Để sản xuất ra những sản phẩm thời trang hoàn hảo, bên cạnh đường chỉ may, chất liệu vải và bàn tay khéo léo của người thợ, sản phẩm cũng cần sự hỗ trợ của các phụ liệu may mặc. Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc phụ liệu may mặc là gì, kèm theo danh sách các phụ liệu quan trọng. Cùng ”dịch vụ thu mua vải Toàn Thắng” theo dõi nhé.
Phụ liệu may mặc là gì?
Phụ liệu may mặc là tổng hợp tất cả các vật liệu được dùng trong sản xuất, may dệt trang phục, đồ vật, phụ kiện thời trang… Các phụ liệu may mặc nhất định phải có trong khâu sản xuất, bởi chúng không chỉ giúp tạo nên những sản phẩm chỉnh chu, mà còn làm tăng tính thẩm mỹ, sức hút cho sản phẩm trong mắt người dùng.
Có thể bạn quan tâm dịch vụ thu mua vải thanh lý giá cao ngút ngàn Của Vải Toàn Thắng Tại đây
Tổng hợp các phụ liệu may mặc quan trọng
Thị trường may mặc hiện nay có các loại phụ liệu bao gồm:
Vật liệu liên kết
Vật liệu liên kết là những phụ liệu may mặc không thể thiếu, giúp gắn kết các chi tiết trên sản phẩm lại với nhau. Vật liệu liên kết gồm có:
- Chỉ may: Chỉ may có rất nhiều màu sắc và kích cỡ cho bạn lựa chọn. Nó được phân loại thành 2 dạng là chỉ may xơ tự nhiên (làm từ bông, sợi tơ tằm) và chỉ hóa học (làm từ sợi xơ tổng hợp hoặc sợi tơ nhân tạo). Khi lựa chọn chỉ may, bạn cần chú ý các vấn đề:
- Màu chỉ: Nền chọn chỉ sẫm màu hơn màu vải, đặc biệt là trắng đen. Và chỉ dùng ở các khu vực không nhìn thấy.
- Độ đều của chỉ: Độ đều của chỉ phụ thuộc vào mỗi sản phẩm, tuy nhiên nên ưu tiên loại chỉ có số lượng đoạn dày và đoạn mỏng nhỏ nhất.
- Độ co của chỉ: Cho thấy mức độ chỉ co lại khi giặt hoặc ở môi trường nóng ẩm. Tùy vào chất liệu vải, bạn hãy chọn loại chỉ có độ co phù hợp với độ co của vải.
- Độ đàn hồi: Độ đàn hồi của chỉ càng kém, càng dễ khiến các mũi may bị lỏng và nhăn.
- Độ giãn: Thể hiện mức độ tối đa chỉ có thể giãn ra. Độ giãn càng lớn càng giúp đường may được chắc chắn.
- Keo, băng keo: Keo và băng keo hiện nay cũng có rất nhiều chủng loại, khi sử dụng bạn nên lựa chọn sao cho phù hợp với từng loại phụ liệu may mặc khác nhau. Chẳng hạn như keo giấy, keo vải, keo mùng gân, keo chống giãn…
Vật liệu dựng
Vật liệu dựng thường được dùng cho mục đích dán các sản phẩm may mặc với nhau để định hình sản phẩm, hoặc làm phồng, tạo form chi tiết. Vật liệu dựng gồm 2 loại chính là dựng dính và dựng không dính. Trong đó:
- Dựng dính – Còn có tên là mex, nó được cấu tạo từ hai thành phần là đế và nhựa dính. Khi là ép, lớp nhựa dính bị tác động nhiệt làm nó chảy ra và dính vào mặt trái của vải may. Mex cũng được chia thành hai loại là mex vải và mex giấy.
- Mex vải – Phần đế thường làm bằng cotton (vải bông) hoặc vixco. Khi giặt mex vải, độ co dọc của nó dao động từ 1,5-2,5% và co ngang từ 1-2%.
- Mex giấy – Phần đế thường làm bằng vải không dệt. Nó có vai trò tăng thêm độ cứng cho những sản phẩm cần giữ nếp như nẹp áo, nẹp cổ, nắp túi… Một số loại mex giấy phổ biến là mex Trung Quốc, mex Nhật,…..Dựng không dính: Gồm có các loại:
- Dựng canh tóc – Được cấu tạo từ những sợi tóc với sợi dọc và sợi ngang đan xen vào nhau. Dựng canh tóc thường chỉ dùng cho sản phẩm comple.
- Dựng cotton – Được cấu tạo từ những tấm vải có tẩm hoá chất để làm cứng vải. Tuy nhiên vì quá cứng nên nó chỉ phù hợp dùng cho lưng quần, măng séc….
- Xốp dựng – Được ứng dụng khi sản xuất các loại áo jacket, áo 3 lớp… với mục đích tăng khả năng giữ nhiệt, tạo dáng bề mặt phẳng và êm.
- Đệm bông – Được cấu tạo từ màn xơ và đệm xơ kết dính với nhau. Đệm bông sẽ được gia công thành lớp lót của dây kéo, đầu đai, cổ áo, thân áo, tay áo jacket… để tạo mặt phẳng êm ái và tăng giữ nhiệt tốt.
Xem thêm Dịch vụ thu mua phụ liệu ngành may mặc tại đây
Vật liệu cài
Vật liệu cài khá đa dạng, gồm cúc, dây kéo, đồ dùng trang trí cho trang phục…. Cụ thể:
- Cúc: Cúc áo hiện nay rất đa dạng và có nhiều kiểu dáng, màu sắc, kích cỡ cho bạn lựa chọn tùy theo sản phẩm. Một số vật liệu làm cúc áo thường gặp là nhựa, kim loại, gỗ,…
- Dây kéo: Có cấu tạo bằng nhựa hoặc kim loại. Dây kéo cũng có nhiều màu và kích cỡ, ví dụ dây kéo quần tây, dây kéo phao, dây kéo hình giọt nước, dây kéo nhôm….
- Nhám dính – Có cấu tạo bằng chất dẻo với hai mặt băng úp vào nhau. Trong đó một bằng có nhiều sợi cước nhỏ, băng còn lại là lớp nhung mềm mại. Khi ép hai băng lại, chúng sẽ tiếp xúc và giữ chặt với nhau.
- Móc – Có thể được làm bằng chất dẻo, thép hoặc hợp kim đồng kẽm. Móc cũng có nhiều mẫu mã cho bạn chọn, tuy nhiên cần chú ý về độ bền cơ học, bề mặt nhẵn và tính sắc cạnh của chúng.
- Dây thun – Là loại phụ liệu may mặc có hai thành phần chính gồm lõi cao su bên trong và sợi PA đàn hồi bọc bên ngoài. Dây thun thường được may ở phần gấu tay, lưng quần, lưng váy… để tạo sự co giãn.
Vật liệu trang trí
Vật liệu trang trí cũng là các sản phẩm không thể thiếu để giúp thành phẩm tạo ra có tính thẩm mỹ, thu hút và gây ấn tượng với khách hàng. Vật liệu trang trí có thể là ren, hạt pha lê, hạt cườm, ngọc trai, đá, xích trang trí, nơ cài…
Xem thêm:
thu mua dây khóa kéo các loại tại đây
thu mua chỉ may giá cao tại đây
Bài viết trên đây là những thông tin giúp bạn nhận biết phụ liệu may mặc là gì, cùng danh sách các phụ liệu phổ biến. Hy vọng các nội dung sẽ có ích với bạn.