tro vải sẽ có phần thì vón cục lại phần thì tan mịn.
vải kate trắng mềm mại mịn
Phân loại vải Kate
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại vải kate tuỳ thuộc vào nhu cầu và mục đích sử dụng. Dưới đây là một số loại được sử dụng nhiều nhất hiện nay.
Vải kate Mỹ
Loại vải này có chất lượng vải tương đối cao, được pha trộn nhiều màu nên rất đa dạng màu sắc. Vải kate mỹ có độ mịn, bóng và khả năng thấm hút cao. Chính vì vậy, nên loại vải này thường được sử dụng để may áo sơ mi, đồng phục,…
Vải kate Mỹ
Tuy nhiên, giá thành của loại vải này cao hơn so với những loại vải khác trên thị trường hiện nay.
Vải kate Silk
Loại vải này được làm hoàn toàn từ Polyester, chính vì vậy nên khả năng thấm hút của vải rất kém. Vải này có độ chịu bền tốt, bền màu ít nhăn.
Vải kate Silk
Vải này thường được may đồng phục học sinh, công nhân vì có giá thành khá rẻ.
Vải kate Polin
Vải này có thành phần cotton cao nên khả năng thấm hút mồ hôi rất tốt. Do vậy nên giá thành của loại vải này cũng tương đối cao. Vải kate Polin được sử dụng để may đồng phục cao cấp, sang trọng.
Vải kate Polin
Vải kate sọc và kate caro
Đây là loại vải được yêu thích bởi vải có sọc màu sắc to nhỏ khác nhau, rất bắt mắt. Giá thành của loại vải này cũng khá cao. Thường được sử dụng để may áo sơ mi vô cùng lịch thiệp và sang trọng.
Vải kate sọc và kate caro
Vải kate Ford
Vải này có khả năng thấm hút mồ hôi rất tốt, tuy nhiên chất liệu lại khá dày và dễ bị xù lông. Loại vải này thường được may trang phục văn phòng và công sở.
Vải kate Ford
Vải kate Hàn Quốc
Loại vải này có độ chịu bền và bền màu thấp hơn các loại vải kate kể trên. Chính vì vậy, loại vải này thường được sử dụng để may đồng phục cho công nhân trong các khu công nghiệp với số lượng lớn.
Vải kate Hàn Quốc
Ứng dụng vải kate
Tuỳ vào mục đích sử dụng để có thể ứng dụng từng loại vải kate sao cho hợp lý mà vẫn đảm bảo phong cách thời trang. Một số ứng dụng lớn nhất của loại vải này:
May áo sơ mi
áo sơ mi kate màu xanh nhạt
Vải kate được sử dụng để may áo sơ mi khá phổ biến hiện nay. Với những ưu điểm về chất liệu, tính năng và độ bền của vải mà vải này thường được sử dụng để may áo sơ mi cho dân văn phòng, công sở, …
May đồng phục
áo kate trắng đồng phục học sinh
Với giá cả phải chăng cung với khả năng thấm hút mồ hôi, bền, không nhăn nên đây cũng là loại vải được sử dụng rất nhiều để may đồng phục học sinh, công nhân,…
May đồ bộ
kate karo may đồ bộ
Với màu sắc đa dạng, phù hợp với nhiều mẫu người. Nên có khá nhiều người lựa chọn chất liệu vải này làm đồ bộ tạo cảm giác thoải mái, tự do vận động với độ bền rất cao.
Sản xuất chăn, ga, gối, đệm
vải kate may chăn ra gối
với những ưu điểm như màu sắc bắt mắt, mềm mại, thoáng khí và giặt nhanh khô nên loại vải này cũng được nhiều hãng chăn ga gối đệm tin tưởng lựa chọn.
Cách vệ sinh và bảo quản vải kate
– Khi giặt nên lộn mặt trong của vải ra để giặt, để khi ta vò các sợi vải sẽ tránh bị xù lông và phai màu.
– Nên ngâm vào nước lạnh 1 tiếng trước khi giặt để vải được mềm hơn, tránh bị ẩm mốc về sau.
Cách vệ sinh và bảo quản vải kate
– Khi là ủi cần phải điều chỉnh nhiệt độ phù hợp vì trong vải có thành phần của sợi PE.
– Nên phơi quần áo ở nơi có bóng dâm, thông thoáng, nhiều gió. Tránh phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời.
– Không nên dùng các loại dung dịch có chất tẩy rửa mạnh để giặt quần áo. Cũng không lên đổ trực tiếp vào vải mà hãy pha loãng nó trước khi cho quần vào.
tủ kệ bảo quản quần áo làm từ vải kate
– Khi quần áo khô, nên được gấp gọn và cất ở nơi thoáng mát. Tránh để côn trùng tiếp xúc với quần áo.
Lời kết
Như vậy, trên đây là tất cả những kiến thức về vải Kate được ”thu mua vải kate Toàn Thắng” tổng hợp lại và gửi tới bạn. Hy vọng qua bài chia sẻ bạn đã có cái nhìn chính xác hơn về vải Kate này.
Vải jeans là loại chất liệu đang chiếm vị trí hàng đầu về độ phổ biến trên thị trường may mặc hiện nay, đặc biệt là với giới trẻ. Vậy “vải jeans” là gì? Điều gì ở loại vải này khiến giới trẻ phát cuồng đến vậy?
Hãy để thu mua vải Toàn Thắng giải đáp các thắc mắc trên trong bài viết dưới đây nhé!
Vải Jeans là gì?
Vải jeans (hay còn được gọi là vải bò) là một chất liệu vải thô được dệt từ 2 loại sợi xanh chàm, 1 sợi là chất liệu Cotton Duck có màu xanh đặc trưng và sợi còn lại là sợi bông thô.
Hình Ảnh Vải Jeans đã được wash
Vải jeans có độ bền cao, không bị co nhăn, mòn rách như nhiều loại vải thông thường khác khi bị giặt nhiều lần. Chính vì vậy, khi sử dụng vải này sẽ đem lại sự trẻ trung, năng động và thoải mái cho người dùng.
Lần đầu tiên loại vải này xuất hiện là vào những năm 70 của thế kỉ XIX (19) tại California. Cha đẻ của chiếc quần jeans đầu tiên này chính là Leob Straus.
Thời điểm này, vải jeans được làm 100% từ cotton và được những người công nhân mỏ vàng yêu thích bởi nó bền và ít khi bị sờn rách.
Nguồn gốc của vải Jeans
Tới thế kỉ XX, vào những năm 30, Hollywood đã cho ra mắt những bộ phim nổi tiếng về cao bồi Miền Tây. Chiếc quần jeans trở thành biểu tượng của sự nổi loạn và cá tính được giới thanh thiếu niên vô cùng yêu thích. Từ năm 50 trở đi, vải jeans đã lấn sâu vào thị trường thời trang và đã trở thành tượng đài của ngành thời trang lúc bấy giờ.
Sự bùng nổ của mẫu vải “thần thánh” vẫn tiếp tục được duy trì sang đến thế kỉ XXI và trở thành mặt hàng được nhiều lứa tuổi săn đón. Để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng, ngoài màu xanh truyền thống ra người ta đã sản xuất ra nhiều lại màu sắc khác nhau hợp với thị yếu của từng khách hàng. Từ đó, các mẫu mã của vải jeans cũng trở lên đa dạng và phong phú hơn rất nhiều.
Quy trình sản xuất vải Jeans
Để sản xuất ra được những tấm vải jeans, cần phải trải qua những công đoạn sau:
Công đoạn 1: Cán Bông
Nguyên liệu chính để làm ra vải jeans là xơ bông. Sau khi những quả bông được thu hoạch sẽ được đóng thành những kiện bông to. Những kiện bông này lại tiếp tục được chia thành những búi nhỏ để được gỡ rối và làm sạch, sau đó được đưa đến nhà máy để kéo sợi. Tuỳ vào ý đồ sản xuất mà những sợi bông khi được kéo có thể để nguyên màu sắc tự nhiên hoặc nhuộm màu.
Quy trình sản xuất vải Jeans công đoạn cán bông
Công đoạn 2: Xử lý vải và hoàn thiện vải jeans
Đến bước này, những sợi bông sẽ được nhúng qua 1 lớp keo mỏng giúp tăng độ cứng và độ bền của vải. Sau đó, các sợi bông này sẽ được đem đi dệt thành những tấm vải jeans có kích cỡ lớn.
Tiếp theo đó, những tấm vải jeans sẽ được những người thợ loại chỉ thừa và xơ vải để đảm bảo vải sẽ luôn phẳng, không bị co, xoắn.
Quy trình sản xuất vải Jeans công đoạn Xử lý vải và hoàn thiện vải jeans
Và cuối cùng, tuỳ vào mục đích sử dụng mà những tấm vải cỡ lớn đó sẽ được đem tiêu thụ ở trên thị trường hoặc được đem đi thiết kế thành nhiều sản phẩm khác nhau.
Phân loại vải Jeans
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều cách phân chia vải jeans khác nhau. Dựa vào thành phần tính chất của vải ta có thể chia vải jeans thành những loại sau:
Vải Jeans Cotton
Theo đúng như tên gọi, loại vải này là sự kết hợp giữa 2 chất liệu Cotton và Jeans. Vì vậy, loại vải này có cả những ưu nhược điểm của cả 2 chất liệu nói trên.
Vải Jeans Cotton
Loại vải này có giá thành tương đối thấp. Tuy nhiên, độ co giãn của nó thấp và cũng dễ bị nhăn.
Vải Skinny Jeans (Jeans thun)
Vải Skinny Jeans này có cấu tạo từ 98 – 99% từ cotton. Nên vải này có độ co giãn tương đối cao. Đây là loại chất liệu giúp trang phục có thể ôm sát vào cơ thể, qua đó có thể tạo lên sự gọn gàng nhưng vẫn rất nặng động cho người sử dụng.
Vải Skinny Jeans (Jeans thun)
Tuy nhiên, giá thành của vải này đắt nhất trong các loại vải jeans hiện nay.
Vải Jeans Cotton pha Poly
Loại vải này là sản phẩm sau khi pha trộn các sợi cotton, poly và vải thun lại với nhau. Điều này giúp vải ít nhăn hơn nhưng lại khá thô và đem lại cảm giác nóng.
Vải Jeans Cotton pha Poly
Giá thành của loại vải này có thể rất đắt hoặc rất rẻ tuỳ thuộc vào tỉ lệ pha trộn các chất có trong nó.
Vải Jeans tái chế
Vải này được pha trộn từ những loại vải tái chế, thông thường thì chúng sẽ được pha thêm 65% hoặc 35% sợi tổng hợp. Chính vì thành phần poly có trong nó nhiều nên khi mặc bạn sẽ thấy thô ráp, khó chịu khi vận động, đặc biệt vào những ngày nắng nóng.
Vải Jeans tái chế
Cũng vì lý do đấy mà loại vải này có giá thành rẻ nhất trong nhóm 4 loại kể trên.
Lời kết
Hy vọng qua bài chia sẻ của ”dịch vụ thu mua vải jeans Toàn Thắng” đã giúp bạn có thể hiểu rõ hơn về loại vải Jeans huyền thoại này. Nếu bạn là người yêu thích sự trẻ trung, năng đông, và cá tính thì chắc chắn không nên bỏ qua những những sản phẩm được làm từ vải Jeans này.
Vải kaki là loại vải rất được yêu thích và được sử dụng rộng rãi trên thị trường thời trang hiện nay. Vậy bạn có biết “Vải kaki” là vải gì không? Vải kaki có bao nhiêu loại? Và quy trình sản xuất ra loại vải kaki này ra sao? Hãy cùng Toàn Thắng tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!
Vải kaki (hay còn có cái tên khác là vải Khaki) là một loại vải rất được ưa chuộng trong giới may mặc. Vải này có thể được dệt từ sợi cotton 100% hoặc sợi cotton được đan chéo với các sợi tổng hợp. Loại vải này nổi tiếng với ưu điểm là bền, mát, co giãn tốt, không nhăn nhúm,… Tuy nhiên, chất vải lại tương đối dày và thô cứng.
Hình Ảnh vải kaki pho
Có thể bạn không biết, “khaki” là tên của một loại màu sắc được pha trộn giữa màu vàng và màu nâu nhạt tạo ra một “màu vàng hung” rất đặc trưng. Vải kaki có 4 loại tone màu chính, đó là: Màu kaki nguyên bản, kaki sẫm màu, kaki xanh (ô liu) và kaki nâu.
Nguồn gốc, xuất xứ của vải kaki (khaki)
Lần đầu tiên vải kaki xuất hiện vào giữa thế kỉ XIX (19) tại đất nước Ấn Độ. Thời gian đó, quân phục của lính Anh sử dụng là quần trắng và áo khoác đỏ bằng len, nên rất nóng. Chính vì vậy, Harry Bernett Lumsden (người thợ chuyên may trang phục cho lính Anh) đã phát minh và thay thế vải lên của quân phục thành 1 thứ vải lanh được đan chéo chặt chẽ mỏng và nhẹ hơn. Đây cũng chính là nguồn gốc ra đời của loại vải kaki này. Về sau, khi ngành công nghiệp may mặc phát triển, sản xuất ra rất nhiều loại vải khác nhau. Tuy nhiên, vải kaki vẫn luôn là loại vải được ưa chuộng bậc nhất nhờ có thể đa dạng mẫu mã từ hàng bình dân đến hàng cao cấp.
Nguồn gốc, xuất xứ của vải kaki (khaki)
Quy trình sản xuất ra những tấm vải kaki
Để có thể làm ra được những tấm vải kaki bày bán trên thị trường thì phải trải qua 4 bước cơ bản nhưng tương đối phức tạp. Cụ thể như sau:
Bước 1: Đầu tiên là phải thu hoạch nguyên liệu
Nguyên liệu được nói đến ở đâu chính là những quả bông. Bông xơ được thu hoạch và phân loại cẩn thận để có thể chọn lọc ra những xơ bông có kích thước tương đương nhau và được loại bỏ sạch sẽ những tạp chất. Sau đó xơ bông được đóng gói thành các kiện bông để đem đến các nhà máy.
thu hoạch bông cotton
Bước 2: Quá trình kéo sợi bông
Xơ bông sau khi được tiệt trùng sẽ đánh rối lên và tạo hình thành những tấm phẳng đều. Các sợi sẽ tiếp tục được đánh sợi thành từng ống nhằm gia tăng chiều dài và độ bền của vải.
Quá trình kéo sợi bông
Khi các sợi kaki được đánh xong, chúng sẽ phải trải qua quá trình hồ sợi dọc. Bước này, hầu hết các nhà sản xuất sẽ dùng đến hồ tinh bột, tinh bột biến tính và 1 số chất nhân tạo khác để bọc xung quanh các sợi. Tuỳ vào ý định của nhà sản xuất có thể thêm bớt 1 số thành phần để có thể tạo ra sản phẩm như ý muốn mạng đặc trưng riêng.
Bước 3: Quy trình dệt vải
Phương pháp dệt là những sợi kaki sẽ được dệt sợi ngang sợi dọc theo kiểu vân chéo. Tiếp theo đó, vải sẽ được nấu với các phụ gia và các dung dịch hoá học ở 1 áp suất và nhiệt độ cao nhất định để có thể loại bỏ nốt những tạp chất còn sót lại.
Quy trình dệt vải
Sau đó, vải sẽ được đem đi làm bóng vải với mục đích cho các sợi cotton trương nở ra. Tiếp theo, vải sẽ được mang đi tẩy trắng để màu nhuộm có thể lên màu được đảm bảo hơn.
Bước 4: Quá trình nhuộm vải kaki
Vải kaki được nhuộm bằng các loại thuốc nhuộm chuyên dụng cộng thêm một số chất phụ gia giúp màu có thể bám vào vải tốt hơn. Quá trình nhuộm sẽ được lặp đi lặp lại rất nhiều lần với nhiều loại thuốc nhuộm khác nhau.
Sau mỗi lần nhuộm, vải sẽ được đem đi giặt thật kỹ lại để có thể loại bỏ hoàn toàn các tạp chất còn sót lại.
Tiếp theo đó, vải kaki còn được trải qua quá trình wash để có thể làm mềm vải, chống nhăn nhúm đồng thời giúp tăng tuổi thọ và hạn chế phai ra màu thừa.
Quá trình nhuộm vải kaki
Cuối cùng, vải sau khi hoàn thành sẽ được đóng gói và vận chuyển đi phân phối khắp cả nước để phục vụ và thiết kế may trang phục cho mọi khách hàng.
Xem thêm dịch vụ thu mua vải thanh lý ngành may mặc giá cao tận nơi Toàn Thắng tại đây
Những lại vải kaki phổ biến nhất hiện nay
Xã hội ngày càng tiên tiến, nhờ đó công nghệ dệt vải kaki hiện nay được sản xuất theo rất nhiều loại khác nhau. Dựa vào tính chất vải ta có thể phân loại ra 1 số loại sau đây:
Vải kaki cotton
Loại vải này được làm từ sợi xơ bông tự nhiên nên sẽ tương đối mỏng với các loại vải kaki khác. Với ưu điểm là vô cùng thoáng mát, dễ chịu, không bị gò bó. Rất thích hợp để may những loại quần áo ôm, bó thân để có thể show được dáng vóc của phái đẹp.
quần Vải kaki cotton có co giản
Kaki thun
Vải kaki thun này thì tương đối là dày, nhưng nó lại không gây cảm giác khó chịu mà vẫn rất thoải mái và mát mẻ cho người tiêu dùng. Hiện nay, trên thị trường loại vải này thường được may làm váy của phụ nữa và đồ bảo hộ lao động.
Kaki thun
Kaki không thun
Với tính chất vải tương đối thô cứng, ít co giãn, nên loại vải này thường được sủ dụng để may trang phục cho nam giới. Loại vải này thường được sử dụng để may quần âu nam, tạo vẻ thanh lịch, gọn gàng đem lại cảm giác mạnh mẽ cho phái mạnh.
Quần Kaki không thun
Vải kaki polyester
Loại vải này được sản xuất từ các loại sợi tổng hợp có thành phần đặc trưng là Etylen. Vải kaki polyester này có khả năng thấm hút cực thấp, chống cháy và không bị co giãn trong quá trình giặt giũ.
Vải kaki polyester
Lời kết
Với những chia sẻ về vải kaki là gì? ở phía trên của Toàn Thắng hy vọng đã giúp bạn hiểu hơn về vải kaki và quy trình tạo ra loại vải tuyệt vời này.